Viêm Khớp Cùng Chậu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp cùng chậu là một tình trạng đau đớn xảy ra khi một hoặc cả hai khớp cùng chậu bị viêm. Tình trạng này rất khó chẩn đoán và thường được chẩn đoán nhầm là đau thắt lưng, viêm xương cùng hoặc các bệnh lý viêm khớp xương cột sống.

Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng gây đau đớn ở hông và mông

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng viêm ở một hoặc hai bên khớp xương cùng, nằm ở hai bên ở cùng (cột sống dưới) và kết nối với xương chậu ở hông. Các đặc trưng phổ biến của tình trạng này bao gồm gây đau ở lưng dưới và hông.

Viêm khớp cùng chậu được xem như là một phần của tình trạng viêm ở cột sống. Bệnh thường xảy ra cùng với các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng hoặc một số những bệnh khác. Ngoài ra, viêm khớp cùng xương chậu có thể là một phần của viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn.

Đôi khi, viêm khớp cùng chậu được sử dụng thay thế cho thuật ngữ rối loạn chức năng khớp xương cùng. Về cơ bản, hai tình trạng này đều mô tả các cơn đau bắt nguồn từ khớp xương cùng.

Viêm khớp cùng xương chậu là một nguyên nhân phổ biến có thể gây đau lưng dưới hoặc đau ở đùi và mông. Tuy nhiên tình trạng này thường khó chẩn đoán, bởi vì các triệu chứng có thể nhầm với các tình trạng khác.

Các triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Đau đớn ở mông và lưng dưới là dấu hiệu viêm khớp cùng chậu phổ biến nhất. Đôi khi cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến chân, háng và thậm chí là cả bàn chân.

Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong các trường hợp như:

  • Đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi
  • Sau khi người bệnh xoay hông
  • Đặt nhiều trọng lượng hơn ở mộ chân
  • Chạy hoặc di chuyển với những bước dài
  • Cứng ở hông, lưng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân phổ biến, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng liên quan khác.

Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm khớp xương cùng chậu, bao gồm các tình trạng y tế cần được điều trị phù hợp. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

viêm khớp cùng chậu hai bên
Viêm khớp cùng chậu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể
  • Viêm xương khớp: Đây là tình trạng viêm khớp do hao mòn tự nhiên, có thể ảnh hưởng đến khớp xương cùng và dẫn đến viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này thường là do đứt các dây chằng hỗ trợ.
  • Viêm khớp vảy nến: Đây là tình trạng viêm khớp, gây sưng, đau và thường xuất hiện ở dưới vùng da bệnh vẩy nến. Viêm khớp vẩy nến có thể gây viêm ở nhiều khớp khác trong cơ thể, bao gồm các khớp xương cùng chậu.
  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là một loại viêm khớp gây ảnh hưởng đến các khớp ở cột sống. Ngoài ra viêm khớp xương chậu có thể nột dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm cột sống dính khớp.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến viêm khớp cùng chậu bao gồm:

  • Chấn thương: Té ngã, tai nạn giao thông và một số chấn thương khác có thể gây ảnh hưởng đến các dây chằng hỗ trợ bao quanh khớp cùng chậu. Điều này có thể gây viêm khớp và các triệu chứng liên quan.
  • Mang thai: Các hormone được cơ thể tạo ra trong thai kỳ có thể làm giãn cơ, dây chằng ở xương chậu và khiến khớp bị viêm. Ngoài ra, trọng lượng tăng lên trong thai kỳ cũng có thể làm căng khớp, gây hao mòn và tăng nguy cơ viêm.
  • Viêm khớp xương cùng nhiễm khuẩn: Đây là một bệnh lý nhiễm trùng khớp cùng chậu không phổ biến, do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra.

Đôi khi viêm khớp cùng chậu có thể là do viêm một nhóm các đốt sống (hay còn gọi là bệnh thoái hóa đốt sống) gây ra. Những điều kiện liên quan khác bao gồm di truyền và yếu tố môi trường.

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Đau đớn mãn tính là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến mất khả năng vận động ở một số người. Cơn đau không được điều trị phù hợp cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngoài ra, viêm khớp cùng xương chậu liên quan đến viêm cột sống dính khớp có thể tiến triển theo thời gian. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến các đốt sống trong cột sống hợp nhất lại với nhau. Điều này gây hạn chế hoặc mất khả năng vận động của người bệnh và một số rủi ro liên quan khác.

Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe để xác định vị trí cơn đau bằng cách ấn vào hông hoặc mông. Bác sĩ cũng có thể di chuyển chân của người bệnh sang nhiều hướng khác nhau để xác định các khớp xương bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh, bao gồm các rối loạn hoặc tình trạng viêm nhiễm trước đây.

viêm khớp cùng chậu khi mang thai
Bác sĩ có thể kiểm tra khả năng vận động ở hông và chân để xác định các tình trạng liên quan

Để chẩn đoán xác định tình trạng viêm khớp cùng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Kiểm tra vận động: Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện nhiều chuyển động thể chất khác nhau để xác định vị trí của cơn đau.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện để tìm kiếm và xác định dấu hiệu viêm trong cơ thể.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp X – quang, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ các chân thương dẫn đến viêm khớp cùng chậu. Ngoài ra, xét nghiệm hình ảnh cũng được thực hiện để xác định những thay đổi bên trong khớp xương cùng.
  • Tiêm steroid: Tiêm steroid vào khớp xương cùng có thể giảm đau, nếu sau khi tiêm thuốc cơn đau được cải thiện, thì nguyên nhân có thể liên quan đến khớp xương cùng. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận và giảm tính chính xác khi chẩn đoán.

Biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Các biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà có thể cải thiện tình trạng đau lưng dưới ở người bệnh viêm khớp xương cùng bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
  • Chườm đá hoặc chườm nóng kết hợp vào khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và viêm ở xương cùng. Khi chườm đá và chườm nóng, người bệnh cần thận trọng để tránh gây bỏng và tổn thương da.
  • Thực hiện các bài tập gập hông dể tăng cường vận động và tính linh hoạt ở hông.
  • Thay đổi tư thế ngủ, đặc biệt là ở những người bị đau khi thức dậy. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn khi nằm ngủ nghiêng một bên và kê một chiếc gối ở hai đầu gối để giữ hông thẳng
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen để giảm đau do viêm xương cùng. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể gây đau dạ dày và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận hoặc gan, do đó người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Sử dụng thuốc

Nếu các phương tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị như sau:

viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan
  • Thuốc giảm đau: Nếu thuốc giảm đau không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau theo toa để cải thiện các triệu chứng.
  • Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc giãn cơ, như cyclobenzaprine, có thể làm giảm cơ thắt cơ ở người bệnh viêm khớp cùng chậu.
  • Thuốc ức chế TNF: Các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF), chẳng hạn như adalimumab, etanercept hoặc infliximab có thể làm giảm viêm xương cùng, đặc biệt là ở người bệnh viêm cột sống dính khớp.

3. Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật điều trị. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Tiêm steroid: Tiêm steroid vào khớp có thể hỗ trở giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể tiêm một mũi thuốc mỗi năm bởi thuốc steroid có thể làm suy yếu xương và gân.
  • Kích thích điện: Bác sĩ có thể đề nghị cấy máy kích thích điện vào xương cùng, điều này có thể hỗ trợ giảm đau.
  • Giảm tần số vô tuyến: Năng lượng tần số vô tuyến có thể làm hỏng hoặc phá hủy các mô thần kinh và dẫn đến đau đớn. Do đó, giảm tần số vô tuyến có thể hoạt động trên mô thần kinh và giảm đau xương cùng.
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp: Mặc dù phẫu thuật thường hiếm khi được thực hiện, tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị hợp nhất hai xương lại với nhau để giảm đau, trong các trường hợp cần thiết.

Bài tập điều trị viêm khớp cùng chậu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện sức mạnh và giúp người bệnh linh hoạt hơn. Nhà vật lý trị liệu có thể sửa các thói quen xấu và hướng dẫn người bệnh các đi bộ, chạy hoặc vận động cơ thể đúng cách để tránh các cơn đau.

Cụ thể bài tập có thể điều trị viêm khớp cùng chậu bao gồm:

Bài tập 1:

  • Người tập nằm ngửa ở với phần dưới của hai chân đặt trên một vài chiếc gối
  • Bắt chéo chân này lên chân kia
  • Co hai chân vào nhau, giữ yên trong vài giây sau đó thả ra
  • Lặp lại nhiều lần hoặc theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu
  • Đổi chân

Bài tập 2:

  • Người tập nằm ngửa, đầu gối cong và bàn chân đặt trên sàn nhà
  • Đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối, ép chặt và giữ trong vài giây
  • Lặp lại nhiều lần hoặc theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu

Tiên lượng cho bệnh viêm khớp cùng chậu

Tiên lượng cho tình trạng viêm khớp cùng chậu phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Một số chấn thương có thể được cải thiện bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc các liệu pháp xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên các tổn thương khớp không thể phục hồi có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật. Bên cạnh đó, tình trạng viêm cột sống dính khớp cần có kế hoạch điều trị lâu dài để cải thiện các triệu chứng liên quan.

Điều quan trong là người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, đặc biệt là khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chẩn đoán và điều trị càng sớm, tiên lượng bệnh càng tốt.

Thông tin thêm: Phục hồi chức năng là gì? Các bệnh cần thực hiện

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua