Viêm Đĩa Đệm Đốt Sống
Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn là tình trạng nhiễm trùng các đĩa đệm ở giữa các đốt sống. Dạng nhiễm trùng này không phổ biến những có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để tránh các rủi ro liên quan.
Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn là gì?
Viêm đĩa đệm cột sống là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển ở một trong các xương đốt sống hoặc đĩa đệm của cột sống. Đây là một tình trạng không phổ biến, gây ảnh hưởng đến 1 trên 100.000 người. Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở trẻ em.
Viêm đĩa đệm đốt sống khiến không gian bên trong đĩa đệm bị kích thích do nhiễm trùng. Ngoài ra, các mô, khớp, đốt sống và khu vực xung quanh cũng có thể bị kích thích hoặc viêm. Tình trạng này thường phổ biến ở cột sống thắt lưng, mặc dù có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ.
Nếu không được điều trị, viêm có thể khiến đĩa đệm bị phồng lên. Điều này có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tổn thương và suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, đôi khi viêm đĩa đệm cột sống có thể phát triển kết hợp với viêm tủy xương, mặc dù điều này không phổ biến. Tình trạng này rất khó điều trị, có nguy cơ biến chứng cao và có thể dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Do đó, chẩn đoán và điều trị phù hợp là điều cần thiết đối với người có dấu hiệu viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết viêm đĩa đệm đốt sống
Đau đớn dữ dội là dấu hiệu phổ biến ở người bị viêm đĩa đệm cột sống. Lưng trên và lưng dưới là các khu vực phổ biến có thể bị tổn thương, tuy nhiên đôi khi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các đốt sống cổ.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:
- Đau lưng dưới dữ dội
- Da khu vực bị tổn thương trở nên mềm
- Đau lưng trở nên nghiêm trọng theo thời gian
- Đau cột sống
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Cảm thấy khó khăn khi đi bộ hoặc đứng
- Trẻ em có thể từ chối ngồi, bò, đứng hoặc đi
- Đau đầu mãn tính
- Đau bụng dữ dội hoặc khó chịu ở bụng
- Khó đứng dậy từ tư thế ngồi
- Đổ mồ hôi, đặc biệt là ban đêm
- Đau dữ dội ở vùng hông, chân hoặc bẹn
- Ăn mất ngon
- Khó nâng chân hướng lên trên khi nằm ngửa
- Khó thay đổi tư thế
- Cột sống hoặc lưng cong
Nguyên nhân gây viêm đĩa đệm đốt sống
Nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm đĩa đệm đốt sống là nhiễm trùng vi sinh vật hoặc vi khuẩn di chuyển từ một vị trí khác trong cơ thể đến đĩa đệm theo đường máu. Nhiễm trùng tai và nhiễm trùng da là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn.
Loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể gây viêm đĩa đệm đốt sống là Staphylococcus aureus. Tuy nhiên các vi sinh vật khác, chẳng hạn như Escherichia coli và Staphylococcus epidermidis cũng có thể gây viêm đĩa đệm.
Bên cạnh đó, đĩa đệm là cơ quan vô trùng lớn nhất trong cơ thể, điều này có nghĩa là đĩa đệm thiếu nguồn cung cấp máu. Do đó, đĩa đệm cần nhận nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp máu từ sự khuyết tán ở các đĩa đệm cuối đốt sống. Khi đĩa đệm bị nhiễm trùng, cơ thể thường khó chống lại nhiễm trùng, do đĩa đệm thiếu nguồn bạch cầu chống nhiễm trùng (đi theo đường máu).
Các yếu tố rủi ro gây viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn:
- Những người bị rối loạn tự miễn dịch có nguy có phát triển các triệu chứng viêm đĩa đệm cao hơn những người. Người trưởng thành có hệ thống miễn dịch kém hoặc có tiền sử phẫu thuật và tiêm thuốc vào tĩnh mạch cũng có thể phát triển tình trạng này.
- Người lạm dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch và nghiện rượu cũng có nguy cơ tương đối cao.
Đối tượng nguy cơ có thể bị viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn, bao gồm:
- Rối loạn tự miễn
- Có tiền sử nhiễm trùng trong quá khứ
- Độ tuổi, viêm đĩa đệm đốt sống thường phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi
- Nhiễm trùng thông qua các thiết bị đo lượng tiết niệu sinh dục hoặc lượng đường huyết
- Sử dụng thiết bị đo cột sống
- Chấn thương cột sống hoặc đĩa đệm
- Sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
- Bệnh ung thư
- Sử dụng steroid trong thời gian dài
- Đang trong thời gian phục hồi sau phẫu thuật
- Người suy dinh dưỡng
Ngoài ra, một số bệnh lý như đái tháo đường, nhiễm HIV, lao cột sống, gây áp xe cạnh cột sống và các điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ viêm đĩa đệm.
Chẩn đoán viêm đĩa đệm đốt sống
Bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử bệnh lý và các triệu chứng liên quan để chẩn đoán tình trạng viêm đĩa đệm. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm và thủ thuật khác cũng được sử dụng để chẩn đoán viêm đĩa đệm, chẳng hạn như:
1. Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm MRI, chụp X – quang hoặc chụp CT để xác định tình trạng xương.
Chụp X – quang thường được đề nghị ở người bệnh bị sưng đốt sống. Tuy để đảm bảo tính tính xác, bác sĩ có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra sự thay đổi cấu trúc bên trong đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, MRI cũng có thể kiểm tra các mô sâu hơn và các cơn quan xung quanh đĩa đệm bị tổn thương.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần là xét nghiệm phổ biến được sử dụng để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng đĩa đệm. Bác sĩ có thể lấy một mẫu máu của người bệnh và kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định số lượng bạch cầu và hồng cầu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.
Xét nghiệm máu có thể không xác định được tình trạng viêm đĩa đệm. Tuy nhiên các nguyên nhân thông thường gây đau lưng thường không dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau lưng và có dấu hiệu nhiễm trùng, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
3. Quét xương
Bác sĩ có thể đề nghị quét xương để kiểm tra các mô ở cột sống, tuy nhiên xét nghiệm này ít khi được thực hiện.
Xét nghiệm này thường được chỉ định để kiểm tra chuyên sâu hơn về đốt sống, giúp bác sĩ đánh giá mức độ sống của xương và tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng xương, chẳng hạn như khi nghi ngờ viêm tủy xương.
Biện pháp điều trị viêm đĩa đệm đốt sống
Các biện pháp điều trị viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn thường gặp nhiều khó khăn, do đĩa đệm không có nguồn cung cấp máu và thuốc kháng sinh di chuyển qua máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:
1. Nghỉ ngơi tại nhà
Nghỉ ngơi đầy đủ là phương pháp điều trị viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm trùng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau viêm. Ngoài ra, sự bất động các đĩa đệm cũng có thể giúp các đốt sống có thời gian hòa nhập với cấu trúc giải phẫu của cơ thể và tự chữa lành tổn thương.
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường trong vòng 2 tuần. Nếu cần di chuyển ra khỏi giường, người bệnh cần mang nẹp lưng để hỗ trợ quá trình di chuyển.
Nẹp lưng sẽ được đề nghị sử dụng trong 3 – 6 tháng để điều chỉnh tư thế và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Nếu người bệnh cảm thấy đau lưng hoặc mệt mỏi khi di chuyển, nên dành thời gian để nghỉ ngơi.
2. Điều trị kháng sinh
Điều trị bằng thuốc kháng sinh là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn. Thông thường, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh phổ rộng tiêm tĩnh mạch dùng trong 6 – 8 tuần để tiêu diệt vi khuẩn.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe, theo dõi nhiệt độ cơ thể và kiểm tra các chức năng thần kinh để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật có thể loại bỏ nhiễm trùng nghiêm trọng và ngăn ngừa nguy cơ lây lan sang các bộ phận cơ thể khác.
Ngoài ra, phẫu thuật có thể cải thiện các chuyển động và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Phòng ngừa viêm đĩa đệm do nhiễm khuẩn
Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách:
- Thực hiện phẫu thuật cột sống với thuốc chống độc để hạn chế nguy cơ viêm khớp và các bệnh lý nhiễm trùng khác
- Áp dụng tiêu chuẩn chống vi khuẩn hoặc làm giảm mẩn cam khi chụp X – quang, quét xương hoặc các thủ thuật xét nghiệm khác
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, bao gồm kháng kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Phẫu thuật để làm sạch nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như đặt thanh kim loại vào khớp trong môi trường vô trùng
- Chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể
Bệnh viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn thường rất khó chẩn đoán do các xét nghiệm thường không đủ để đánh giá bệnh. Tuy nhiên tình trạng này thường có tiên lượng tốt. Thông thường bệnh đáp ứng với thuốc, nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đôi khi là phẫu thuật.
Bên cạnh đó có khoảng 15% các trường hợp, người bệnh có những biểu hiện tổn thương thần kinh vĩnh viễn nhưng không gây tử vong. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Thông tin thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!