Viêm Đĩa Đệm Cột Sống

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm đĩa đệm cột sống là tình trạng nhiễm trùng ở không gian bên trong đĩa đệm. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết.

Viêm đĩa đệm cột sống
Viêm đĩa đệm cột sống là tình trạng viêm không gian giữa các đĩa đệm

Viêm đĩa đệm cột sống là gì?

Cột sống người được cấu tạo từ nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau. Ở giữa các đốt sống là đĩa đệm, hoạt động như bộ giảm giảm xóc và tách các đĩa đệm ra. Viêm đĩa đệm hay viêm đĩa đệm cột sống là tình trạng viêm, nhiễm trùng phát triển ở không gian đĩa đệm. Tình trạng này có thể gây áp lực lên các đĩa đệm, dẫn đến đau đớn, hạn chế vận động và một số rủi ro liên quan khác.

Viêm đĩa đệm thường không phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 8 tuổi và thường phát triển kèm bệnh viêm xương tủy. Đây là một tình trạng nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến xương, tủy xương và có thể phá hủy xương.

Đôi khi viêm đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến người trưởng thành, đặc biệt là sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật cột sống, tỷ lệ chiếm 1 – 2%. Ở người lớn, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc áp xe ngoài màng cứng.

Mặc dù là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng, tuy nhiên đôi khi viêm đĩa đệm có thể tự khỏi, đặc biệt là ở trẻ em. Trong các trường hợp khác, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại viêm đĩa đệm

Viêm đĩa đệm được phân loại thành nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây viêm, chẳng hạn như:

các loại viêm đĩa đệm
Viêm đĩa đệm do vi khuẩn là loại viêm đĩa đệm cột sống phổ biến

 

  • Viêm đĩa đệm do vi khuẩn: Viêm đĩa đệm do nhiễm trùng là một nguyên nhân hiếm gặp, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào không gian các đĩa đệm đốt sống. Tình trạng này thường xảy ra sau các phẫu thuật cột sống, khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ảnh hưởng đến đĩa đệm. Vi khuẩn phổ biến nhất có thể gây viêm đĩa đệm là Staphylococcus aureus, tuy nhiên các vi sinh vật khác như Escherichia coli và Staphylococcus epidermidis cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Viêm đĩa đệm do nhiễm trùng vi sinh vật: Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến một số triệu chứng như đổ mồ hôi, chán ăn, sốt, ớn lạnh do sự xâm nhập của các loại vi sinh vật giữa các khoang đĩa đệm trong cột sống.
  • Viêm đĩa đệm thắt lưng: Đây là tình trạng viêm các đĩa đệm ở thắt lưng cột sống và không gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm khác của cột sống.
  • Viêm đĩa đệm do viêm tủy xương: Viêm tủy xương có thể lây nhiễm đến các vùng khác ở cột sống, bao gồm các đĩa đệm và gây viêm.

Các dấu hiệu nhận biết viêm đĩa đệm

Nếu bị viêm đĩa đệm, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn dữ dội ở một phần của cột sống, bao gồm lưng dưới và cả lưng trên. Ở trẻ nhỏ, cơn đau cơ thể khiến trẻ cong lưng hoặc từ chối di chuyển.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội ở lưng dưới
  • Thường xuyên nghiêng lưng về phía sau để giảm đau
  • Khó khăn khi đứng dậy khi ngồi trên sàn nhà
  • Sốt nhẹ tùy theo mức độ và loại nhiễm trùng
  • Khó nâng chân hướng lên khi nằm ngửa
  • Ăn mất ngon
  • Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi đột ngột
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Cơn đau có thể lây lan từ lưng sang các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như bụng, hông, chân hoặc bẹn

Nếu viêm đĩa đệm phát triển sau khi phẫu thuật cột sống, các triệu chứng có thể xuất hiện trọng vòng 1 tuần kể từ lúc phẫu thuật. Triệu chứng phổ biến bao gồm gây đau dữ dội ở thắt lưng ở cổ (tùy thuộc vào vị trí phẫu thuật).

Nếu không được điều trị phù hợp, ổ viêm có thể tự biến mất, gây mất không gian ở đĩa đệm. Nhiễm trùng có thể là cấp tính hoặc mãn tính, và có thể tiến triển thành viêm tủy xương, thậm chí là gây áp xe ngoài màng cứng.

Nguyên nhân gây viêm đĩa đệm cột sống

Có hai nguyên nhân được cho là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm đĩa đệm cột sống. Cụ thể nguyên nhân bao gồm:

1. Nhiễm trùng vi khuẩn

Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng tự phát, điều này có nghĩa là nhiễm trùng phát triển từ một loại vi sinh vật hoặc virus gây ảnh hưởng đến đĩa đệm theo đường máu từ một khu vực khác trên cơ thể.

 nguyên nhân gây viêm đĩa đệm
Nhiễm trùng vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm đĩa đệm phổ biến nhất

Nhiễm trùng bắt đầu ở nơi khác và di chuyển đến đĩa đệm, tình trạng này được gọi là nhiễm khuẩn huyết thoáng qua (vi khuẩn tồn tại trong thời gian ngắn trong dòng máu). Nhiễm trùng tai và nhiễm trùng da là những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thoáng qua và có thể gây viêm đĩa đệm cột sống.

Đĩa đệm là cơ quan vô mạch lớn nhất trong cơ thể, có nghĩa là đĩa đệm thiếu nguồn cung cấp máu. Do đó khi đĩa đệm bị nhiễm trùng, cơ thể thường khó chống lại nhiễm trùng.

2. Các nguyên nhân khác

Ngoài nhiễm khuẩn, một số nguyên nhân khác có thể gây viêm đĩa đệm cột sống bao gồm:

  • Bệnh lý gây biến dạng lưng khiến lưng bị cong hoặc biến dạng bất thường, chẳng hạn như cong vẹo cột sống
  • Rối loạn viêm cột sống (Spondylopathies)
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Cột sống ngực căng quá mức dẫn đến gù lưng
  • Phản ứng tự miễn dịch của cơ thể
  • Phẫu thuật hoặc các thủ thuật gây ảnh hưởng đến cột sống

3. Đối tượng nguy cơ

Một người có nhiều nguy cơ viêm đĩa đệm nếu:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Đang phục hồi sau phẫu thuật
  • Trẻ em dưới 8 tuổi

Chẩn đoán viêm đĩa đệm

Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh và các triệu chứng của người bệnh để xác định tình trạng viêm đĩa đệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán như:

1. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán viêm đĩa đệm. Trong thủ thuật này, một mẫu máu có thể được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để phân tích và xác định các dấu hiệu nhiễm trùng.

2. Quét xương

Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp quét xương để kiểm tra các đốt sống và khoảng không gian xung quanh. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định dấu hiệu nhiễm trùng và khả năng chống nhiễm trùng của xương.

Bác sĩ có thể tiêm một chất phóng xạ vào xương thông qua tĩnh mạch để tiến hành quét. Chất phóng xạ sẽ đi qua máu và tích tụ ở những nơi phát triển nhiễm trùng hoặc gãy xương.

3. Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh như X – quang, MRI có thể tạo ra hình ảnh cột sống và các mô xung quanh. Điều này có thể phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng và viêm trong cơ thể.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm đĩa đệm
Xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm đĩa đệm

4. Phân tích mô

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô cột sống để lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng viêm và nhiễm trùng trong cơ thể.

Biện pháp điều trị viêm đĩa đệm cột sống

Các biện pháp điều trị viêm đĩa đệm cột sống phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm thuốc và phẫu thuật. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị một liệu trình kháng sinh dưới dạng tiêm hoặc uống kéo dài trong một tháng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê toa steroid để làm giảm các triệu chứng viêm đĩa đệm nặng hoặc mãn tính. Các loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, cũng có thể được chỉ định để giúp giảm đau.

điều trị viêm đĩa đệm cột sống
Viêm đĩa đệm có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi
  • Thay đổi lối sống và các hoạt động hàng ngày
  • Mang nẹp lưng hoặc các thiết bị hỗ trợ khác

Trong trường hợp viêm tủy xương gây viêm đĩa đệm cột sống, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.phẫu thuật có thể bao gồm tái tạo lại vùng cột sống bị ảnh hưởng, cải thiện chức năng và khả năng vận động của người bệnh.

Tiên lượng cho viêm đĩa đệm cột sống

Hầu hết các trường hợp, tiên lượng cho tình trạng viêm đĩa đệm thường tốt. Nếu nhiễm trùng do virus, tình trạng này có thể tự khỏi. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng thuốc kháng sinh. Nếu viêm đĩa đệm cột sống do các tình trạng tự miễn dịch, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây viêm.

Trong trường hợp người bệnh bị đau lưng mãn tính liên quan đến viêm đĩa đệm, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Câu hỏi liên quan
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc phải căn bệnh này thường băn khoăn. Việc nghỉ ngơi đúng cách là cần thiết, nhưng liệu nằm nhiều có thực sự tốt ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không
Nếu đang tìm hiểu vấn đề thoát vị đĩa đệm có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin được chia sẻ bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trao đổi ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Được Uống Rượu Không
Thoát vị đĩa đệm có được uống rượu không là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Theo đó, việc uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là với những ai đang ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chơi Thể Thao Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nên chơi môn thể thao nào, tránh môn nào và chơi với cường độ ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chính xác ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua