Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Gối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể gây đau đớn, sưng tấy và hạn chế vận động. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương hay hoạt động khớp quá mức. Cần có biện pháp điều trị phù hợp để hạn chế các vấn đề ảnh hưởng.

viêm bao hoạt dịch khớp gối
Tìm hiểu các thông tin cần biết về bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì?

Bao hoạt dịch khớp gối là thuật ngữ mô tả 1 túi nhỏ chứa đầy dịch nằm ở khớp gối được bao bọc bởi 1 lớp da. Nó có tác dụng làm giảm ma sát và đệm các điểm áp lực giữa xương, gân cơ và da gần khớp. Nhờ đó mà khớp gối có thể dễ dàng chuyển động, co duỗi.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối đề cập đến tình trạng các bao hoạt dịch của khớp gối bị viêm. Tình trạng này xảy ra ở các bao hoạt dịch ở trên xương bánh chè hoặc ở mặt trong của đầu gối bên dưới khớp.

Viêm bao hoạt dịch đầu gối có thể gây đau đớn, sưng tấy và khiến bạn bị hạn chế vận động. Trường hợp không can thiệp điều trị kịp thời thì các hệ lụy nghiêm trọng hơn hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân liên quan đến bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối. Thường bao gồm:

– Hoạt động quá mức:

Vận động khớp thường xuyên có thể gây ra căng thẳng và đau nhức. Đặc biệt là có khả năng kích thích đến các bao hoạt dịch quanh khớp gối. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

– Chấn thương:

Như đã đề cập, chấn thương ở khớp gối là nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch. Bởi tác động vật lý mạnh vào khớp sẽ gây tổn thương đến các cơ quan bên trong. Đặc biệt tổn thương sẽ tồi tệ hơn với các chấn thương nghiêm trọng. Nhiều trường hợp phản ứng viêm không chỉ xảy ra mà còn ảnh hưởng rộng.

– Tính chất công việc:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp. Công việc phải vận động quá nhiều hay duy trì tư thế tĩnh quá lâu có thể gây căng thẳng cho khớp gối. Từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng viêm bao hoạt dịch.

– Yếu tố tuổi tác:

Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa chung của cơ thể cũng sẽ diễn ra càng mạnh mẽ. Điều này khiến cho chức năng của hệ thống xương khớp bị suy yếu. Đặc biệt là khớp gối phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, lão hóa cũng được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch khớp gối.

– Các yếu tố rủi ro khác:

Ngoài những nguyên nhân đề cập ở trên thì viêm bao hoạt dịch đầu gối còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Chẳng hạn như:

Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối

Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch đầu gối có thể khác nhau ở từng đối tượng. Điều này tùy thuộc vào loại bao hoạt dịch bị ảnh hưởng cũng như nguyên nhân gây ra viêm.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Sưng tấy
  • Có cảm giác ấm nóng
  • Đau đớn
  • Cứng khớp
  • Đau hơn khi di chuyển
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
triệu chứng viêm bao hoạt dịch đầu gối
Viêm bao hoạt dịch có thể khiến cho đầu gối bị sưng tấy và ấm nóng

Một cú đánh mạnh vào đầu gối có thể sẽ khiến cho các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng viêm là do ma sát và kích thích bao hoạt dịch. Do đó, các triệu chứng thường bắt đầu từ từ và có thể nặng dần lên theo thời gian.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia xương khớp thì viêm bao hoạt dịch khớp gối không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Trong một số trường hợp, các tổn thương có thể thuyên giảm dần theo thời gian mà không phải điều trị y tế.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý cẩn trọng, bởi tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng. Các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng có thể gây đau đớn dữ dội và cản trở rất nhiều đến khả năng vận động.

Đặc biệt là các trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp gối có liên quan đến các bệnh viêm khớp. Nếu không kiểm soát tốt bệnh lý nguyên nhân thì các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí gây phá hủy khớp và dẫn tới tàn phế.

Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối

Để chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối, bác sĩ cần thực hiện thăm khám lâm sàng và yêu cầu các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như sau:

1. Thăm khám lâm sàng

Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và kiểm tra tiền sử bệnh. Bao gồm:

  • So sánh tình trạng của cả 2 bên đầu gối. Đặc biệt là trong trường hợp chỉ 1 bên đầu gối bị đau.
  • Nhẹ nhàng ấn vào các khu vực của đầu gối để phát hiện ra vị trí bị sưng nóng và nguồn gốc của cơn đau.
  • Kiểm tra vùng da bị đau xem có bị nổi mẩn đỏ hay các dấu hiệu nhiễm trùng khác không.
  • Cẩn thận di chuyển chân và đầu gối của người bệnh. Điều này giúp xác định phạm vi chuyển động. Đồng thời phát hiện xem người bệnh có bị đau khi co duỗi đầu gối hay không?

2. Kiểm tra hình ảnh

Chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng sẽ không đủ căn cứ để đưa ra chẩn đoán xác định. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra hình ảnh. Điều này giúp loại trừ các chấn thương có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm bao hoạt dịch.

chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối
Hình ảnh X-quang khớp gối có thể cho phép bác sĩ nhìn thấy các tổn thương ở xương

Các xét nghiệm hình ảnh sau có thể được yêu cầu:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X – quang có thể hữu ích trong việc tiết lộ các vấn đề về xương hay viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ – MRI: Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến từ trường mạnh để có thể tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong cơ thể. Công nghệ này giúp trực quan hóa các mô mềm, gân cơ và cả mạch máu.
  • Siêu âm: Dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh trong thời gian thực hiện. Hình ảnh siêu âm có thể cho bác sĩ hình dung rõ hơn về các tình trạng sưng tấy ở vùng bao hoạt dịch bị ảnh hưởng.

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng hay mắc bệnh gout thì có thể lấy 1 mẫu dịch hạch để mang đi xét nghiệm. Điều này được thực hiện bằng cách đâm kim vào khu vực bị ảnh hưởng và hút 1 ít dịch.

Các cách điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối

Tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể được cải thiện theo thời gian. Mục đích của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên cần căn cứ vào yếu tố gây viêm và bao hoạt dịch bị ảnh hưởng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là các biện pháp có thể được dùng chữa viêm bao hoạt dịch khớp gối:

1. Các giải pháp hỗ trợ tại nhà

Một số giải pháp đơn giản tại nhà có thể giúp làm giảm đau và khó chịu do viêm bao hoạt dịch khớp gối gây ra. Lựa chọn điều trị tại nhà bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Cần ngừng các hoạt động có nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch đầu gối. Đồng thời tránh các động tác làm trầm trọng thêm cơn đau.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Người bệnh có thể sử dụng ngắn hạn một số loại thuốc chống viêm không kê toa để giúp làm giảm đau. Chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen hay Naproxen Sodium. Tuy nhiên tuyệt đối không được lạm dụng.
  • Chườm đá: Cơn đau có thể kèm theo sưng tấy và ấm nóng khớp gối. Người bệnh có thể chườm 1 túi đựng đá viên lên đầu gối khoảng 20 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày cho tới khi cơn đau biến mất và đầu gối không còn cảm thấy ấm khi chạm vào.
  • Phương pháp nén: Sử dụng băng quấn nén hay ống bao đầu gối có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng đau.
  • Nâng cao đầu gối: Kê chân bị ảnh hưởng lên trên gối khi nằm nghỉ có thể giúp làm giảm tình trạng sưng ở phần đầu gối.

2. Thuốc men

Sử dụng thuốc được cho là một phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối phổ biến. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, vấn đề nguyên nhân và sự đáp ứng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.

thuốc trị viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện nhanh triệu chứng

Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

– Thuốc chống viêm không steroid:

Nhóm thuốc này được chỉ định trong giai đoạn khớp bị viêm đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Hoặc dùng sau các đợt điều trị bằng thuốc corticosteroid. Thuốc chống viêm không steroid có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên cần đặc biệt thận trọng. Các thuốc được dùng phổ biến bao gồm:

  • Aspirin
  • Naproxen
  • Diclofenac
  • Ibuprofen

– Glucocorticoid:

Liệu pháp Glucocorticoid đường toàn thân được dùng ngắn ngày. Chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid. Sau 1 – 2 tháng có thể dùng thuốc chống viêm Non Steroid để thay thế.

Ngoài ra, Glucocorticoid tại chỗ cũng có thể được dùng trong các trường hợp viêm khớp gối kéo dài. Bác sĩ thường chỉ định tiêm khớp gối bằng betametasone dipropionate 4mg/1ml hoặc methyl prednisolon acetat 40mg/1ml.

– Thuốc giảm đau:

Các thuốc giảm đau cần được sử dụng theo phác đồ giảm đau của WHO. Tức là dùng theo sơ đồ thang. Bậc 1 là các thuốc không có morphin (paracetamol, idarac, noramdopyrine, thuốc chống viêm không steroid liều thấp). Bậc 2 là các thuốc morphin yếu (dextropropoxyphene, codein, tramadol, buprenorphine). Còn bậc ba là các thuốc morphin mạnh.

– Kháng sinh:

Trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp gối là do nhiễm trùng gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định 1 đợt điều trị bằng kháng sinh. Cần đảm bảo dùng đủ liều để tránh tình trạng kháng thuốc hay không đảm bảo hiệu quả điều trị.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi viêm bao hoạt dịch đầu gối. Các bài tập vận động sẽ giúp làm giảm dày dính từ các cấu trúc gây viêm. Từ đó phát huy công dụng giảm đau, giảm sưng và gia tăng tầm vận động cũng như sức mạnh, sức bền của khớp. Từ đó giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

vật lý trị liệu khớp gối
Vật lý trị liệu có thể giúp khớp gối phục hồi chức năng vận động nhanh chóng hơn

Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn tới một chuyên gia vật lý trị liệu hay chuyên gia về y học thể thao. Những người này có thể hướng dẫn bạn luyện tập các bài tập phù hợp. Điều này giúp cải thiện tính linh hoạt, tăng cường cơ bắp, giảm đau và giảm nguy cơ tái phát các đợt viêm bao hoạt dịch khớp gối.

4. Điều trị xâm lấn

Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị xâm lấn nhiều hơn có thể được áp dụng để chữa viêm bao hoạt dịch khớp gối. Bao gồm:

– Tiêm corticosteroid:

Trường hợp tình trạng viêm bao hoạt dịch tiến triển dai dẳng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị cơ bản thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào bao bị ảnh hưởng để làm giảm viêm.

Tình trạng viêm thường sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh có thể bị đau và sưng do vết tiêm trong khoảng vài ba ngày.

– Hút dịch dư thừa:

Bác sĩ có thể chỉ định hút dịch nhằm làm giảm lượng chất lỏng dư thừa và điều trị viêm. Để tiến hành, bác sĩ sẽ đâm 1 cây kim vào chùm bị ảnh hưởng. Sau đó hút chất lỏng vào ống tiêm.

Việc chọc hút có thể sẽ gây sưng và đau trong một thời gian ngắn. Do đó người bệnh thường phải đeo băng cố định đầu gối một thời gian sau khi tiêm để làm giảm nguy cơ sưng tái phát.

– Phẫu thuật:

Bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các bao hoạt dịch khớp gối bị viêm trong các trường hợp mãn tính hoặc tái phát và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp gối

Nhiều trường hợp, tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp gối có thể xảy ra do ảnh hưởng từ những thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày. Để phòng ngừa bệnh lý này, cần chú ý đến một số vấn đề sau:

phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp gối
Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Duy trì các tư thế tốt cả khi sinh hoạt, làm việc hay nghỉ ngơi. Đặc biệt khi ngủ nên nằm nghiêng và dùng 1 chiếc gối kẹp giữa 2 chân để hỗ trợ làm giảm áp lực lên đầu gối.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tránh lao động quá nặng nhọc, mang vác nặng hay di chuyển quá nhiều.
  • Tránh lặp đi lặp lại 1 động tác nhiều lần tại khớp gối. Hạn chế tư thế tĩnh quá lâu. Nên thay đổi tư thế vận động thường xuyên để tránh gây kích thích đến các bao hoạt dịch.
  • Dành ra tối thiểu 30 phút cho các hoạt động thể chất vừa sức. Điều này giúp cải thiện sự chắc khỏe của xương khớp và tăng cường sức khỏe thể dục. Nên dùng đồ bảo hộ cho khớp gối khi tập thể dục hay chơi thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp. Tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát. Trường hợp đang bị thừa cân – béo phì thì cần sớm có kế hoạch giảm cân hiệu quả và an toàn.
  • Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm có khả năng chống viêm và có lợi cho xương khớp. Điển hình như rau xanh, quả mọng, cá béo, các loại hạt… Tránh ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối đường.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng chất kích thích.
  • Nếu mắc các bệnh lý viêm khớp thì cần sớm điều trị và kiểm soát tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cần chú ý thăm khám và điều trị sớm khi gặp phải các triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối. Tránh để bệnh tiến triển nặng gây đau đớn dữ dội và cản trở vận động. Kết hợp điều trị y tế với các giải pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.

Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả, dễ dùng

Câu hỏi liên quan
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu
Nếu đang tìm hiểu thông tin chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt, hiệu quả và chi phí phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua