Ưỡn Cột Sống
Ưỡn cột sống còn được gọi là chứng võng lưng, là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi, có thể dẫn đến đau thắt lưng và lệch cột sống. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.
Ưỡn cột sống là bệnh gì?
Cột sống người sẽ cong tự nhiên ở cổ, lưng trên và lưng dưới. Các đường cong này tạo thành đường cong chữ S, nhằm mục đích:
- Giảm sốc và lực tác động lên cột sống
- Hỗ trợ trọng lượng đầu
- Căn chỉnh đầu
- Ổn định và duy trì cấu trúc bình thường của cột sống
- Di chuyển và uốn cong cột sống một cách linh hoạt
Ưỡn cột sống là thuật ngữ đề cập đến tình trạng cột sống thắt lưng cong quá sâu vào bên trong, khiến cột sống chùng xuống hoặc cong vẹo. Tình trạng này có thể dẫn đến các áp lực dư thừa lên cột sống, dẫn đến đau đớn, khó chịu. Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng,gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng di chuyển của người bệnh.
Các biện pháp điều trị ưỡn cột sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường nếu cột sống trở về vị trí bình thường khi cúi người về phía trước, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát bằng các biện pháp vật lý trị liệu cũng như các bài tập hàng ngày.
Trong trường hợp đường cong cột sống vẫn giữa yên khi cúi người về phía trước, người bệnh có thể cần điều trị y tế, bao gồm nẹp chỉnh hình và phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
Các loại bệnh ưỡn cột sống
Ưỡn cột sống có thể xảy ra do di truyền, tư thế xấu, bệnh lý, tật cột sống hoặc phẫu thuật cột sống. Theo thống kê, có một số loại ưỡn cột sống chính, bao gồm:
1. Ưỡn cột sống do tư thế
Tình trạng này xuất phát từ việc thừa cân, béo phì. Thiếu khả năng điều hòa cơ ở dạ dày và cơ lưng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Khi cơ dạ dày và cơ lưng yếu, cột sống sẽ không được nâng đỡ đúng cách, điều này khiến lực kéo đẩy cột sống về phía trước.
2. Chấn thương hoặc bẩm sinh
Các chấn thương tại vùng liên kết kết nối cột sống có thể gây tổn thương đốt sống ở thắt lưng. Ở trẻ em, các chấn thương này thường xảy ra trong các hoạt động thể thao, té ngã hoặc bị tác động mạnh.
Ưỡn cột sống cũng có thể là một khiếm khuyết tự nhiên, xảy ra trong quá trình tăng trưởng, khiến vùng liên kết cột sống bị sai lệch và yếu đi. Các hoạt động thể chất lặp lại thường xuyên có thể gây căng thẳng cho các liên kết này, dẫn đến thoái hóa đốt sống và đứt gãy các kết nối xương.
Ưỡn cột sống do chấn thương cần được nghỉ ngơi phù hợp và hạn chế vận động để vết thương nhanh lành. Nếu không được phục hồi đúng cách, theo thời gian, các đốt sống có thể trượt về phía trước, gây chèn ép các dây thần kinh ở cột sống. Điều này dẫn đến đau đớn, tê mỏi, ngứa ran, yếu và rối loạn chức năng chân.
3. Ưỡn cột sống sau phẫu thuật
Các phẫu thuật cột sống, chẳng hạn như cắt cung sau cột sống, là một thủ thuật gây tác động đến cột sống, tủy sống và rễ thần kinh. Khi phẫu thuật này được thực hiện ở nhiều đốt sống, có thể khiến cột sống mất ổn định, làm tăng độ cong bình thường và dẫn đến ưỡn cột sống.
Dạng ưỡn cột sống này không phổ biến ở người lớn. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em bị u tủy sống sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u.
4. Ưỡn cột sống thần kinh cơ
Nhóm ưỡn cột sống này có thể dẫn đến nhiều dạng vấn đề chẳng hạn như như cong vẹo cột sống, đau thắt lưng. Mỗi rối loạn sẽ được điều trị bằng các các phương pháp khác nhau để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh.
5. Ưỡn cột sống thứ phát
Đây là loại ưỡn cột sống xảy ra khi khớp háng bị co cứng, dẫn đến kéo lệch hông và xương chậu. Tình trạng co cứng khớp háng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, chấn thương hoặc các vấn đề mất cân bằng, rối loạn khác nhau.
6. Ưỡn cột sống ở trẻ em
Thông thường tình trạng ưỡn cột sống có thể xuất hiện ở trẻ em mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này được gọi là ưỡn cột sống vị thành niên lành tính, xảy ra do các cơ xung quanh hông của trẻ yếu hoặc căng quá mức. Thông thường, dạng ưỡn cột sống này không nghiêm trọng và có thể tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên.
Tình trạng ưỡn cột sống ở trẻ em cũng có thể là dấu hiệu trật khớp háng, đặc biệt là sau khi trẻ bị đụng hoặc té ngã. Các tình trạng khác có thể gây ưỡn cột sống ở trẻ bao gồm:
- Bại não
- Thoát vị tủy – màng tủy, là một dạng nứt đốt sống, xảy ra khi tủy sống dính vào một khoảng trống ở lưng
- Loạn dưỡng cơ, là một nhóm các rối loạn di truyền, dẫn đến các cử động không tự chủ
- Chứng cong đa khớp bẩm sinh (Arthrogryposis), là một vấn đề bẩm sinh khiến các khớp không thể cử động như bình thường
7. Ưỡn cột sống ở phụ nữ mang thai
Nhiều phụ nữ mang thai có thể bị đau lưng và có dấu hiệu bụng bầu, bụng, mông nhô ra phía trước quá mức. Tuy nhiên tình trạng này cho thấy, đây là dấu hiệu cột sống đang tự điều chỉnh lại trọng tâm nhằm đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
Thông thường, ưỡn cột sống khi mang thai không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau khi sinh con.
Nguyên nhân gây ưỡn cột sống
Ưỡn cột sống có thể gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến ưỡn cột sống, chẳng hạn như:
- Thoái hóa đốt sống: Thoái hóa đốt sống xảy ra khi một trong những đốt sống trượt về phía trước lên đốt sống bên dưới. Điều này dẫn đến lệch cột sống và nhiều vấn đề liên quan khác.
- Loạn sản sụn: Loạn sản sụn (Achondroplasia) là một dạng rối loạn xương di truyền, có thể dẫn đến võng lưng.
- Loãng xương: Loãng xương là bệnh lý gây mất mật độ xương, làm tăng nguy cơ cong cột sống và loãng xương.
- U xương: U xương là một tình trạng bất thường phát triển ở cột sống, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cột sống.
- Béo phì: Béo phù có thể gây áp lực lên cột sống và dẫn đến mất các đường cong tự nhiên.
Dấu hiệu nhận biết ưỡn cột sống
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng ưỡn cột sống là đau cơ. Khi đường cong cột sống bất thường, các cơ sẽ bị kéo theo nhiều hướng khác nhau, dẫn đến căng và co thắt cơ. Trong trường hợp người bệnh bị viêm cột sống sống thắt lưng, cơn đau có thể ảnh hưởng đến hông, mông, đùi và các chi dưới.
Người bệnh có thể tự kiểm tra tình trạng ưỡn cột sống bằng cách nằm trên mặt phẳng và kiểm tra khoảng trống ở đường cong cột sống lưng. Nếu bị ưỡn cột sống, người bệnh có thể dễ dàng luồn tay qua lại ở thắt lưng và sàn nhà.
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng ưỡn cột sống khác, chẳng hạn như:
- Ngứa ran
- Tê bì chân tay
- Đau nhói ở thắt lưng
- Yếu hoặc mất sức mạnh ở chi dưới
- Khó duy trì hoặc kiểm soát cơ bắp
Đôi khi ưỡn thắt lưng có thể trở nên nghiêm trọng, gây chèn ép các dây thần kinh. Do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ưỡn cột sống có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, ưỡn cột sống không nghiêm trọng và không dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên điều quan trọng là phải duy trì một cột sống khỏe mạnh bởi vì cột sống chịu trách nhiệm cho hầu hết các chuyển động và tính linh hoạt của cơ thể.
Nếu các triệu chứng ưỡn cột sống trở nên nghiêm trọng theo thời gian, gây khó chịu hoặc thay đổi phong cách sinh hoạt bình thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Theo thời gian, ưỡn cột sống có thể dẫn đến một số vấn đề như:
- Mất cân bằng cột sống, cong vẹo cột sống hoặc thoái hóa đốt sống
- Đau hông, lệch hông, thoái hóa khớp háng
- Đau chân, đau thần kinh tọa và các vấn đề chi dưới khác
- Tổn thương cơ quan nội tạng
Chẩn đoán ưỡn cột sống như thế nào?
Ưỡn cột sống được chẩn đoán thông qua các tiền sử y tế gia đình và cá nhân, khám sức khỏe cột sống, đánh giá hình ảnh và chức năng thần kinh.
1. Khám sức khỏe và tiền sử y tế
Bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về các triệu chứng đã trải qua, bao gồm các chấn thương, bệnh lý, tính chất công việc và các hoạt động thể thao để xác định tổn thương cột sống. Bác sĩ cũng có thể tìm hiểu tiền sử y tế gia đình về các chứng rối loạn cột sống, chẳng hạn như vẹo cột sống.
Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra độ cong cột sống, khả năng giữ thăng bằng và phạm vi chuyển động của cột sống.
Đối với trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định uốn cong cột sống về phía trước để xác định độ dốc và quan sát các biến dạng ở cột sống. Với bài kiểm tra này, người bệnh sẽ được yêu cầu cúi gập người về phía trước với hai bàn chân chụm vào nhau, đầu gối thẳng và cánh tay buông thõng.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh nằm xuống để xác định độ cong của cột sống. Cột sống thẳng khi nằm xuống thường liên quan đến các tư thế sai. Nếu cột sống vẫn giữ được độ cong bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị các chẩn đoán khác.
2. Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X – quang để tạo ra hình ảnh chi tiết của cột sống để xác định độ cong và chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để tạo ra hình ảnh chi tiết của cột sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc khối u cột sống. Hình ảnh MRI có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và các mô xung quanh cột sống.
3. Kiểm tra thần kinh
Kiểm tra thần kinh thường được chỉ định khi người bệnh cảm thấy ngứa ran, co thắt hoặc xuất hiện các vấn đề bàng quang và ruột. Cả trẻ em và người lớn, nếu xuất hiện tình trạng này, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc y tế phù hợp.
4. Kiểm tra bổ sung
Người trưởng thành bị ưỡn cột sống có thể cần thực hiện các kiểm tra bổ sung để xác định nguyên nhân cơ bản.
Các kiểm tra này có thể bao gồm xét nghiệm máu, kiểm tra nhiễm trùng, quét mật độ xương, đánh giá sức mạnh xương và các chẩn đoán tính trạng gây suy yếu xương, chẳng hạn như loãng xương hoặc u cột sống.
Cách điều trị ưỡn cột sống hiệu quả
Hầu hết những người bị ưỡn cột sống không cần điều trị y tế, trừ khi các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Thuốc: Các loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm có thể được chỉ định để cải thiện cơn đau, sưng ở cột sống cũng như các khu vực lân cận.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể hỗ trợ xây dựng sức mạnh, cải thiện tính linh hoạt và tăng phạm vi chuyển động ở cột sống thắt lưng.
- Giảm cân: Giảm cân có thể giảm căng thẳng ở các cơ bụng và hỗ trợ cột sống.
- Nẹp cột sống: Nẹp có thể kiểm soát sự tiến triển của các đường cong bình thường ở cột sống trẻ em và thanh thiếu niên.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật rất hiếm được chỉ định đối với chứng ưỡn cột sống. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu đường cong cột sống gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu hoặc các chức năng bình thường.
Nếu ưỡn cột sống dẫn đến các dấu hiệu đau thần kinh tọa, người bệnh cần được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả hơn. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.
Các bài tập điều trị ưỡn cột sống
Một trong những mục tiêu chính của các bài tập điều trị ưỡn thắt lưng và tăng cường sức mạnh cơ, ngăn ngừa teo cơ và giảm đau. Tuy nhiên các bài tập cần được thực hiện chính xác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác từ từ, thận trọng để hạn chế các rủi ro không cần thiết.
1. Bài tập Abdominal Drawing-In Maneuver
Đây là bài tập được đề xuất để kích hoạt và tăng cường các cơ xung quanh cột sống, giúp ổn định cột sống. Bài tập này tương đối đơn giản, có thể tăng cường sự ổn định trong cột sống và cải thiện khả năng vận động.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân đặt trên sàn nhà.
- Nghiêng xương chậu về phía trước và phía sau, sau đó cố định các cơ vào vị trí trung tâm.
- Hít sâu.
- Thở ra và hóp cơ bụng vào cột sống. Lúc này người bệnh cảm thấy vùng bụng dưới như đang bị rỗng.
- Cảm nhận cơ thể để xác định bất kỳ cơn co thắt nào khi đang hóp cơ bụng hay không. Hãy giảm áp lực nếu cảm thấy khó chịu hoặc co thắt ở xương sườn dưới.
- Lặp lại bài tập 5 lần mỗi ngày sau đó thường xuyên hơn. Khi đã quen với động tác, người tập thậm chí có thể hoàn thành bài tập khi đang ngồi, đứng thẳng hoặc nằm sấp.
2. Nghiêng khung chậu với bóng
Bài tập này cần có một quả bóng tập thể dục để hỗ trợ tập luyện. Nghiên cứu cho thấy, việc tập thể dục với bóng có thể giúp ổn định cột sống, điều trị ưỡn cột sống và các vấn để sức khỏe cột sống khác.
Các thực hiện bài tập như sau:
- Ngồi ổn định trên quả bóng với hai đầu gối rộng hơn hông một chút. Bàn chân đặt trên sàn nhà và đầu gối tạo thành góc 90 độ.
- Hóp bụng vào cột sống, giữ yên trong vài giây.
- Vòm lưng về phía trước, đồng thời nghiêng hông sang một bên cơ thể, giữ yên trong vài giây.
- Lặp lại các động tác với hông còn lại để đảm bảo cột sống cân bằng.
- Thực hiện bài tập tối đa 10 lần cho mỗi buổi tập. Lặp lại bài tập hàng ngày.
3. Bài tập con bọ chết
Bài tập này có thể giúp tăng cường cơ bắp ở thắt lưng và tăng cường sức mạnh ở cơ cốt lõi. Thực hiện bài tập thường xuyên có thể giúp duy trì tư thế phù hợp và giữ cột sống luôn thẳng hàng.
Cách thực hiện bài tập:
- Nằm ngửa, nâng cánh tay, ấn thắt lưng xuống sàn nhà đồng thời chú ý căng thẳng ở vai.
- Nâng cánh tay với các ngón tay hướng lên trần nhà, khuỷu tay và vai thẳng hàng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nâng hai chân với đầu gối thẳng hàng với hông, đùi và bắp chân tạo thành một góc 90 độ.
- Thở ra, hạ cánh tay phải và chân trái xuống tuy nhiên không để cánh tay và chân chạm sàn nhà.
- Hít vào, đưa cánh tay và chân trở lại vị trí bắt đầu, lặp lại ở phần cơ thể còn lại.
Bài tập này khó hơn so với hai động tác còn lại, do đó người bệnh nên bắt đầu từ từ và chậm rãi. Thực hiện bài tập 5 lần, sau đó tăng lên khi đã quen với các thao tác.
Các bài tập nhằm mục đích giảm đau lưng, do đó nếu bị đau khi tập luyện, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế số lần thực hiện. Nếu cơn đau tăng lên sau mỗi cử động hoặc nghiêm trọng hơn trong những lần tập luyện sau, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Phòng ngừa ưỡn cột sống
Ưỡn cột sống có thể ngăn ngừa bằng cách thực hiện tư thế phù hợp và tăng cường sức khỏe lưng. Các biện pháp bao gồm:
- Tránh cúi người và ngồi đúng tư thế. Khi ngồi cần đảm bảo lưng thẳng và thắt lưng được nâng đỡ.
- Tránh mang ba lô nặng, điều này có thể gây căng thẳng lên các cơ và dây chằng ở lưng.
- Tập thể dục đều đặn và thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ lưng, bao gồm bơi lội, yoga, chạy, đi bộ, để ngăn ngừa các vấn đề về lưng.
Trong hầu hết các trường hợp, ưỡn cột sống có thể kiểm soát được và biến mất mà không cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!