Ung Thư Xương Hàm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ung thư xương hàm là sự tăng trưởng tế bào ác tính ở xương quai hàm. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị kịp lúc để tránh các rủi ro liên quan.

Ung thư xương hàm
Ung thư xương hàm là tình trạng phát triển các khối u ác tính ở xương hàm

Ung thư xương hàm là gì?

Ung thư xương hàm là một tình trạng không phổ biến, xảy ra khi các tế bào ác tính tăng trưởng ở xương quai hàm. Hàm là vị trí phổ biến nhất để phát triển các khối u xương, u nang, nhưng thường là lành tính.

Trên thực tế, ung thư xương hàm thường không được xếp vào nhóm bệnh ung thư, bởi vì hầu hết các trường hợp khối u không bắt đầu từ xương hàm. Thông thường, các bệnh ung thư đầu và cổ, bao gồm ung thư hàm thường bắt đầu từ miệng, cổ họng hoặc tuyến nước bọt. Ngoài ra, một số bệnh ung thư xương có thể gây ảnh hưởng đến hàm, nhưng rất hiếm và chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp.

Về cơ bản, có hai loại ung thư xương hàm, bao gồm: Ung thư bắt đầu từ xương hàm, được gọi là ung thư hàm nguyên phát, và ung thư lây lan từ các cơ quan lân cận, được gọi là ung thư hàm thứ phát. Ngoài ra, các loại tế bào ác tính khác phát sinh trong xương hàm là sarcoma Ewing hoặc u tế bào khổng lồ.

Ung thư hàm có thể gây đau đớn ở vùng miệng và khiến người bệnh khó mở miệng. Các tế bào ung thư cũng có thể lây lan nhanh chóng đến các cơ quan lân cận và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Các giai đoạn của ung thư xương hàm

Các giai đoạn của ung thư xương hàm tương tự như các giai đoạn của các khối u ác tính khác, bao gồm:

Giai đoạn 0, ung thư biểu mô: Trong giai đoạn này các tế bào ung thư bắt đầu hình thành trong màng tế bào của mô hàm.

Giai đoạn I, tăng trưởng cục bộ: Trong giai đoạn này, các tế bào ác tính bắt đầu phát triển của trong các mô trong khớp. Ngoài ra, tế bào ác tính có thể không phát triển trên mô dưới da và mô cơ.

Giai đoạn II, tăng trưởng tại chỗ: Trong giai đoạn này, các tế bào ác tính bắt đầu tăng trưởng tại xương hàm, bao gồm các mô dưới da, cơ, dây chằng và gân.

Giai đoạn III, ung thư bắt đầu di căn: Trong giai đoạn này khối u ác tính có thể lây lan đến các mô lân cận như khoang miệng và các vùng bạch huyết xung quanh.

Các giai đoạn phụ trong giai đoạn III:

  • Giai đoạn III A: Các khối u xuất hiện dưới dạng các hạt vi mô trên các mô lân cận mà không lây lan đến hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III B: Các khối u lan rộng sang các mô xung quanh với kích thước hạt nhỏ hơn 2 cm.
  • Giai đoạn III C: Các khôi u lan rộng đến các khu vực xung quanh với kích thước lớn hơn 2 cm. Các hạch bạch huyết ở cổ và ngực có thể bị ảnh hưởng.

Giai đoạn IV, ung thư di căn: Đây là giai đoạn cuối của ung thư xương hàm, xảy ra khi các tế bào ung thư lây lan khắp các phần còn lại của cơ thể từ cách hạch bạch huyết. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có tiên lượng xấu và tỷ lệ sống thấp.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư xương hàm

Triệu chứng chính của ung thư xương hàm thường được gây ra bởi áp lực do khối u phát triển. Khi các khối u lớn hơn, có thể gây chèn ép răng, dây thần kinh, mạch máu và các khu vực khác ở xương hàm.

Hình ảnh ung thư xương quai hàm
Khối u xương hàm lớn có thể gây sưng tấy ở xương hàm

Cụ thể các triệu chứng ung thư có thể bao gồm:

  • Đau đớn: Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể bị đau nhức ở xương hàm. Khi khối u phát triển, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài và âm ỉ.
  • Đau cấp tính khi ăn hoặc uống: Khi khối u chèn lên các dây thần kinh xung quanh, người bệnh có thể bị đau âm ỉ khi ăn hoặc uống. Khối u cũng có thể gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm dưới và dẫn đến cơn đau tiến triển chậm, lan ra mặt và cổ khi cử động hàm. Ngoài ra, khu vực xung quanh hàm cũng trở nên mềm và ấm khi chạm vào.
  • Sưng tấy: Các khối u có thể phát triển đến kích thước lớn đớn kể và gây sưng mặt hoặc bên trong miệng. Các khối u phát triển ở mặt trong của xương hàm thường gây sưng bên trong miệng và bên dưới lưỡi. Trong khi đó, những khối u phát triển bên ngoài xương hàm thường gây sưng mặt. Ngoài ra, khối u có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu và khiến khu vực bị ảnh hưởng sưng lên.
  • Dị cảm ở hàm: Sự chèn ép các dây thần kinh ở hàm có thể dẫn đến cảm giác ngứa ran và tê ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Răng lung lay: Răng lung lay trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư xương hàm. Nguyên nhân thường là do khối u ảnh hưởng đến xương xung quanh ổ răng bị mềm ra và bị hấp thụ ngược, dẫn đến mất sự hỗ trợ răng.
  • Các triệu chứng khác bao gồm đau họng, lở loét quanh hàm và khó nuốt hoặc nhai.

Nguyên nhân gây ung thư xương hàm

Hầu hết các trường hợp ung thư xương hàm có nguyên nhân tương tự như các bệnh ung thư đầu – cổ khác, bao gồm hút thuốc lá và uống nhiều rượu. Rượu và thuốc lá hoạt động như một chất kích thích miệng và cổ họng, giúp các hóa chất xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn và làm chậm khả năng phân hủy hoặc đào thải chất độc của cơ thể.

nguyên nhân bị ung thư xương hàm
Rượu và thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất cơ thể gây ung thư xương hàm

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây ung thư xương hàm bao gồm:

  • Nhiễm HPV: Nếu ung thư xương hàm phát triển từ khu vực cổ họng, phía sau miệng, nguyên nhân có thể liên quan đến virus u nhú ở người (HPV). HPV là một nhóm bao gồm 200 virus lây lan qua đường quan hệ tình dục âm đạo, hậu môn và miệng. HPV là nguyên nhân của khoảng 70% các trường hợp ung thu hầu họng, bao gồm ung thư amidan, vòm miệng, đáy lưỡi, thành họng và cả ung thư hàm.
  • Nhai trầu cau: Hỗn hợp lá trầu không và cau có thể kích thích thần kinh và giúp tỉnh táo. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho biết, hỗn hợp này có chứa cocaine và có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
  • Có vấn đề về sức khỏe răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém và thiếu răng có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Ngoài ra, một số người bệnh có thể từng bị ung thư thận trước đây. Điều này có thể khiến một số tế bào ung thư di chuyển đến xương hàm và hình thành các khối u mới ở khu vực này. Khối u có thể phá vỡ xương hàm và khiến răng bị lung lay.

Tình trạng này được gọi là ung thư biểu mô tế bào thận thứ cấp. Ngoài ra, khối u này thường chứa nhiều máu, do đó nếu nha sĩ cố gắng loại bỏ răng bị lung lay có thể khiến người bệnh bị chảy máu rất nhiều trong nhiều ngày sau đó.

Chẩn đoán ung thư xương hàm

Để kiểm tra tình trạng ung thư xương hàm, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe vùng đầu cổ, bao gồm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt khác.

xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh liên quan đến chẩn đoán ung thư xương hàm

Cụ thể, các xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán ung thư xương hàm bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể và xác định tình trạng ung thư đã di căn hay chưa.
  • Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về kích thước của khối u. Hình ảnh MRI cũng có thể giúp bác sĩ kiểm tra các vấn đề liên quan đến khối u.
  • Chụp X – quang: Xét nghiệm này sử dụng một hoặc nhiều bức xạ ion hóa nhỏ để tạo ra hình ảnh hai chiều của toàn bộ khoang miệng, bao gồm hàm trên, hàm dưới và các xoang.
  • Sinh thiết rạch mô (Incisional Biopsy): Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một phần nhỏ ở mô nghi ngờ và tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.
  • Sinh thiết khoan (Punch biopsy): Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ chuyên dụng để loại bỏ một phần da nhỏ tại khu vực nghi ngờ khi người bệnh được gây tê cục bộ. Mô này sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để kiểm tra khối u ở xương hàm.

XEM NGAY: Giải pháp thăm khám kết hợp ĐÔNG – TÂY Y cho hiệu quả TOÀN DIỆN, không biến chứng

Điều trị ung thư xương hàm

Phương pháp điều trị được ưu tiên nhất đối với khối u xương hàm là phẫu thuật mặc dù hóa trị và xạ trị có thể được thực hiện như các liệu pháp hỗ trợ. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật được thực hiện đối với trường hợp ung thư hàm chưa lan sang các vùng khác của cơ thể. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các khối u ác tính phát triển ở một vị trí cụ thể để ngăn ngừa nguy cơ di căn. Ngoài ra, loại bỏ khối u ác tính ở hàm có thể không mang lại hiệu quả điều trị bệnh ở giai đoạn nặng.

phẫu thuật ung thư xương hàm
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư hàm được ưu tiên để ngăn ngừa nguy cơ di căn

Nếu ung thư đã xâm lấn vào xương, phẫu thuật sẽ cắt bỏ một đoạn hương hàm, bao gồm các tế bào ung thư. Khoảng trống sau phẫu thuật sẽ được tái tạo lại để xương hàm hoạt động bình thường. Bác sĩ có thể lấy tế bào xương ở các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như chân, lưng, cẳng tay, hông hoặc vật liệu nhân tạo để tái tạo xương hàm.

2. Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm

Thủ thuật này loại bỏ một đoạn hoặc toàn bộ xương hàm trên, tùy thuộc vào vị trí khối u liên quan đến mắt, mũi, răng hoặc vòm miệng. Sau khi phẫu thuật, khu vực tổn thương cũng được tái tạo lại để phục hồi chức năng.

Nếu ung thư gây ảnh hưởng đến các khu vực khác của khoang miệng hoặc cổ họng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các liệu pháp điều trị bổ sung. Chẳng hạn như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi hoặc bóc tách cổ (loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng).

3. Xạ trị

Xạ trị có thể được đề nghị áp dụng để điều trị bổ sung nếu các khối u không được loại bỏ hoàn toàn hoặc khi tế bào ung thư phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và mạch máu.

Các tia phóng xạ sẽ nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư lây lan hoặc giảm khối lượng của tế bào ung thư.

xạ trị ung thư xương hàm
Xạ trị tiêu diệt hoặc làm nhỏ khối u để ngăn ngừa nguy cơ di căn của tế bào ung thư

4. Hóa trị liệu

Hóa trị thường không được sử dụng cho ung thư hàm, tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kết hợp hóa trị và xạ trị để loại bỏ 100% các tế bào ung thư.

Người bệnh thực hiện hóa trị liệu có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch do suy tủy. Do đó người bệnh thường được cách ly để ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị các rủi ro có thể xảy ra.

Tiên lượng ung thư xương hàm

Tiên lượng cho ung thư xương hàm phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên khối u ác tính ở xương hàm thường có tiên lượng tốt hơn các khối u ác tính ở các khu vực khác, đặc biệt là khi tế bào ung thư chưa di căn.

Điều trị sớm và đúng phương pháp thường có tiên lượng tốt. Tỷ lệ sống sót của ung thư xương hàm là 40% đối với nam và 50% đối với nữ tại thời điểm được điều trị, bất kể giai đoạn. Các khối u xương thường phản ứng tốt với hóa trị, xạ trị, do đó tỷ lệ sống sót thường cao.

Thông tin thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua