Ung Thư Xương Giai Đoạn Cuối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ung thư xương giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh, có di căn xa và tổn thương rộng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát bệnh lý và thường tử vong trong thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có những triệu chứng cận kề cái chết như ngày càng kiệt sức và suy yếu, mất cơ, nhu cầu ngủ nhiều, giảm khả năng nói chuyện, đau đớn… Để giảm nhẹ triệu chứng, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách.

Ung thư xương giai đoạn cuối
Tìm hiểu ung thư xương giai đoạn cuối là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng

Ung thư xương giai và các giai đoạn

Ung thư xương là hiện tượng những tế bào bất thường trong xương đột ngột phát triển mất kiểm soát và hình thành khối u ác tính, thường gặp ở xương chậu và các xương dài. Điều này khiến xương yếu, dễ tổn thương và gãy. Chụp X-quang thấy phần đầu hoặc trục xương dài xuất hiện khối u gồ ghề, trông nát, lộ ra ngoài và lấn sang các mô mềm.

Khối u ác tính tạo ra những cơn đau nhức ở xương tổn thương, nhìn thấy sưng, đỏ, sờ thấy u cứng/ mềm, bệnh nhân thay đổi dáng đi, giảm khả năng vận động, sốt, sụt cân, cơ thể mệt mỏi…

Ung thư xương được phân thành 4 giai đoạn. Các giai đoạn ung thư sẽ được phân loại dựa vào TNM:

  • Khối u (T): Yếu tố này mô tả kích thước của khối u ban đầu.
  • Nút (N): Yếu tố này giúp xác định những tế bào ung thư đã xuất hiện trong những hạch bạch huyết hay chưa.
  • Di căn (M): Yếu tố này xác định và mô tả tế bào ung thư đã di căn đến những bộ phận khác của cơ thể (di căn gần/ xa) hoặc chưa.

Các giai đoạn ung thư xương:

  • Giai đoạn I: Đây là cấp thấp, những tế bào ung thư còn khu trú trong khối u và xương.
  • Giai đoạn II: Những tế bào ung thư vẫn khu trú trong xương. Tuy nhiên giai đoạn này được coi là cấp độ cao.
  • Giai đoạn III: Ung thư xương nguyên phát vẫn còn khu trú trong xương nhưng đã di căn và làm tổn thương nhiều vị trí trong cùng một xương.
  • Giai đoạn IV: Ung thư xương đã di căn xa.

Trong 4 giai đoạn ung thư xương, giai đoạn IV (giai đoạn cuối) có độ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất.

Ung thư xương giai đoạn cuối là gì?

Ung thư xương giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh. Trong giai đoạn này, khối u xương đã phát triển, xâm lấn và làm tổn thương hàng loạt các tế bào lành tính; tế bào ung thư đã xuất hiện trong những hạch bạch huyết và lan ra những cơ quan khác của cơ thể (di căn xa).

Sự di căn xa của tế bào ung thư khiến bệnh nhân không thể kiểm soát ung thư xương. Hơn thế người bệnh có khả năng tử vong trong thời gian ngắn. Đối với ung thư xương giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Ung thư xương giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh
Ung thư xương giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất, tế bào ung thư đã lan ra những hạch bạch huyết và cơ quan khác

Ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở những bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị hầu như không mang đến hiệu quả. Những phương pháp này chỉ giúp kéo dài thời gian sống, giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

Dựa vào kết quả thống kê, chỉ khoảng 20 – 50% trường hợp sống trên 5 năm. Mặc dù vậy , thời gian sống ở mỗi bệnh nhân là khác nhau do có nhiều yếu tố tác động. Trong đó sức khỏe tổng thể, vị trí khối u và các loại ung thư xương cũng góp phần làm tăng hoặc giảm tỉ lệ sống trên 5 năm. Phần lớn các trường hợp sống dưới 1 năm, còn lại là 1 – 5 tháng và dưới 2 năm.

Các giai đoạn của ung thư xương giai đoạn cuối

Không giống như các loại ung thư khác, ngoài TNM, việc phân loại ung thư xương còn dựa vào các tế bào dưới kính hiển vi và mức độ bất thường của chúng.

Ung thư xương giai đoạn cuối có khối u xuất hiện với kích thước bất kỳ, tế bào ung thư phát triển và lan ra một số hạch bạch huyết hoặc cơ quan quan trọng của cơ thể. Ung thư xương giai đoạn này còn được gọi là ung thư di căn.

Khi đó ung thư xương giai đoạn cuối sẽ được phân thành hai giai đoạn nhỏ. Cụ thể:

  • Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư đã lan đến phổi từ xương tổn thương.
  • Giai đoạn IVB: Khối u có cấp độ và kích thước bất kỳ, tế bào ung thư đã di căn sang những cơ quan quan trọng khác ngoài phổi (như gan, não, tim…) hoặc tế bào ung thư đã lan rộng đến những hạch bạch huyết.
Ung thư xương giai đoạn cuối được phân thành 2 giai đoạn
Ung thư xương giai đoạn cuối được phân thành 2 giai đoạn nhỏ dựa vào mức độ lây lan đến phổi và những cơ quan khác

Dấu hiệu nhận biết ung thư xương giai đoạn cuối

Ung thư xương giai đoạn cuối khiến bệnh nhân có những triệu chứng nặng nề và thường xuyên tái phát. Cụ thể:

  • Vị trí tổn thương sưng to, nhìn và sờ thấy có khối u cứng
  • Da nơi khu vực tổn thương chuyển sang màu xám hoặc đen tương tự như hoại tử
  • Không thể nâng chi tổn thương
  • Không thể đi lại và giảm khả năng vận động
  • Đau nhức tại nơi có khối u ác tính, đau thường xuyên và không có biểu hiện thuyên giảm
  • Đau nhức có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian
  • Dễ gãy xương
  • Vết thương khó lành và dễ nhiễm trùng
  • Toàn thân mệt mỏi
  • Cơ thể suy nhược
  • Thay đổi vị giác
  • Sốt kéo dài
  • Teo cơ
  • Sụt cân nghiêm trọng
  • Mất ngủ
  • Da nám hoặc xanh xao
  • Thay đổi tính cách, thường xuyên khó chịu, cáu gắt
  • Khó thở
  • Ho nhiều, xuất hiện những bất thường ở các mô vú, đau ngực, vai, tay và các ngón tay không rõ nguyên nhân khi tế bào ung thư đã di căn đến phổi.

Dấu hiệu cận kề cái chết

Không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được một người bị ung thư xương sẽ sống được bao lâu. Trước khi tử vong, ung thư xương khiến người bệnh trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn trong khoảng vài tuần đến vài tháng.

Đến những tuần và ngày cuối cùng, người bệnh sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng, đa dạng và rõ ràng hơn. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, gia đình cần lập một kế hoạch chăm sóc tốt hơn để giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết một người bị ung thư xương giai đoạn cuối đang bước vào những tuần cuối cùng:

  • Nhu cầu ngủ nhiều, phần lớn thời gian trong ngày đều nghỉ ngơi hoặc nằm trên giường
  • Ngày càng suy yếu và kiệt sức
  • Mất cơ
  • Giảm cân, thân người mỏng tương tự như bị suy dinh dưỡng
  • Chán ăn
  • Khó ăn hoặc nuốt chất lỏng
  • Giảm khả năng nói chuyện và tập trung
  • Ít quan tâm đến các hoạt động hoặc việc làm quan trọng của bản thân
  • Không có hứng thú với tất cả các hoạt động bên ngoài như sách báo, tin tức, giải trí…
  • Hạn chế tiếp xúc với nhiều người

Dấu hiệu nhận biết một người bị ung thư xương giai đoạn cuối gần kề với những ngày cuối cùng:

  • Khô miệng và khô môi
  • Da mát, chuyển sang màu xám xịt hoặc hơi xanh. Có thể nhìn rõ hơn ở bàn chân và bàn tay
  • Thở khò khè kèm theo tắc nghẽn
  • Không thể đào thải chất lỏng ra khỏi cổ họng khiến người bệnh thở hoặc nói chuyện có âm thanh lạch cạch hoặc ọc ọc. Mặc dù những âm thanh này khá rõ ràng nhưng người bệnh không biết về chúng
  • Hơi thở chậm lại. Trong một số thời điểm, người bệnh có các khoảng dừng rất dài giữa những nhịp thở
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Các cử động lặp đi lặp lại, có sự bồn chồn và không tự chủ
  • Giảm trí nhớ, thường xuyên nhầm lẫn về danh tính của mọi người (bao gồm cả người thân), thời gian và những địa điểm
  • Nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ, những người không có ở đó. Đây là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại và xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, các ảo giác có thể khiến bệnh nhân khó chịu hoặc sợ hãi. Những ảo giác không đáng lo ngại có thể bao gồm chuẩn bị cho chuyến du lịch, đi du lịch, được chào đón hoặc cười nói với những người đã qua đời…
  • Dần mất ý thức, ít phản ứng hơn với giọng nói và xúc giác
Ung thư xương giai đoạn cuối khiến người bệnh ngày càng suy yếu và kiệt sức
Ung thư xương giai đoạn cuối khiến người bệnh ngày càng suy yếu và kiệt sức, thở khò khè kèm theo tắc nghẽn, khô miệng

Chăm sóc và điều trị ung thư xương giai đoạn cuối

Không có phương pháp cải thiện hay kiểm soát bệnh ung thư xương giai đoạn cuối. Bởi hầu hết bệnh nhân đều không có đáp ứng với các phương pháp điều trị. Trong giai đoạn này, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cần thực hiện những biện pháp chăm sóc phù hợp để người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn và giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư xương gây ra.

Thông thường để chăm sóc bệnh nhân đúng cách, các bác sĩ và y tá sẽ dựa vào nhu cầu cụ thể và tình trạng của người bệnh để hướng dẫn gia đình các bước chăm sóc hợp lý. Cụ thể:

1. Tạo sự thoải mái cho bệnh nhân

Để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, bạn cần dựa vào những nguyên tắc sau:

  • Giúp người bệnh ngồi dậy, dựa vào bàn hoặc tựa mình trên gối
  • Thường xuyên giúp người bệnh thay đổi vị trí.
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi trên ghế và đệm mút.
  • Thường xuyên thay bao gối và ga trải giường.
  • Khi nằm cần dùng gối mềm nâng cao đầu của bệnh nhân.
  • Giúp người bệnh nằm nghiêng để cảm thấy chịu và dễ thở hơn.
  • Giữ ấm cơ thể bằng cách mang tất và dùng chăn mềm.
  • Thường xuyên giúp người bệnh ngâm tay, chân trong nước ấm hoặc nhẹ nhàng xoa bóp. Điều này giúp khí huyết lưu thông, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
  • Thường xuyên nói chuyện với bệnh nhân. Nên điềm tĩnh, cố gắng nói với giọng to, rõ ràng. Ngoài ra bạn cần thường xuyên nhắc người bệnh về địa điểm, thời gian và những người đang có mặt. Tuy nhiên điều này không hữu ít đối với những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.
  • Nếu người bệnh không phản hồi hoặc có biểu hiện chán nản, bạn cần nói những lời thể hiện sự trấn an và quan tâm nhưng không yêu cầu bệnh nhân hồi đáp.
  • Nếu có thể nuốt được, bạn nên cho người bệnh sử dụng thìa hoặc ống hút để uống từng ngụm chất lỏng. Biện pháp này có thể giúp giữ ẩm cho cổ họng và miệng.
  • Nếu môi khô, hãy bôi một ít son dưỡng môi chứa glycerin.
  • Nếu da khô, nên dùng một ít kem dưỡng ẩm để làm dịu da.
  • Hãy thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng nếu người bệnh cảm thấy thoải mái. Biện pháp này có tác dụng kích thích máu huyết lưu thông, ngủ ngon giấc và cải thiện tâm trạng.
  • Thường xuyên ngồi trò chuyện, nắm tay, vuốt ve nhẹ nhàng, an ủi và trấn an. Điều này sẽ giúp người bệnh cải thiện tâm trạng hiệu quả.
  • Tôn trọng sự lựa chọn của cá nhân.
Thường xuyên nói chuyện với bệnh nhân
Thường xuyên nói chuyện, chăm sóc, thể hiện sự trấn an và quan tâm để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân

2. Biện pháp giảm đau

Ung thư xương giai đoạn cuối khiến người bệnh đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng cơn đau có thể được giảm nhẹ bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Chườm ấm

Chườm ấm có thể mang đến cảm giác dễ chịu và làm dịu triệu chứng đau nhức do ung thư xương. Nhiệt độ cao có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, giãn mạch, giảm căng cơ, hạn chế cứng khớp và đau đớn.

Ngoài ra chườm ấm còn giúp người bệnh thư giãn các khớp xương, cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon. Vì thế bạn có thể dùng túi nước ấm hoặc miếng đệm sưởi ấm áp lên vị trí tổn thương.

Lưu ý: Không chườm ấm trực tiếp lên da. Nên chườm lên quần áo hoặc khăn để tránh bị bỏng.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là một trong những biện pháp giảm đau do ung thư xương hiệu quả. Biện pháp này giúp làm tê và giảm đau tại khu vực tổn thương. Đồng thời co mạch và giảm sưng viêm cho người bệnh.

Để chườm lạnh giảm đau, người bệnh cần bọc một vài viên đá bằng khăn bông mềm và đặt vào vị trí tổn thương trong 10 phút.

  • Xoa bóp nhẹ nhàng

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu, đau nhức và kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra biện pháp này còn mang đến hiệu quả cao trong việc tăng lưu thông máu, thư giãn xương khớp và cải thiện giấc ngủ.

Khi massage, xoa bóp cho bệnh nhân bị ung thư xương, bạn cần chà xát bàn chân, bàn tay và lưng theo chuyển động hình tròn. Sau đó nắn và bóp nhẹ lên cánh tay, bàn tay, cổ và trán. Những bước xoa bóp nên được thực hiện nhẹ nhàng và trơn tru.

Xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp nhẹ nhàng có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu, đau nhức và kiểm soát căng thẳng
  • Tập thở và thiền

Ngồi thiền và thực hiện những bài tập thở nhẹ nhàng có thể giúp bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối đối phó với cơn đau. Biện pháp này có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm đau.

Cách ngồi thiền:

    • Ngồi trên ghế, hai cánh tay thả lỏng và đặt ở bên cạnh. Có thể nằm trên giường hoặc ngã lưng trên ghế nếu cảm thấy mệt mỏi
    • Giữ cho đầu óc trống rỗng.

Bài tập thở:

    • Hít vào bằng mũi trong khi đếm đến 3 trong đầu
    • Thở ra bằng miệng trong khi đến đến 3 trong đầu
    • Thực hiện trong 5 phút. Sau đó thực hiện bài tập thở theo cách của bạn, mỗi ngày 2 lần, tối đa 20 phút/ lần.
  • Vận động hoặc vật lý trị liệu

Vận động và vật lý trị liệu (theo hướng dẫn của chuyên viên) có thể giúp người bệnh giảm đau, duy trì khả năng vận động, tăng lưu thông máu và củng cố cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh sẽ được hướng dẫn những bài tập đơn giản hoặc cách sử dụng các thiết bị.

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ung thư xương và những biện pháp điều trị (hóa trị, xạ trị…) có thể khiến người bệnh buồn nôn, lở miệng, đau đớn, chán ăn và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Điều này khiến cơ thể khó nhận đủ chất dinh dưỡng dẫn đến mệt mỏi, đau và khó chịu thêm.

Vì thế trong thời gian điều trị, người bệnh cần sử dụng các thuốc bổ sung, ăn những loại thức ăn lỏng, mềm và dễ nuốt. Bên cạnh đó các loại thực phẩm phải sạch và chứa nhiều dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá, nước ép trái cây, sữa hạt, sữa bò…

Người bệnh cần cố gắng ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày. Nên có nhiều bữa ăn nhẹ hoặc chia bữa ăn lớn thành những bữa nhỏ để ăn uống dễ dàng hơn.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Tùy thuộc vào mức độ đau, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn chứa những loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

    • Acetaminophen (Tylenol): Giảm đau cho những người có cơn đau nhẹ.
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc này dùng cho những người có cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm.
    • Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid): Opioid được dùng cho những bệnh nhân có cơn đau nặng, không thể kiểm soát bằng những thuốc nêu trên.
    • Thuốc chống co giật hoặc thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc này mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau dây thần kinh và những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
    • Steroid: Steroid được chỉ định để giảm đau do sưng hoặc viêm.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn nếu không thể kiểm soát cơn đau bằng những biện pháp chăm sóc thông thường

Gọi trợ giúp khi cần thiết

Nếu người bệnh cần giúp đỡ khẩn cấp hoặc có thắc mắc về cơn đau, bạn cần gọi nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để nhận sự trợ giúp. Ngoài ra một số tình huống dưới đây nên được hỗ trợ từ bác sĩ:

  • Bệnh nhân không thể dùng thuốc theo quy định do những triệu chứng của ung thư xương.
  • Không thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc.
  • Bệnh nhân khó thở, giảm ý thức hoặc có dấu hiệu kích động.
  • Xuất hiện những thay đổi đột ngột về ý thức, bệnh nhân lên cơn co giật, bối rối hoặc kém phản ứng.
  • Người thân không thể đáp ứng nhu cầu hoặc cải thiện tình trạng của người bệnh.

Ung thư xương giai đoạn cuối không được kiểm soát bằng những phương pháp điều trị ung thư thông dụng. Tất cả phương pháp được áp dụng chỉ nhằm vào mục địch giảm đau, cải thiện tâm trạng và cung cấp sự thoải mái cho người bệnh vào những tháng và ngày cuối cùng. Nếu có vấn đề trong thời gian chăm sóc, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Tuyết Lan says: Trả lời

    Chào bác sĩ!
    Cám ơn về những thông tin rất hữu ích mà bác sĩ đã chia sẻ. Đọc một bài viết rất chi tiết về căn bệnh này để tôi có thêm những kinh nghiệm chăm sóc người thân được tốt hơn. Chúc bác sĩ có nhiều sức khoẻ- hạnh phúc trong cuộc sống

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua