U Xương

Theo dõi IHR trên goole news

U xương là tình trạng hình thành các tế bào bất thường, không thể kiểm soát bên trong xương. Khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính và có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

U xương là gì?

U xương là hiện tượng các tế bào xương phát triển và phân chia một cách bất thường, tạo thành khối u nang hoặc khối mô ở xương. Khi khối u phát triển, các mô bình thường có thể bị phá hủy và gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

Khối u xương có thể ảnh hưởng đến bất cứ xương nào trong cơ thể và phát triển ở bất cứ vị trí nào của xương, từ bề mặt đến trung tâm. U xương có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (phát triển thành ung thư).

Các khối u lành tính không phải là ung thư và không có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên các khối u này có thể phát triển với kích thước lớn hơn, gây chèn ép các mô khỏe mạnh và dẫn đến nhiều rủi ro trong tương lai. Các khối u ác tính có thể diễn tiến thành ung thư. Các khối u ung thư có thể di căn khắp cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng liên quan.

Hầu hết các khối u xương là tính tính, không nguy hiểm và có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ung thư xương rất hiếm, chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư.  Ngoài ra, ung thư xương di căn có thể ảnh hưởng đến một số khu vực khác trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Phổi
  • Tuyến giáp
  • Thận
  • Ngực
  • Tuyến tiền liệt

U xương là gì

Nguyên nhân gây u xương

Đối với khối u xương lành tính, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm di truyền, chấn thương xương hoặc thực hiện các biện pháp điều trị bức xạ.

U xương được cho là có liên quan đến điều trị bức xạ (đặc biệt là liều lượng bức xạ cao) và một số loại thuốc chống ung thư, đặc biệt là khi sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến u xương vẫn chưa được xác định.

Ngoài ra, những người từng gãy xương và điều trị bằng cách ghép các thanh kim loại vào xương thường có nguy có phát triển u xương cao hơn những người khác.

Triệu chứng bệnh u xương

U xương (osteosarcoma) được biết đến là một loại ung thư xương thường gặp nhất ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Các triệu chứng của bệnh u xương có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh u xương:

Dấu hiệu nhận biết u xương lành tính

  • Giai đoạn sớm bệnh không có triệu chứng rõ rệt
  • Cảm giác đau âm ỉ ở xương
  • Cơn đau không thường xuyên, tăng dần về tần suất và mức độ.
  • Bệnh nhân khó ngủ, không thể ngủ vì đau xương vào ban đêm
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi hoặc đau nhẹ khi vận động.

Dấu hiệu nhận biết u xương ác tính

  • Giai đoạn đầu, triệu chứng không biểu hiện rõ rệt, như: đau mỏi chân tay, xương có cảm giác đau và vận động yếu hơn.
  • Cảm giác đau xương tăng dần, đau liên tục, lan sang các vùng lân cận
  • Vị trí đau xương có dấu hiệu sưng tấy
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể sốt nhẹ
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Xương dễ gãy
  • Sờ thấy hạch cứng, rắn chắc trong xương dài của các chi

Bệnh u xương có nguy hiểm không?

U xương, đặc biệt là u xương ác tính, là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các chứng bệnh về xương khớp. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sinh hoạt mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là những nguy hiểm mà người bệnh có nguy cơ phải đối mặt khi mắc phải căn bệnh này:

  • Gây đau đớn do chèn ép các tổ chức mô xương và gây nên nhiều hệ lụy trong tương lai
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động
  • Bệnh nhân u xương lành tính sau khi phẫu thuật có thể gặp các rủi ro như: Nhiễm trùng khớp, Chảy máu, Khối u tái phát…
  • U xương ác tính có thể gây tàn phế suốt đời hoặc đe dọa sự sống của người bệnh
  • Ung thư xương có khả năng di truyền
  • Khối u ác tính có thể phát triển mạnh mẽ và lan sang các bộ phận khác của cơ thể
  • Ung thư xương có tốc độ di căn gấp 3 – 4 lần các bệnh ung thư khác

Cách chẩn đoán bệnh u xương

Để chẩn đoán tình trạng u xương, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe và đề nghị các xét nghiệm liên quan. Đầu tiên bác sĩ có thể tập trung kiểm tra khu vực nghi ngờ có khối u. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm hành kiểm tra độ mềm xương và phạm vi chuyển động của người bệnh để loại bỏ các nguyên nhân gây đau xương khác, chẳng hạn như gãy xương hoặc nhiễm trùng.

Để chắc chắn tình trạng u xương, bác sĩ có thể đề nghị nhiều xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

Xét nghiệm hình ảnh

Đầu tiên, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để xác định vị trí cũng như kích thước của khối u. Sau đó, tùy thuộc vào kết quả X – quang, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như:

tiêu chuẩn chẩn đoán u xương
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán u xương
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này sử dụng các tia X để tạo ra các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình ảnh chi tiết ở khu vực được kiểm tra.
  • Chụp Positron cắt lớp (PET): Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ đường phóng xạ vào tĩnh mạch để xác định vị trí của khối u. Bởi vì các tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose hơn các tế bào thông thường, do đó xét nghiệm này có thể xác định được vị trí chính xác của khối u xương ác tính.
  • Chụp động mạch: Xét nghiệm này sử dụng X – quang để quan sát động mạch và tĩnh mạch của người bệnh.

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định khối u xương. Sự xuất hiện của nhiều loại protein khác nhau có thể là dấu hiệu của khối u hoặc các vấn đề y tế khác.

Xét nghiệm Alkaline phosphatase là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán khối u xương. Khi mô xương phát triển bất thường, một lượng lớn enzyme Alkaline phosphatase có thể xuất hiện trong máu. Do đó, sự hiện diện của enzyme này có thể là dấu hiệu của các khối u xương.

Tuy nhiên, xét nghiệm Alkaline phosphatase thường có tính chính xác cao hơn ở những người đã ngừng phát triển.

Sinh thiết xương

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết xương để xác định khối u hoặc các điều kiện y tế liên quan khác.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở khối u bằng cách dùng kim đâm vào xương. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để ngăn ngừa cơn đau. Sinh thiết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của X – quang, CT hoặc MRI để đảm bảo tính chính xác.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết mở. Trong xét nghiệm này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ rạch và loại bỏ mô thông qua một vết mổ mở. Sinh thiết xương là điều quan trọng để chẩn đoán tình trạng u xương.

Các phương pháp điều trị u xương

Biện pháp điều trị khối u xương phụ thuộc vào loại u là lành tính hoặc ác tính. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như sau:

Điều trị u xương lành tính

Khối u xương lành tính có thể không cần điều trị nếu khối u không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi khối u lành tính và kiểm tra tình trạng phát triển của khối u. Do đó, người bệnh có thể cần tái khám định kỳ và chụp X – quang khối u để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Trong trường hợp, khối u gây ra các triệu chứng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

Điều trị không phẫu thuật:

Việc điều trị các khối u xương lành tính phụ thuộc vào loại khối u, kích thước, vị trí cụ thể và độ tuổi của người bệnh. Một số khối u có thể tự chữa lành, chẳng hạn như khối u sau khi gãy xương.

Một số khối u lành tính có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc theo thời gian mà không cần phẫu thuật.

điều trị u xương lành tính
Một số khối u lành tính có thể được điều trị bằng thuốc

Điều trị phẫu thuật:

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khối u xương lành tính để ngăn ngừa nguy cơ gãy xương hoặc tàn tật.

Điều trị phẫu thuật bao gồm thủ thuật loại bỏ khối u và kích thích tái tạo xương chắc khỏe tại vị trí khối u. Hầu hết các khối u lành tính đáp ứng tốt với phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên khối u thể tái phát, mặc dù khả năng tái phát không cao, thường là dưới 5%.

Một số khối u, chẳng hạn như u xương dạng xương, thường được phẫu thuật bằng cách cắt đốt vô tuyến cao tần (radio frequency ablation) hoặc hoại tử nhiệt (thermal necrosis). Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trước khi thực hiện các thủ tục loại bỏ khối u xương lành tính.

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương và tái khám định kỳ để tầm soát các biến chứng liên quan.

Điều trị u xương ác tính

Nếu người bệnh có khối u xương ác tính hoặc ung thư xương, người bệnh cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn ung thư xương. Ngoài ra, người bệnh có thể cần được chỉnh hình xương và thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng xương.

Điều trị u xương ác tính phụ thuộc vào các yếu tố liên quan, bao gồm giai đoạn của ung thư và độ tuổi của người bệnh. Tùy thuộc tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị chẳng hạn như:

Điều trị không phẫu thuật:

  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u xương. Phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị các khối u trong khu vực của chùm tia và không điều trị ung thư ở các khu vực khác trong cơ thể. Bác sĩ có thể xác định hiệu quả của liệu pháp và đề nghị các liệu pháp điều trị kết hợp.
  • Hóa trị (điều trị toàn thân): Hóa trị thường được sử dụng để tiêu diệt các tế bào khối u khi khối u đã di căn vào máu nhưng chưa được phát hiện trên các xét nghiệm y tế. Hóa trị cũng được sử dụng để điều trị khi các tế bào ung thư có nguy cơ lây lan cao. Thuốc hóa trị thường được tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng dưới dạng viên nang và viên con nhộng.

Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, khối u xương ác tính được điều trị bằng phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị là phương pháp điều trị kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.

điều trị u xương ác tính
Phẫu thuật là phương pháp điều trị u xương ác tính phổ biến nhất

Điều trị phẫu thuật:

  • Phẫu thuật bảo tồn: Phẫu thuật thường nhằm mục đích loại bỏ phần xương bị ung thư nhưng bảo tồn các cơ, gân, dây thần kinh và mạch máu (nếu có thể). Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các khối u và một phần của mô khỏe mạnh xung quanh. Xương được cắt bỏ sẽ được thay thế bằng một bộ phận kim loại hoặc một phần xương khác trong cơ thể của người bệnh.
  • Phẫu thuật cắt chi: Trong trường hợp phẫu thuật bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt chi. Phẫu thuật này được đề nghị thực hiện khi khối u xương có kích thước lớn hoặc gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu liên quan.

Sau khi cắt chi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các chi giả để hỗ trợ chức năng.

Hồi phục sau điều trị u xương

Thời gian hồi phục sau khi điều trị u xương phụ thuộc vào loại khối u cũng như phương pháp điều trị được áp dụng. Sau khi thực hiện điều trị, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang và các xét nghiệm liên quan để xác định tình trạng khối u và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Đối với người bệnh phẫu thuật điều trị, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tái khám để tránh các rủi ro chẳng hạn như:

Cách chăm sóc bệnh nhân u xương

Để hỗ trợ quá trình điều trị u xương và tăng tốc độ phục hồi tổn thương, người bệnh cần đảm bảo một số biện pháp sinh hoạt khoa học dưới đây:

  • Chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh

Trong thời gian điều trị ung thư xương, người bệnh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua những loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm: Trứng, cá, thịt, rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu… Điều này giúp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng và ổn định ương khớp. Mặt khác ăn uống đủ chất còn hỗ trợ tốt quá trình chống ung thư, ngăn mệt mỏi khi hóa trị và xạ trị.

Ngoài ra nhu cầu bổ sung canxi và vitamin D mỗi ngày cần được đáp ứng. Bởi hai thành phần dinh dưỡng này có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo xương mới, giúp phục hồi chức năng và hỗ trợ phòng ngừa u xương tái phát.

  • Nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý

Người bệnh bị u xương nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Không nên vận động gắng sức hoặc nằm bất động trên giường trong thời gian dài.

  • Kiểm soát căng thẳng

Trong thời gian điều trị và phục hồi tổn thương do u xương, người bệnh cần kiểm soát căng thẳng, suy nghĩ tích cực và vui vẻ. Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng chính là một phần khiến u xương trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ tái phát.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua