U Men Xương Hàm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

U men xương hàm là một khối u rất hiếm và phát triển rất chậm ở khoảng trống phía sau răng hàm hoặc răng khôn. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, và có thể gây hỏng xương hàm hoặc các bộ phận khác trong khoang miệng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u hiệu quả nhất.

U men xương hàm
U men xương hàm là một dạng khối u hiếm gặp và phát triển chậm

U men xương hàm là gì?

U men xương hàm (ameloblastoma) còn được gọi là u men răng hay u nguyên bào tạo men, là một khối u do răng lành tính (không phải ung thư), rất hiếm gặp, thường phát triển ở răng hàm gần răng khôn. Khối u này thường bắt đầu trong các tế bào tạo thành lớp men bảo vệ răng.

Khối u răng có thể gây đau hoặc sưng và thay đổi diện mạo khuôn mặt. Mặc dù thường lành tính, tuy nhiên khối u có thể trở thành ác tính. Nếu không được điều trị, khối u có thể phát triển trong một thời gian dài, trở thành ung thư và di căn đến các hạch bạch huyết ở gần phổi.

Ngoài ra, các tổn thương do u men xương hàm cũng dẫn đến biến dạng nghiêm trọng cấu trúc miệng và khuôn mặt. Đôi khi người bệnh cần phẫu thuật trên diện rộng để điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị, khối u có thể gây tắc nghẽn đường thở ở mũi và miệng, khiến người bệnh không thể thở được nếu không được can thiệp hầu họng.

Mặc dù u men răng thường được chẩn đoán ở người lớn trong độ tuổi 30 đến 60, tuy nhiên bệnh cũng được chẩn đoán ở thanh thiếu niên và cả trẻ em. Theo các chuyên gia, theo ước tính, cứ 1 triệu người sẽ có 1 người bị u men răng, trong đó có 2% người bệnh phát triển khối u ác tính, thường phổ biến ở người từ 20 – 40 tuổi.

Ngoài ra, u men răng cũng có khả năng tái phát cao, khiến nhiều bác sĩ đề nghị điều trị triệt để và điều trị bảo tồn trong một thời gian. Việc điều trị dứt điểm các khối u men thường để lại nhiều di chứng về tính thẩm mỹ và chức năng răng miệng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc sau khi điều trị, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Do đó, nhận biết các triệu chứng và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro.

Các loại u men xương hàm

U men răng có thể được tìm thấy ở cả hàm trên và hàm dưới, mặc dù 80% các trường hợp khối u nằm ở hàm dưới. Các u này thường liên quan đến các răng khôn không mọc được, dẫn đến vôi hóa, dịch chuyển sang các răng kế cận và gây tiêu chân răng.

u men xương hàm là gì
Có hơn 80% khối u xương hàm phát triển hàm dưới và có thể gây biến dạng hàm

Theo phân loại của WHO vào năm 2017, có bốn loại u men răng như sau:

  • U men răng thông thường: Trước đây được gọi là u tủy rắn / đa nang, thường được biểu hiện với nhiều vùng nang lớn. Đây là loại u phổ biến, phát triển mạnh, thường xảy ra ở hàm dưới và có khoảng 10% tái phát sau khi điều trị.
  • U men răng Unicystic: Đây là dạng khối u với một khoang nang đơn lẻ chiếm khoảng 10% các khối u men răng, phổ biến ở những bệnh nhân ở độ tuổi 20 – 30 và thường xảy ra ở những bệnh nhân có răng khôn không thể mọc. Khối u cũng có thể tái phát sau khi điều trị.
  • U men răng ngoại vi: Đây là khối u hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến nướu và các mô miệng ở hàm trên hoặc hàm dưới. Loại này chiếm 2% các trường hợp bệnh và có thể tái phát sau khi điều trị
  • U men xương hàm di căn: U men răng rất hiếm khi di căn và được xác định bởi các tế bào khối u xuất hiện ở vị trí chính trong xương hàm. Vị trí di căn phổ biến thường là phổi và thường lành tính, tuy nhiên khối u cũng có thể trở thành ác tính và gây ra nhiều biến chứng khác.

U men xương hàm có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm và thậm chí là gây chết người. Do cấu trúc xương mỏng và yếu, khối u có thể kéo dài thêm, chèn vào các khe mũi, hố miệng và cuối cùng là sọ, não. Điều này có thể xâm lấn quỹ đạo của tế bào chất và gây nguy hiểm đến tính mạng.

U men răng có phải ung thư không?

Các khối u men răng có thể trở thành ác tính hoặc ung thư, nhưng tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ có thể xác định khối u ác tính thông qua một quá trình được gọi là mô học.

dấu hiệu u men xương hàm
U men xương hàm có thể phát triển thành ung thư, mặc dù tỷ lệ này thường không cao

Trong thủ tục mô học của khối u, bác sĩ sử dụng kính hiển vi để kiểm tra mô và tế bào xương của khối u. Thông qua thủ tục này, khối u có thể được xác định là bình thường hay bất thường. Có hai loại khối u xương hàm ác tính bao gồm:

  • U men răng di căn: Những khối u này có vẻ lành tính nhưng có thể lây lan từ xương hàm đến các vùng khác trên cơ thể, bao gồm xương, phổi, não và da.
  • Ung thư biểu mô: Các khối u men răng có thể dẫn đến các dấu hiệu ung thư. Đôi khi khối u lành cũng cũng có thể phát triển và trở thành ung thư. Do đó, điều quan trọng là điều trị sớm cũng như theo dõi quá trình phát triển của khối u.

Các dấu hiệu u men xương hàm

Hầu hết các khối u men xương hàm phát triển rất chậm. Người bệnh có thể bị u xương hàm kéo dài trong 10 – 20 năm trước khi bác sĩ phát triển các dấu hiệu tiềm ẩn. Khối u có thể gây thay đổi hình dạng khuôn mặt và hàm hoặc dẫn đến một số vấn đề về răng, tuy nhiên đa số người bệnh không được chẩn đoán đúng lúc.

1. Ảnh hưởng đến mặt và hàm

Khi bị u men răng, người bệnh có thể bị sưng ở hàm trên hoặc hàm dưới, thường xảy ra ở một bên khuôn mặt. Nếu được chăm sóc răng miệng định kỳ 2 lần mỗi nằm, nha sĩ có thể phát hiện ra vấn đề và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Khi các khối u phát triển quá lớn, hàm và má có thể sưng phồng lên, giống như đang nhét một quả bóng vào giữa hàm và má.

Ngoài ra, u men xương hàm có thể khiến người bệnh khó cử động hàm và má.

2. Ảnh hưởng đến răng

U men răng có thể dẫn đến hiện tượng tiêu răng hoặc tái hấp thu, điều này gây phá hủy chân răng. Tiêu răng dẫn đến các cảm giác như đau răng, viêm khớp răng hoặc viêm khớp thái dương hàm.

u men răng
U men răng có thể khiến người bệnh bị đau răng hoặc xương hàm

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Răng lung lay và gần như có thể rơi ra với bất cứ lực tác động nhỏ nào
  • Có các đốm màu hồng hoặc đỏ trên răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Răng bị mẻ và dễ vỡ
  • Nướu bị đỏ, sưng và đau
  • Môi hoặc cằm có thể bị tê

Nếu khối u phát triển lớn và nhanh chóng, có thể lan đến mũi, hốc mắt hoặc hộp sọ. Trong một số trường hợp hiếm hơi, khối u có thể lớn đến mức chặn đường thở hoặc gây khó khăn khi đóng mở miệng, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương do khó hấp thụ các dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm.

Nguyên nhân gây u men xương hàm

Các bác sĩ không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến u men xương hàm. Tuy nhiên tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và một số gen nhất định có thể làm tăng nguy dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra, chấn thương hàm hoặc nhiễm trùng miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, các nhà khoa học cho rằng một số vi khuẩn, virus hoặc thiếu protein, khoáng chất trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng này.

u men răng là gì
Di truyền được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ u men xương hàm

U men răng xảy ra khi các tế bào nguyên tủy, tế bào tạo ra men răng, tiếp tục phát triển ngay cả khi men răng đã ổn định. Mặc dù không rõ nguyên nhân, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Rối loạn di truyền, có thể là mối liên hệ giữa những thay đổi trong gen và nguyên bào tủy. Sự thay đổi di truyền này có thể khiến các tế bào tiếp tục phát triển ngay cả khi men răng đã ổn định.
  • Bệnh nướu răng hoặc viêm ảnh hưởng đến nướu không được điều trị phù hợp.
  • Nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn.

Chẩn đoán u men xương hàm như thế nào?

Nếu nghi ngờ u men răng, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp X – quang trong quá trình kiểm tra răng miệng định kỳ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, nha sĩ có thể giới thiệu người bệnh đến bác sĩ chuyên môn và có kế hoạch chẩn đoán phù hợp hơn. Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung như:

Hình ảnh u xương hàm
Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để xác định khối u men xương hàm
  • Chụp X – quang cả hàm trên và hàm dưới
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra những hình ảnh chi tiết bên trong hệ thống xương khớp, bao gồm xương hàm của người bệnh. MRI không sử dụng tia X (bức xạ) do đó an toàn hơn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chup CT sử dụng một loạt các tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh không gian ba chiều về các mô mềm cũng như xương của người bệnh.
  • Sinh thiết tế bào, chất lỏng hoặc các mô để phát triển và quan sát dưới kính hiển vi.

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X – quang có thể giúp bác sĩ xác định kích thước khối u và liệu khối u có di căn hay không. Sinh thiết có thể giúp bác sĩ xác định các loại phụ của khối u để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị u men răng như thế nào?

Không có biện pháp duy nhất và phù hợp cho tất cả các trường hợp u men xương hàm. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh.

Thuốc và bức xạ dường như không ảnh hưởng đến các khối u không phải ung thư. Do đó, hầu hết các trường hợp, u men xương hàm được điều trị bằng cách phẫu thuật. Để đảm bảo các khối u được loại bỏ hoàn toàn và không phát triển trở lại, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u và một số các mô khỏe mạnh xung quanh để điều trị triệt để các triệu chứng.

điều trị u men răng
Hầu hết các trường hợp u men xương hàm được điều trị bằng cách phẫu thuật

Có nhiều cách khác nhau để phẫu thuật u men răng. Các biện pháp phẫu thuật được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn theo một số yếu tố như:

  • Loại khối u có di căn hay không
  • Khả năng tái phát và phát triển trở lại sau khi phẫu thuật là bao nhiêu
  • Sức khỏe tổng thể và các điều kiện bệnh lý cụ thể mà người bệnh đang có
  • Các phẫu thuật khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như thế nào

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ một số phần xương hàm cũng như động mạch và dây thần kinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khuôn mặt và tính thẩm mỹ của người bệnh. Bác sĩ có thể cần phẫu thuật tạo hình lại xương hàm bằng cách sử dụng một xương khác trong cơ thể hoặc xương hàm nhân tạo. Người bệnh cũng có thể cần học cách phục hồi chức năng xương hàm, biểu cảm khuôn mặt cũng như cách nhai và mỉm cười.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chụp CT để đảm bảo các khối u đã được loại bỏ hoàn toàn. Người bệnh cũng cần được theo dõi và kiểm tra trong 5 năm tiếp theo hoặc lâu hơn để đảm bảo khối u không tái phát.

Nếu khối u tái phát, khả năng phát triển thành ung thư rất cao. Nếu khối u di căn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như phổi, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bức xạ để làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u.

Ngoài ra, hiện tại, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu và phát triển những phương pháp điều trị mới nhằm hỗ trợ thu nhỏ khối u mà không cần phẫu thuật. Các chuyên gia cũng đang phát triển một số loại thuốc chống lại ung thư có liên quan đến gen di truyền và các vấn đề tương tự nhằm điều trị u men xương hàm hiệu quả hơn.

Có thể phòng ngừa u men xương hàm không?

U men xương hàm rất hiếm khi xảy ra và phát triển rất chậm, do đó việc phòng ngừa bệnh có thể gặp nhiều khó khăn. Cách tốt nhất để phòng ngừa u men răng là duy trì sức khỏe răng miệng và khám nha khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

phòng ngừa U men xương hàm
Đến gặp nha sĩ để làm sạch răng và kiểm tra xương hàm định kỳ để phát triển các khối u sớm nhất

Dưới đây là một số hướng dẫn để phòng ngừa có thể phòng ngừa u men xương hàm:

  • Đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và tầm soát ung thư xương hàm
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Chú ý đến các vết thương ở miệng và xương hàm

Lời khuyên từ bác sĩ

U men xương hàm là một khối u lành tính có thể gây hỏng hàm, răng và cấu trúc khuôn mặt của người bệnh. Những khối u này có thể trở thành ác tính và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm đe dọa đến tính mạng.

Các khối u này cũng không ngừng phát triển vì vậy người bệnh cần phẫu thuật triệt để để loại bỏ các khối u. Một số phẫu thuật sẽ loại bỏ những cấu trúc không phải khối u để ngăn khối u tái phát.

Đối với người bệnh trung niên, khi có dấu hiệu đau răng, đau hàm, răng lung lay hoặc yếu, người bệnh cần đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện cũng như ngăn ngừa các triệu chứng u men răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua