U Bao Hoạt Dịch Khớp Cổ Tay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là tình trạng sưng tấy phát triển dọc theo gân của bàn tay và cổ tay. Các khối u nang này có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến chuyển động của khớp.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay
U bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau đớn, khó chịu

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là gì?

U bao hoạt dịch cổ tay, còn được gọi là thoát vị bao hoạt dịch cổ tay, là các khối u bao hoạt dịch không phải ung thư, thường phát triển dọc theo gân hoặc khớp cổ tay và bàn tay. Tình trạng này cũng có thể phát triển ở mắt cá chân và bàn chân. Khối u nang thường có hình tròn hoặc bầu dục và chứa đầy các chất lỏng, dính, tượng tự như thạch.

Các khối u nang này có thể có kích thước nhỏ bằng hạt đậu hoặc có kích thước lớn với đường kính lên đến 2.5 cm. Các khối u nang hạch chứa đầy các chất lỏng, không phải ung thư và không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, nhưng có thể phát triển về kích thước.

Trong hầu hết các trường hợp, u bao hoạt dịch cổ tay ảnh hưởng đến người từ 20 – 50 tuổi và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Đôi khi u nang hoạt dịch cổ tay có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn và khó chuyển động các khớp. Nếu khối u nang hạch gây khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị hút chất dịch hoặc loại bỏ khối u nang bằng phương pháp phẫu thuật.

Các khối u nang hoạt dịch cổ tay không gây ra triệu chứng có thể không cần điều trị. Trong một số trường hợp, khối u có thể tự biến mất.

Dấu hiệu nhận biết u bao hoạt dịch cổ tay

U bao hoạt dịch cổ tay là một khối sưng ở bàn tay hoặc cổ tay. Hầu hết các trường hợp, khối u nang này có thể phát triển về kích thước và đôi khi có thể biến mất mà không cần điều trị.

Khối u nang hoạt dịch luôn hình thành gần các khớp và bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này thông qua các kiểm tra trực quan. Khối u nang có thể mềm hoặc cứng và không thể di chuyển tự do bên dưới da.

u bao hoạt dịch cổ tay
U bao hoạt dịch cổ tay thường có hình tròn hoặc hình bầu dục và phát triển ở gần khớp

Các khối u bao hoạt dịch cổ tay thường được đặc trưng bởi:

  • Vị trí: U nang hạch thường phát triển dọc theo các gân hoặc khớp cổ tay, bàn tay. Ngoài ra, gốc ngón tay hoặc các đầu khớp cuối của ngón tay cũng có thể phát triển tình trạng này. Đôi khi các khối u nang này cũng có thể phát triển ở các khớp khác, chẳng hạn như cổ chân hoặc bàn chân.
  • Hình dạng và kích thước: U bao hoạt dịch cổ tay thường có hình tròn hoặc hình bầu dục và có đường kính dưới 2.5 cm. Một số khối u nang có thể có kích thước rất nhỏ và không thể cảm nhận được. Ngoài ra, kích thước của khối u nang có thể thay đổi, tùy theo các chuyển động lặp lại hoặc các thao tác gây ảnh hưởng đến khối u nang.
  • Đau đớn: U nang hạch thường không gây đau, tuy nhiên nếu khối u gây áp lực lên các dây thần kinh, ngay cả khi khối u quá nhỏ, người bệnh có thể cảm thấy một số cơn đau, ngứa ran, tê tay hoặc yếu cơ.

Nếu khối u nang phát triển trên bàn tay hoặc cổ tay, người bệnh có thể mất khả năng cầm nắm. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng u bao hoạt dịch cổ tay đều không nghiêm trọng và không gây mất chức năng tay. Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu khối u nang có kích thước lớn hoặc gây mất chức năng ở tay. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Trên thực tế, u nang hạch là sinh phát sinh những túi chất lỏng đến từ các khớp nhỏ ở cổ tay hoặc từ các chất lỏng ở vỏ bao hoạt dịch bao quanh gân cổ tay. Khi các chất lỏng, được gọi là chất lỏng hoạt dịch, rò rỉ ra bên ngoài, điều này có thể dẫn đến việc hình thành các u nang hạch. Chất lỏng bên trong khối u nang giống với chất lỏng bình thường được tìm thấy trong các khớp hoặc trong bao gân. Chất lỏng này có dạng sệt giống như thạch.

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến u nang hoạt dịch cổ tay. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến các tổn thương ở khớp, khiến các mô bị rò rỉ hoặc phình ra. U nang hạch cổ tay cũng thường phát triển ở nữ giới và những người thường xuyên hoạt động cổ tay, chẳng hạn như tập gym hoặc chơi thể thao.

Ngoài ra, trong một số trường hợp các cục u ở bàn tay và cổ tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, chẳng hạn như u mỡ, u tế bào khổng lồ, nhiễm trùng, u xương cổ tay hoặc các tình trạng y tế khác. Điều quan trọng là xác định các nguyên nhân gây đau để có kế hoạch điều trị phù hợp.

 u nang hoạt dịch cổ tay
Thường xuyên vận động cổ tay có thể là nguyên nhân dẫn đến u bao hoạt dịch

Yếu tố nguy cơ gây u bao hoạt dịch khớp cổ tay:

U nang hoạt dịch cổ tay có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Tuy nhiên tình trạng này có thể phổ biến hơn ở một số đối tượng, chẳng hạn như:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ phát triển tình trạng thoát vị bao hoạt dịch cổ tay cao hơn gấp ba lần so với nam giới.
  • Độ tuổi: Hầu hết các trường hợp u nang hoạt dịch cổ tay phổ biến ở người trong độ tuổi từ 20 – 50.
  • Có tiền sử chấn thương: Người bệnh có tiền sử chấn thương, chẳng hạn như viêm gân do lạm dụng cổ tay, có thể thúc đẩy phát triển các khối u nang hạch trong tương lai.
  • Viêm khớp: Người bị viêm khớp ở cổ tay có thể làm tăng nguy cơ phát triển u nang bao hoạt dịch. Người bệnh viêm khớp thường phát triển các khối u nang hạch gần các đầu ngón tay (ở gần khớp móng tay).
  • Nhiễm trùng: Đôi khi vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua đường máu và tấn công vào bao hoạt dịch khớp. Điều này có thể gây sưng, viêm và hình thành các khối u nang bao hoạt dịch.
  • Lạm dụng quá mức: Những người sử dụng khớp cổ tay quá mức, chẳng hạn như vận động viên hoặc người tập gym, có thể dễ bị nang hạch hơn những người khác.

U nang hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp u bao hoạt dịch khớp cổ tay không nguy hiểm và không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:

  • Hạn chế khả năng vận động khớp: Khối u nang có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và gây hạn chế khả năng vận động của khớp.
  • Đau đớn: U bao hoạt dịch khớp cổ tay gây chèn ép lên dây thần kinh có thể dẫn đến đau đớn dữ dội.
  • Cứng khớp: Khối u nang hạch ở cổ tay có thể gây đau đớn và khó chịu khi cử động, điều này khiến người bệnh tránh cử động cổ tay. Tuy nhiên bất động khớp có thể khiến khớp hoạt động kém linh hoạt và gây cứng khớp trong một số trường hợp.
  • Nhiễm trùng: Hiếm khi chất lỏng từ u bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng xảy ra, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng.
  • Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Các u bao hoạt dịch khớp cổ tay có kích thước lớn có thể gây mất thẩm mỹ hoặc khiến người bệnh tự ti và hạn chế các hoạt động xã hội.

Mặc dù các biến chứng của tình trạng u nang hoạt dịch cổ tay, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Chẩn đoán u bao hoạt dịch cổ tay như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng u bao hoạt dịch cổ tay, bác sĩ có thể ấn vào khối u nang để kiểm tra độ đau và khó chịu. Bác sĩ cũng có thể sử dụng đèn chiếu qua u nang để xác định u nang là rắn hay chất đầy chất lỏng. U nang hạch có thể mềm, khi được chiếu sáng, ánh sáng sẽ xuyên qua khối nang.

thoát vị bao hoạt dịch cổ tay
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng u bao hoạt dịch cổ tay thông qua các dấu hiệu lâm sàng

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như:

  • Bác sĩ có thể dùng một ống tiêm để hút một ít chất lỏng bên trong khối u nang hoặc sử dụng siêu âm để xác định chất lỏng. Hình ảnh siêu âm được tạo ra từ sóng âm thanh phản ứng lại từ các mô khác nhau để xác định tình trạng u nang là lỏng hoặc rắn. Siêu âm cũng có thể xác định có động mạch hoặc mạch máu liên quan đến khối u hay không.
  • Nếu khối u nang có liên quan đến động mạch hoặc u khối u rắn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật hoặc tiểu phẫu để chẩn đoán xác định. Quá trình này được gọi là sinh thiết khối u nang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được chỉ định để kiểm tra cổ tay. MRI được chỉ định cho các khối u nang rất nhỏ, không có triệu chứng rõ ràng.

Biện pháp điều trị u bao hoạt dịch cổ tay

Đôi khi u bao hoạt dịch cổ tay có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Trong trường hợp này, người bệnh có thể kiểm tra định kỳ và theo dõi quá trình phát triển của khối u nang để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Thông thường các khối u nang thường tạo thành một loại van một chiều để chất lỏng xâm nhập vào khối u nang, nhưng không thể thoát ra ngoài. Do đó, khối u nang có thể phát triển về kích thước theo thời gian và gây áp lực lên các khu vực xung quanh. Áp lực này có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

1. Chăm sóc tại nhà

U bao hoạt dịch khớp cổ tay thường không nguy hiểm và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc khi u nang gây mất thẩm mỹ, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Nhiều khối u nang có thể biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị.

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà thường bao gồm sử dụng thuốc bôi ngoài da, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen.

Điều trị u nang hoạt dịch cổ tay
Ngâm cổ tay với nước gừng và quế có thể giảm viêm, sưng và đau đớn

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc cải thiện u nang hoạt dịch cổ tay theo Y học cổ truyền, chẳng hạn như:

Ngâm quế điều trị u nang hoạt dịch cổ tay:

Theo các nghiên cứu, quế có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống oxy hóa. Các chất hóa học này có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy và hỗ trợ điều trị cơn đau liên quan đến khối u bao hoạt dịch ở cổ tay.

Cách thực hiện bài thuốc ngâm như sau:

  • Đun sôi nhỏ lửa quế là gừng đập dập trong 5 – 10 phút;
  • Đổ phần nước quế và gừng vào chậu ngâm, đợi đến khi nước ấm thì dùng để ngâm tay, sao cho nước ngập đến phần cổ tay;
  • Ngâm tay ít nhất 10 phút mỗi làn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc bôi từ nghệ:

Thành phần chính của nghệ là curcumin, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau và sưng tấy. Do đó, nghệ có thể được ứng dụng để điều trị tình trạng u bao hoạt dịch.

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn 3 thìa cà phê bột nghệ và 2 thìa cà phê dầu dừa để tạo thành hỗn hợp mịn;
  • Đắp hỗn hợp lên vùng cổ tay bị đau, lưu lại trên da khoảng 20 phút sau đó sử dụng nước ấm để làm sạch da.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Nếu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị viêm khớp hoặc giảm đau. Cụ thể các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có thể hỗ trợ giảm sưng tấy và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách ức chế viêm trong cơ thể.
  • Thuốc corticosteroids: Corticosteroids được chỉ định cho tình trạng viêm nghiêm trọng và không đáp ứng với NSAID. Corticosteroids có nhiều dạng khác nhau, bao gồm kem bôi, thuốc đường uống và thuốc tiêm, hỗ trợ giảm sưng, viêm, đau đớn không liên quan đến nhiễm trùng.
  • Kháng sinh: Đối với tình trạng u bao hoạt dịch cổ tay do vi khuẩn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ chữa lành các tổn thương.

3. Phẫu thuật

Đối với các u bao hoạt dịch cổ tay gây đau đớn nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị một số thủ thuật điều trị như:

mổ u bao hoạt dịch cổ tay ở đâu
Mổ u bao hoạt dịch cổ tay thường mang lại hiệu quả cao và hiếm khi tái phát
  • Chọc hút: Thủ tục này sử dụng một kim dài để chọc vào khối u nang hạch để hút chất dịch để giảm sưng và viêm khớp. Sau khi hút chất dịch, một hợp chất steroid sẽ được tiêm vào khu vực khối u nang để chống viêm và giữ cho khối u không di chuyển dưới da. Tuy nhiên, chọc hút không thể loại bỏ được vị trí u nang, do đó tình trạng này có thể tái phát. Ngoài ra, đôi khi các chất lỏng sệt như thạch đôi khi có thể không đi qua kim tiêm và bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với khối u nang hạch mãn tính, kéo dài và tái phát. Trong quá trình phẫu thuật, nang ở cổ tay sẽ được cắt bỏ hoàn toàn, bao gồm các túi dịch bao quanh. Mặc dù phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể tái phát.

4. Hồi phục sau khi điều trị u bao hoạt dịch cổ tay

Sau khi được chẩn đoán và điều trị khối u bao hoạt dịch cổ tay, người bệnh cần theo dõi tiến triển bệnh để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Cụ thể, một số lưu ý sau khi điều trị u nang bao gồm:

  • Sau khi chọc hút, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bất động cổ tay hoặc nẹp cổ tay trong vài ngày. Điều này có thể hạn chế các ma sát và cử động không cần thiết có thể gây tổn thương cổ tay.
  • Sau khi phẫu thuật cổ tay, người bệnh có thể cần nẹp cổ tay trong 7 – 10 ngày. Nẹp hoặc bao cứng cổ tay có thể ngăn người bệnh di chuyển khớp và hạn chế các tổn thương liên quan.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh quay lại kiểm tra sức khỏe sau khi thực hiện các thủ thuật điều trị u bao hoạt dịch cổ tay. Sau khi đánh giá đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu hoặc các liệu pháp vận động cần thiết để hỗ trợ phục hồi chức năng cổ tay.

Phòng ngừa u bao hoạt dịch cổ tay

Bởi vì nguyên nhân chính xác dẫn đến u bao hoạt dịch cổ tay không được xác định, do đó rất khó để phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý như:

u bao hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa u bao hoạt dịch c
  • Vệ sinh tay sạch sẽ mỗi ngày để làm sạch da và lỗ chân lông;
  • Tránh phơi nắng trong một thời gian, điều này có thể khiến da bị tổn thương, giúp các gốc tự do gây oxy hóa tế bào và tăng nguy cơ phát triển u nang hạch;
  • Thanh lọc máu bằng cách thường xuyên sử dụng các loại thảo mộc như tỏi, bồ công anh hoặc nghệ.
  • Bổ sung các loại cá béo để ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm các tổn thương oxy hóa trong cơ thể;
  • Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A, chẳng hạn như trái cây họ cam, quýt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các loại đậu, để hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể;
  • Uống đủ nước có thể phòng ngừa u nang hoạt dịch từ bên trong cơ thể bằng cách hỗ trợ hoạt động của gan và máu.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay không phải là khối u ung thư hoặc các vấn đề cần điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Thông thường, các khối u nang được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được đề nghị chọc hút dịch hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Câu hỏi liên quan
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua