U Bao Hoạt Dịch

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

U bao hoạt dịch thường có xu hướng phát triển ở phần dưới của cột sống và dẫn đến đau lưng dưới hoặc đau thần kinh tọa. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây hẹp ống sống hoặc suy giảm chức năng thần kinh nếu không được điều trị phổ biến.

U bao hoạt dịch
U bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy các chất lỏng được hình thành xung quanh các khớp

U bao hoạt dịch là gì?

U bao hoạt dịch (Synovial Cyst) là tình trạng hình thành một túi chứa đầy các chất lỏng phát triển dọc theo cột sống người. Tình trạng này thường xảy ra khi đốt sống bị thoái hóa một mặt. Do đó, tình trạng này thường không phát triển ở bệnh nhân dưới 45 tuổi và phổ biến ở bệnh nhân trên 65 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, u nang bao hoạt dịch phát triển ở phần dưới của cột sống. Các khối u năng này thường không phổ biến và không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các u nang không gây tử vong hoặc ung thư. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống, chẳng hạn như hẹp ống sống.

Hẹp ống sống là tình trạng cột sống bị thu hẹp hoặc co lại. Tình trạng này dẫn đến áp lực tăng lên tủy sống và các dây thần kinh. Các đặc trưng phổ biến bao gồm đau đớn, chuột rút ở lưng và chân. Ngoài ra, các triệu chứng cũng thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh đứng trong một thời gian dài.

Nguyên nhân gây u bao hoạt dịch

U nang bao hoạt dịch thường phát triển ở các đốt sống bị thoái hóa, thường là ở cột sống thắt lưng và hầu như luôn xuất hiện ở L4 – L5 (hiếm khi ảnh hưởng đến  L3 – L4). Khu vực này được coi là khu vực bất ổn định nhất của cột sống và có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u nang.

Cơn đau có thể xảy ra khi máu từ tĩnh mạch xung quanh các dây thần kinh không thể thoát ra ngoài, dẫn đến đau và kích thích các dây thần kinh. Cơn đau thường có thể được cải thiện khi ngồi xuống, do máu có thể thoát ra ngoài và giảm áp lực lên các dây thần kinh.

U nang bao hoạt dịch
U nang hoạt dịch thường phổ biến ở người trên 65 tuổi và liên quan đến tình trạng thoái hóa tự nhiên

U bao hoạt dịch thường liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Các thay đổi do thoái hóa, chẳng hạn như viêm xương khớp (OA), có thể phát triển theo thời gian và dẫn đến u nang hoạt dịch;
  • Chấn thương nhẹ hoặc nghiêm trọng, chẳng hạn trượt ngã, tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao đều có thể dẫn đến u nang.

Khi đột sống bị hao mòn, sụn khớp (có nhiệm vụ đàn hồi, bảo vệ và hấp thụ sốc) bị tổn thương theo thời gian. Tình trạng này khiến lớp niêm mạc của khớp (bao hoạt dịch) bị tổn thương và dẫn đến hình thành một khối u nang. Các chấn thương có thể dẫn đến thoái hóa và viêm các khớp. Điều này có thể gây hình thành các khối u hoạt dịch.

Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân u bao hoạt dịch có thể phát triển tình trạng trượt đốt sống. Tình trạng này xảy ra khi đốt sống bên dưới trượt về phía trước so với đốt sống phía trên. Bác sĩ cho rằng tình trạng trượt đốt sống gây ma sát và dẫn đến việc hình thành các u nang hoạt dịch.

Hầu hết các trường hợp khối u hoạt dịch không gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Do đó, các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như suy giảm chức năng thần kinh hoặc Hội chứng chùm đuôi ngựa (gây mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang) là cực kỳ hiếm gặp, ngay cả đối với các chấn thương nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết u bao hoạt dịch

Trong hầu hết các trường hợp, u bao hoạt dịch thường không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nào. Một số người bệnh có thể bị đau lưng, yếu hoặc tê nếu khối u nang hoạt dịch gây chèn ép các dây thần kinh.

Các khối u nang có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên cột sống với nhiều cấp độ khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u nang.

Cách điều trị u nang hoạt dịch cổ tay
Đau thắt lưng là dấu hiệu u bao hoạt dịch phổ biến nhất

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau thắt lưng.
  • Bệnh cơ thắt lưng hoặc đau chân, đau thần kinh tọa, các triệu chứng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân là có thể lan xuống mặt sau của chân hoặc bàn chân.
  • Thông thường người bệnh thường không có cảm giác đau đớn khi ngồi, bởi vì khi ngồi ống sống mở rộng ra và không có nhiều áp lực lên các dây thần kinh cột sống. Tuy nhiên khi đứng thẳng hoặc đi bộ, ống sống sẽ đóng lại và tạo ra nhiều áp lực lên các dây thần kinh.
  • Suy giảm chức năng thần kinh, dẫn đến các dấu hiệu như tê, ngứa ran ở một hoặc cả hai chân. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy yếu chân, ngay cả khi để chân nghỉ.
  • Chèn ép các dây thần kinh, có thể dẫn đến đau đớn hoặc chuột rút ở một bên chân.

Ngoài ra đôi khi tình trạng u bao hoạt dịch có thể dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến. Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây dẫn đến các vấn đề y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang và cần điều trị y tế ngay lập tức.

U bao hoạt dịch ở lưng giữa và lưng trên thường không phổ biến. Tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra,  u nang hoạt dịch lồng ngực và u nang hoạt dịch cột sống cổ có thể dẫn đến hàng loạt các triệu chứng về bệnh lý tủy, gây tê cánh tay hoặc mất sức mạnh.

Các triệu chứng u bao hoạt dịch thường phổ biến ở người trên 65 tuổi. Loại u nang này thường lành tính (không ung thư) và các triệu chứng thường phát triển trong một thời gian dài.

U bao hoạt dịch có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp u bao hoạt dịch không nghiêm trọng và thường được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên đôi khi tình trạng u nang hoạt dịch có thể liên quan đến tình Hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của các bệnh lý ở cột sống thắt lưng.

u bao hoạt dịch có nguy hiểm không
Đôi khi u bao hoạt dịch có thể là dấu hiệu của Hội chứng chùm đuôi ngựa

Ở cột sống thắt lưng, tủy sống kết hợp với các dây thần kinh đệm tạo thành một bó dây thần kinh. Áp lực từ u bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý khác có thể dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm đau, tê và ngứa ran ở vùng yên ngựa (lưng dưới, mông, hông, mặt trong của đùi). Các triệu chứng khác có thể bao gồm rối loạn ruột, bàng quang hoặc thậm chí là rối loạn chức năng tình dục.

Mặc dù không phổ biến, nhưng Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng u nang bao hoạt dịch. Nhiều người bệnh có thể cần được phẫu thuật khẩn cấp để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng của Hội chứng chùm đuôi ngựa, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Biện pháp chẩn đoán u bao hoạt dịch

Để chẩn đoán u nang bao hoạt dịch, các bác sĩ thường kiểm tra các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra khu vực lưng và cột sống để xác định các tổn thương sơ bộ.

Nếu xác định được khối u dọc theo cột sống của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để xác định khối u nang hoạt dịch hoắc các vấn đề sức khỏe khác.

Đôi khi các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp X – quang, có thể được đề nghị để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau thắt lưng.

Điều trị u bao hoạt dịch

Một khối u bao hoạt dịch nhỏ hoặc không có triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và theo dõi thường xuyên. Các khối u này có thể không cần điều trị. Tuy nhiên trong các trường hợp khác, người bệnh có thể cần được điều trị y tế đề tránh các rủi ro không mong muốn.

Có một số lựa chọn điều trị u nang bao hoạt dịch phổ biến, chẳng hạn như:

  • Điều chỉnh thói quen sống và theo dõi thường xuyên;
  • Phương pháp giảm đau không phẫu thuật;
  • Tiêm thuốc kiểm soát các triệu chứng;
  • Phẫu thuật.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Thay đổi lối sống

Các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tránh một số hoạt động có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các động tác kéo căng từ nhẹ đến trung bình để hỗ trợ cải thiện tình trạng u bao hoạt dịch. Các bài tập vật lý trị liệu và liệu pháp vận động cũng có thể được đề nghị để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

cách điều trị u bao hoạt dịch cổ tay
Người bệnh có thể được đề nghị tránh các hoạt động khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn

Nếu cơn đau và các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Biện pháp giảm đau không phẫu thuật

Kết hợp với việc điều chỉnh hoạt động, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà với một số biện pháp như:

  • Chườm đá hoặc chườm nóng vào khu vực bị tổn thương, đặc biệt là đối với tình trạng đa và khó chịu liên quan đến các hoạt động hàng ngày;
  • Sử dụng thuốc giảm đau chẳng hạn như  thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen), acetaminophen hoặc hoặc thuốc giảm đau theo toa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, chẳng hạn như vài giờ một lần trong một đến hai ngày để cải thiện các triệu chứng.

Hầu hết các phác đồ điều trị u nang bao hoạt dịch bao gồm tập thể dục, kéo giãn cơ thể và giảm đau tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đi xe đạp cố định, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

3. Tiêm thuốc điều trị u bao hoạt dịch

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc để cải thiện các triệu chứng. Có hai loại tiêm hữu ích có thể hỗ trợ giảm đau liên quan đến u nang bao hoạt dịch.

tiêm ngoài màng cứng
Tiêm thuốc vào cột sống có thể hỗ trợ giảm đau tạm thời
  • Tiêm vào cạnh đốt sống: Thủ thuật này sử dụng một kim nhỏ đưa vào u nang để dẫn lưu chất dịch. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm steroid vào đốt sống để giảm viêm và đau lưng.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến để cải thiện các cơn đau liên quan đến cột sống. Tiêm steroid không thể làm giảm kích thước u nang nhưng có thể giảm viêm và viêm đau. Có khoảng 50% các trường hợp, tiêm steroid vào màng cứng mang lại hiệu quả cao và có 50% hiệu quả chỉ là tạm thời.

Mặc dù tiêm thuốc điều trị  u bao hoạt dịch chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, tuy nhiên đây được cho là phương pháp tốt nhất để tránh phẫu thuật. Tuy nhiên người bệnh không được tiêm thuốc quá ba lần trong một năm để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nếu tiêm thuốc không mang lại hiệu quả giảm đau hoặc phục hồi các chức năng ở mức chấp nhận được, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định cho trường hợp u nang bao hoạt dịch nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Các loại phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm cắt bỏ u nang và hợp nhất cột sống.

phẫu thuật u nang bao hoạt dịch
Phẫu thuật thường được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng

– Phẫu thuật cắt bỏ u nang:

Nếu khối u nang hoạt dịch không liên quan đến các bất ổn cột sống, chẳng hạn như trượt đốt sống thắt lưng, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ khối u nang để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Về cơ bản đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, ít rủi ro và có thời gian phục hồi nhanh.

Tuy nhiên thủ thuật này chỉ có thể loại bỏ u nang và không thể điều trị các bệnh lý nguyên nhân. Do đó, u nang bao hoạt dịch có thể tái phát trong tương lai.

– Phẫu thuật kết hợp cột sống:

Phẫu thuật này được thực hiện để cắt bỏ khối u nang sau đó kết hợp các đốt sống lại với nhau. Việc hợp nhất này có thể dừng tất cả các hoạt động ở cột sống và nếu không có bất cứ chuyển động nào, u nang sẽ không tái phát.

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho tình trạng u bao hoạt dịch. Tuy nhiên phẫu thuật này làm thay đổi cơ sinh học ở lưng do các đốt sống không còn hoạt động nữa. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể cần trải qua nhiều lần hợp nhất và mất khoảng 6 – 9 tháng để phục hồi hoàn toàn.

U bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy các chất lỏng được hình thành xung quanh các khớp. Tình trạng này thường phổ biến ở cột sống thắt lưng và thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Bởi vì u nang thường không gây ra dấu hiệu nhận biết cụ thể, do đó hầu hết người bệnh không có kế hoạch điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi u nang có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và dẫn đến đau hoặc các vấn đề khác.

Những người bị đau lưng dưới, đau chân không rõ nguyên nhân hoặc khó đi lại nên trao đổi với bác sĩ để được đánh giá phù hợp.

Các biện pháp điều trị u nang hoạt dịch phổ biến bao gồm dành thời gian nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần được phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Trong một số trường hợp, u bao hoạt dịch có thể dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thông tin thêm: U xương là bệnh gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua