Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ C5 C6

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể gây yếu cơ bắp tay và cơ duỗi cổ tay. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể cảm thấy tê, ngứa ran lan đến ngón cái và các đầu ngón tay. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến suy nhược, mất chức năng cột sống và các vấn đề thị lực.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để phục hồi chức năng cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là gì?

Đốt sống C6 và C6 cần thiết cho sự linh hoạt, hỗ trợ phần cổ và đầu ở phía trên. Các đốt sống cố này chịu tải trọng rất lớn và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các tư thế xấu, do đó rất dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương và đau nhức rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là tình trạng phổ biến, thường xảy ra do các tư thế xấu ở đầu, cổ, chẳng hạn như cúi đầu hoặc nhô cột sống cổ về phía trước. Tuy nhiên, các chấn thương, hao mòn do lão hóa cũng có thể dẫn đến rách, tổn thương bề mặt đĩa đệm. Khi phần bên ngoài bị rách hoặc nứt, nhân nhầy bên trong đĩa đệm có thể tràn ra ngoài và gây thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể dẫn đến đau đớn hoặc không có dấu hiệu nào cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây tổn thương thị lực, thậm chí là gây mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 khiến các nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và các protein gây viêm bắt đầu rò rỉ ra ngoài lớp bảo vệ cột sống, dẫn đến các cơn đau nhói ở cổ hoặc cánh tay. Các cấu trúc lân cận, chẳng hạn như tủy sống, cũng có thể bị viêm và đau đớn.

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể gây đau cổ vai gáy, lan đến cánh tay và các ngón tay

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau cổ: Cơn đau này có thể là một cơn đau nhẹ, đau nhói hoặc nóng rát, thường có xu hướng ảnh hưởng đến phía sau hoặc một bên cổ.
  • Đau dọc theo rễ thần kinh: Cơn đau này có thể lan theo dây thần kinh đến vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay.
  • Tê và yếu cơ: Dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm có thể dẫn đến đến tê, yếu lan từ vai xuống cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay.
  • Cứng cổ: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây hạn chế một số cử động cổ và giảm phạm vi chuyển động.

Trong trường hợp tủy sống bị chèn ép hoặc viêm do thoát vị đĩa đệm cổ, có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau, ngứa, tê hoặc yếu ở cả hai canh tay / hai chân
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp khi đi bộ
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột

Xem Thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 thường xuất hiện dần dần và không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có một số rủi ro và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Khi cơ thể già đi, đĩa đệm có thể bị khô, hao mòn, thoái hóa và làm tăng nguy cơ thoát vị. Khi còn trẻ, các đĩa đệm thường chứa nhiều nước, tuy nhiên khi già đi lượng nước sẽ giảm dần, khiến đĩa đệm kém linh hoạt, khó chuyển động khi vặn hoặc xoay, làm tăng nguy cơ vỡ đĩa đệm.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu cho biết, thoát vị đĩa đệm có khả năng di truyền trong gia đình.
  • Chuyển động đột ngột: Các chuyển động, như xoay đầu, nâng vật nặng hoặc vặn phần thân trên quá nhiều, có thể góp phần gây tổn thương đĩa đệm.
  • Chấn thương: Các lực tác động trực tiếp lên cột sống cổ có thể làm rách hoặc thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cần được điều trị sớm và đúng cách. Nếu bị đau cổ hoặc thuộc các đối tượng nguy cơ, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không?

Một biến chứng tiềm ẩn của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là có thể gây áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm đau, tê và yếu ở cánh tay hoặc chân. Trong các trường hợp nghiêm trọng, đôi khi người bệnh có thể bị liệt hoặc mất chức năng cánh tay hoặc chân.

Một biến chứng tiềm ẩn khác của thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là có thể gây ra các vấn đề về thị lực. Khi các dây thần kinh kiểm soát mắt bị ảnh hưởng có thể dẫn đến nhìn đôi, nhìn mờ và khó nhìn vào ban đêm. Trong các trường nghiêm trọng, đôi khi người bệnh có thể bị mù lòa.

thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 có thể dẫn đến đau mãn tính và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 cũng có thể dẫn đến một số biến chứng, như:

  • Kích thích mô thần kinh và dẫn đến rối loạn chức gây năng chóng mặt hoặc gây ra một cơn đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua)
  • Tổn thương tủy sống, có thể gây tê, yếu và đau ở lưng dưới
  • Đau đầu và đau âm ỉ ở phía sau mắt
  • Gặp khó khăn khi cầm hoặc nhấc đồ vật
  • Khó tập trung, suy giảm trí nhớ

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6

Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể kiểm soát bằng cách phương pháp bảo tồn, không phẫu thuật, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

1. Thay đổi phong cách sinh hoạt

Hầu hết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây đau đớn khi hoạt động không đúng tư thế. Nếu cơn đau nghiêm trọng vượt qua khả năng chịu đựng, người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi hoặc thay đổi phong cách sinh hoạt.

10 bài tập thoát vị đĩa đệm cổ
Thay đổi hoạt động, tránh gây áp lực lên đĩa đệm cột sống cổ có thể góp phần cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm

Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý bao gồm:

  • Tránh các hoạt động thể chất nặng nhọc, chẳng hạn như lao động tay chân hoặc tham gia các môn thể thao
  • Tránh các hoạt động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như xoay đầu sang một bên hoặc cúi đầu bấm điện thoại
  • Thay đổi tư thế ngủ, chẳng hạn như nằm trong tư thế bào thai thay vì nằm ngửa hoặc nằm sấp
  • Nghỉ ngơi có thể giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Khi cơn đau giảm đi, người bệnh có thể bắt đầu các hoạt động thể chất hoặc vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ để phục hồi chức năng cột sống.

Bên cạnh đó, có một số cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh trong 15 – 20 phút mỗi lần có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần mỗi ngày, tuy nhiên cần để da nghỉ ngơi ít nhất là 2 giờ giữa các lần chườm để tránh gây tổn thương da.
  • Massage, xoa bóp nhẹ nhàng có thể giúp các cơ bắp thư giãn, tăng cường lượng máu lưu thông và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như xoa bóp gây đau, cần dừng ngay lập tức để tránh các tổn thương thêm.

2. Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp chống viêm trong, từ đó giảm đau. NSAID có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ và thường là những loại thuốc đầu tiên được khuyên dùng để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.

Nếu các loại thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau khác trong thời gian ngắn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm NSAID theo toa, thuốc giãn cơ hoặc steroid đường uống.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý lạm dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như trong các đợt bùng phát cơn đau dữ dội, nghiêm trọng hoặc sử dụng kéo dài trong một hoặc hai tuần.

3. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia, chẳng hạn như kéo dài cổ, gập cằm, có thể giúp ổn định cột sống cổ, giúp đầu và cổ duy trì ở tư thế tốt hơn.

Việc tăng cường sức mạnh cơ cổ có thể giữ đầu và cổ không cúi về phía trước. Thay vào đó, đầu sẽ được giữ thẳng hàng với tai, ngay phía trên vai, điều này giúp cột sống cổ ở đúng vị trí, tránh gây áp lực, căng thẳng lên các đĩa đệm.

Tuy nhiên, các bài tập cần được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để đáp ứng các nhu cầu và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Theo thời gian, hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục các bài tập cổ và kéo giãn tại nhà để duy trì sức mạnh cũng như sự linh hoạt của cổ trong thời gian dài.

Xem Thêm: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào? Ở đâu?

4. Tiêm thuốc điều trị

Nếu nghỉ ngơi, thay đổi hoạt động, vật lý trị liệu và các loại thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tiêm thuốc để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6. Hầu hết các mũi tiêm sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tia X và thuốc cản quang để đảm bảo vị trí chính xác.

Mục tiêu của thuốc tiêm là đưa thuốc vào vị trí cần thiết mà không gây ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng của cột sống, chẳng hạn như rễ thần kinh, mạch máu, tủy sống.

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7
Tiêm ngoài màng cứng có thể giảm đau, chống viêm và giúp cột sống có thời gian phục hồi

Các mũi tiêm phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Bác sĩ sẽ tiêm steroid vào khoang ngoài màng cứng để giảm viêm, giảm đau và góp phần phục hồi chức năng cột sống. Tiêm steroid ngoài màng cứng là mũi tiêm phổ biến nhất được thực hiện để điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Tiêm vào rễ thần kinh có chọn lọc: Một dung dịch steroid và thuốc gây mê được tiêm gần dây thần kinh cột sống để giúp giảm đau, chống viêm.

Đôi khi tiêm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Do đó, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp.

5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể được kiểm soát mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài hơn 6 – 12 tuần hoặc khi người bệnh bị mất chức năng, hạn chế khả năng chuyển động, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Mục tiêu của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ là loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương và đảm bảo chức năng thần kinh, tủy sống. Các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống cổ: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch nhỏ khoảng 1 inch ở phía trước (hoặc phía sau) cổ để lấy đĩa đệm bị tổn thương ra bên ngoài. Sau đó bác sĩ có thể chèn một tấm kim loại để ổn định cột sống.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nghiêm trọng, mặc dù điều này thường không phổ biến. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 có thể thuyên giảm sau vài tuần điều trị tích cực. Nếu phẫu thuật, người bệnh có thể cần 3 tháng đến 1 năm để hồi phục hồi toàn. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, người bệnh cần giữ cột sống ở trạng thái tốt nhất để tránh các tổn thương trong tương lai.

Để giữ cột sống cổ khỏe mạnh và tránh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tái phát, người bệnh cần lưu ý:

  • Luôn giữ đầu, cổ thẳng, đảm bảo rằng màn hình máy tính ngang tầm mắt. Nếu cảm thấy cần nhìn xuống, hãy nâng màn hình lên.
  • Thay đổi gối ngủ và tư thế nằm để giữ cho cột sống cổ thẳng hàng.
  • Tránh cúi đầu hoặc uốn cong cổ khi sử dụng điện thoại, đọc sách. Cố gắng giữ thiết bị di động ngang tâm mắt, giảm thiểu thời gian nhắn tin, đặt tay và thiết bị lên gối và nghỉ giải lao thường xuyên.
  • Tập thể dục và kéo giãn cột sống cổ thường xuyên có thể hỗ trợ cột sống cổ, tránh các áp lực.
  • Uống nhiều nước để giúp nuôi dưỡng các đĩa đệm, giúp đĩa đệm luôn mềm dẻo, chắc khỏe.
  • Mang trọng lượng đồng đều ở hai bên vai. Tải trọng không đều có thể dẫn đến lệch vai, căng cơ cổ và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 thường được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị đúng cách. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ chuyên môn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tại nhà phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Ngồi Nhiều Không
Thoát vị đĩa đệm có nên ngồi nhiều không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bệnh nhân không? Câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về bệnh. Hiện nay, đây là bệnh xương ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nhảy Dây Được Không
Nhảy dây - một bài tập cardio đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Chườm Nóng Hay Lạnh
Thoát vị đĩa đệm chườm nóng hay lạnh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Bài viết này sẽ phân ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Mất Bao Lâu
Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh thực hiện phẫu thuật ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua