Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mảnh Rời

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời có thể di chuyển xung quanh cột sống, làm trầm trọng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn dữ dội và khó khăn cho các hoạt động hàng ngày. Xác định các triệu chứng và có kế hoạch điều trị kịp thời là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là giai đoạn nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi đĩa đệm (lớp đệm mềm ở giữa hai đốt sống) bị đẩy ra bên ngoài vị trí bình thường. Theo phân loại, có nhiều dạng thoát vị đĩa đệm khác nhau, trong đó thoát vị đĩa đệm có mảnh rời được xem là tình trạng nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị ép ra khỏi bao xơ và tách hẳn ra khỏi phần chính của đĩa đệm tạo thành một mảnh rời riêng biệt. Mảnh rời này có thể di chuyển xung quanh, gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn, sưng tấy và ảnh hưởng đến chức năng vận động linh hoạt. Mảnh rời có thể xuất hiện ở các chi (cánh tay hoặc chân), làm tăng khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với nhân đĩa đệm, gây viêm nhiễm trong khu vực.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời có thể gây mất chức năng khớp, teo cơ, tổn thương ống sống và dây thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, đôi khi tình trạng này cũng có thể gây mất khả năng kiểm soát bàng quang, ruột và nhiều rủi ro khác.

Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, dẫn đến viêm, đau dây thần kinh. Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm có mảnh rời, nhân nhầy có thể di chuyển xung quanh cột sống hoặc các vị trí khác, dẫn đến giải phóng các chất hóa học gây viêm, đau dây thần kinh.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường bao gồm căng thẳng đột ngột, chẳng hạn như do tai nạn, chấn thương, va chạm. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể phát triển dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời là gì
Lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm có mảnh rời bao gồm:

  • Sự lão hóa: Khi cơ thể già đi, đĩa đệm dần trở nên khô, mất nước, mất sức mạnh và khả năng phục hồi tự nhiên. Điều này làm tăng nguy cơ rách, vỡ bao xơ, khiến nhân nhầy thoát hoàn toàn ra bên ngoài cấu trúc chính của đĩa đệm.
  • Chấn thương cấp tính: Các chấn thương đột ngột, chẳng hạn như tai nạn giao thông, ngã mạnh, va chạm thể thao, đều có thể dẫn đến một lực tác động mạnh đến các đĩa đệm, góp phần khiến nhân nhầy lồi hẳn ra ngoài.
  • Phong cách sống thiếu khoa học: Một lối sống lười vận động, ít tập thể dục thường xuyên, không có chế độ ăn uống lành mạnh, thừa cân – béo phì và hút thuốc lá, là một trong những nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm có mảnh rời.
  • Tư thế xấu: Đứng, ngồi, nằm, nâng hoặc vặn người không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, các hoạt động lặp lại thường xuyên có thể gây áp lực lên cột sống và đẩy đĩa đệm ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Bệnh lý ở cột sống: Một số vấn đề cột sống, chẳng hạn như thoái hóa, vẹo cột sống hoặc gù lưng, có thể dẫn đến nhiều áp lực ở cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Các triệu chứng liên quan đến đĩa đệm cột sống thoát vị có mảnh rời sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị ảnh hưởng và khu vực mà mảnh rời di chuyển đến. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, hắt hơi, cười hoặc khi thực hiện các cử động khác
  • Có cảm giác khó chịu khi cử động
  • Giảm phạm vi cử động
  • Co thắt cơ hoặc chuột rút
  • Đau đớn được cải thiện khi nằm xuống hoặc khi không hoạt động
  • Yếu cột sống
  • Yếu chân hoặc mất chức năng chân
  • Khó thở, đau nhói ở lồng ngực, nếu mảnh rời ảnh hưởng đến vị trí gần phổi, tim
  • Đau thần kinh tọa lan tỏa đến các vùng lân cận, chẳng hạn như vai và cánh tay nếu mảnh rời ở cổ hoặc ở đùi, hông và chân nếu mảnh rời ở cột sống thắt lưng

Các mảnh rời có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh trong khu vực, dẫn đến suy giảm các tín hiệu cảm giác tại các bộ phận khác nhau của cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, mất khả năng kiểm soát bàng quang, ruột và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời được đánh giá là giai đoạn nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến đau đớn kéo dài, tê, ngứa ran, ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như gây khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Tổn thương tủy sống và dây thần kinh không thể phục hồi
  • Hẹp ống sống
  • Teo cơ
  • Mất chức năng cơ bắp
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ
  • Liệt tứ chi
  • Mất khả năng vận động linh hoạt

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Bởi vì các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có mảnh rời rất giống với tình trạng thoát vị đĩa đệm thông thường, do đó điều quan trọng là đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chẩn đoán bệnh thường bao gồm kiểm tra thể chất, thảo luận về các triệu chứng và kiểm tra hình ảnh để xác định vị trí của mảnh rời.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp nhất

Quy trình chẩn đoán toàn diện thoát vị đĩa đệm có mảnh rời bao gồm:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh: Bác sĩ có thể trao đổi về các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị, giảm đau mà người bệnh đã áp dụng.
  • Kiểm tra thể chất: Người bệnh sẽ được kiểm tra cẩn thận về các hạn chế cử động, các vấn đề thăng bằng, mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất phản xạ ở tứ chi, yếu cơ, mất cảm giác và các dấu hiệu thần kinh khác.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang đơn giản để loại trừ các vấn đề khác có thể gây đau cột sống, chẳng hạn như khối u hoặc nhiễm trùng. Các xét nghiệm như chụp CT hoặc MRI sẽ được chỉ định để xác định thêm các chi tiết về vấn đề cột sống của người bệnh.

Quá trình chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ xác định nhân đĩa đệm đã thật sự tách khỏi cấu trúc chính của đĩa đệm hay chưa và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất. Điều trị sớm và đúng cách là điều cần thiết để tránh các biến chứng cũng như phục hồi chức năng đĩa đệm, cột sống.

Đừng Bỏ Lỡ: 5 Bệnh Viện Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Ở Hà Nội (Bác Sĩ Giỏi)

Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, bao gồm thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Trên thực tế, 80% trường hợp thoát vị đĩa đệm được chữa lành mà không cần phẫu thuật, và được cải thiện khoảng 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có mảnh rời thường bao gồm:

1. Điều trị bảo tồn

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật đối với thoát vị đĩa đệm có mảnh rời mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên. Theo thống kê, hơn 75% người bệnh đạt hiệu quả điều trị tích cực mà không cần phẫu thuật. Theo các chuyên gia, điều này xảy ra do có thể có cơ chế tự hấp thụ lại nhân nhầy đĩa đệm bị rò rỉ ra bên ngoài, từ đó giảm áp lực và kích thích lên hệ thống thần kinh.

Đối với hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có mảnh rời, các mảnh di chuyển đã biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, các đĩa đệm thoát vị cũng được sắp xếp lại đúng vị trí và kích thước đĩa đệm cũng được khôi phục như ban đầu.

thoát vị đĩa đệm giai đoạn cuối
Thực hiện vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có mảnh rời phổ biến bao gồm:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm, chống co thắt cơ liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, massage với đá lạnh cũng có thể mang lại hiệu quả giảm đau trong 48 giờ đầu tiên sau khi cơn đau xuất hiện.
  • Nghỉ ngơi: Nếu bị đau đớn dữ dội, người bệnh có thể cân nhắc nghỉ ngơi trên giường trong 1 – 2 ngày, tuy nhiên không nên nghỉ ngơi quá lâu, điều này có thể gây cứng khớp và đau đớn nhiều hơn. Sau khi cơn đau được cải thiện, người bệnh nên hoạt động nhẹ nhàng và di chuyển thường xuyên, nghỉ ngơi khi cần thiết và tránh nâng các vật nặng gắng sức.
  • Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID), như Ibuprofen hoặc Naproxen, thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau và viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến co thắt cơ bắp, do đó bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống co thắt cơ để cải thiện các triệu chứng.
  • Chườm nóng: Sau 48 giờ đầu tiên, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm miếng gạc nóng ẩm để giữ nhiệt, giúp giảm đau và phục hồi khả năng vận động linh hoạt.
  • Vật lý trị liệu: Duy trì hoạt động thể chất và vật lý trị liệu cần thiết để phục hồi chức năng đĩa đệm. Các chương trình này có thể hướng dẫn người bệnh các hoạt động an toàn, lành mạnh, chẳng hạn như nâng vật nặng, đi bộ, tư thế ngồi đứng, phù hợp và tránh các rủi ro phát sinh.
  • Tiêm ngoài màng cứng: Các loại thuốc như steroid có thể được tiêm ngoài màng cứng để giúp giảm đau trong một số trường hợp. Thuốc mang lại hiệu quả ngắn hạn nhằm giúp người bệnh thực hiện các chương trình phục hồi chức năng, từ đó góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Châm cứu: Phương pháp Y học cổ truyền này được sử dụng để giảm đau thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp: Các liệu pháp xoa bóp, massage có thẻ giúp tăng cường lưu lượng máu lưu thông, hỗ trợ thư giãn cơ bắp và giải phóng các chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, từ đó cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có mảnh rời phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của cơn đau cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Điều quan trọng là điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

2. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị không phẫu thuật không hiệu quả, hoặc khi người bệnh bị tổn thương thần kinh (với các triệu chứng như yếu, tê chân), bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu của phẫu thuật là giải tỏa áp lực lên cấu trúc thần kinh và ổn định cột sống.

4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có mảnh rời được chỉ định khi các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả

Phẫu thuật sẽ được đề nghị nếu:

  • Cơn đau dữ dội và người bệnh gặp khó khăn trong việc duy trì các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như khó đi lại
  • Có các dấu hiệu thần kinh, chẳng hạn như yếu chân hoặc tê liệt nghiêm trọng
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Thuốc, vật lý trị liệu không làm giảm các triệu chứng

Các loại phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có mảnh rời phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đĩa đệm đang chèn ép các cấu trúc thần kinh. Nếu cần thiết, toàn bộ đĩa đệm sẽ được loại bỏ.
  • Phẫu thuật cắt cung sau cột sống (Laminectomy): Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm gây chèn ép ống sống hoặc dây thần kinh từ phía sau, từ đó giải tỏa chèn ép, giúp giảm đau.
  • Phẫu thuật chèn dụng cụ cố định: Các dụng cụ như đinh vít sẽ được sử dụng để ghép nối và ổn định hai hoặc nhiều đốt sống, nhằm ngăn ngừa các chuyển động không cần thiết, từ đó giảm đau và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Trong phẫu thuật này, đĩa đệm bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay bằng đĩa đệm nhân tạo để phục hồi chức năng bình thường của cột sống.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có mảnh rời có tỷ lệ thành công cao, giúp giảm đau và phục hồi chức năng đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng. Do đó người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện phẫu thuật.

3. Chăm sóc sau phẫu thuật

Hầu hết bệnh nhân có thể bắt đầu ra khỏi giường trong cùng ngày phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nếu phẫu thuật được thực hiện với các phương pháp xâm lấn tối thiểu, thậm chí phẫu thuật có thể được thực hiện như thủ thuật ngoại trú.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn hoạt động tăng dần và các kế hoạch bảo vệ, phục hồi đĩa đệm nhằm tránh các triệu chứng tái phát. Người bệnh cũng được đề nghị sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định để cảm thấy thoải mái hơn.

Khi về nhà, người bệnh cần tiếp tục nghỉ ngơi và hoạt động thể chất phù hợp. Người bệnh sẽ cần dùng thuốc giảm đau trong một thời gian, tuy nhiên cơn đau sẽ được cải thiện trong 1 – 2 tuần sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ hướng dẫn về các hoạt động cơ bản, như đi bộ, đạp xe, nâng vật nhẹ và thời gian có thể quay lại làm việc, chơi thể thao.

Tuân thủ các chỉ dẫn và biện pháp chăm sóc là cách tốt nhất để phục hồi sau phẫu thuật cũng như ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời có thể tái phát nếu không được chăm sóc phù hợp. Các triệu chứng có thể tái phát và tự phục hồi, bất kể các phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng căng thẳng cho cột sống, đĩa đệm và dẫn đến thoát vị đĩa đệm tái phát.
  • Bỏ thuốc lá: Nicotine và các thành phần có trong thuốc lá có thể thúc đẩy quá trình thoát vị đĩa đệm và ngăn cản quá trình phục hồi tự nhiên.
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần: Kiểm soát sự lo lắng, áp lực và trầm cảm có thể góp phần phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
  • Duy trì vận động: Các hoạt động thể chất vừa phải sẽ giúp giải phóng endorphin, cải thiện cơn đau do thoát vị đãi đệm và nâng cao sức khỏe tinh thần. Các hoạt động bao gồm đi bộ, đạp xe cố định hoặc bơi lội.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro phát sinh. Đến bệnh viện hoặc trò chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng tái phát hoặc khi có bất cứ lo lắng nào.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chơi Thể Thao Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nên chơi môn thể thao nào, tránh môn nào và chơi với cường độ ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chính xác ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Cầu Lông Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không là thắc mắc của nhiều người yêu thể thao nhưng đang gặp vấn đề về cột sống. Cầu lông là môn thể thao thú vị và rèn luyện sức khỏe, ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Mất Bao Lâu
Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh thực hiện phẫu thuật ...
Xem chi tiết
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp tiên tiến đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh. Với khả năng giảm đau nhanh chóng và hạn chế tác động lên các mô xung ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc phải căn bệnh này thường băn khoăn. Việc nghỉ ngơi đúng cách là cần thiết, nhưng liệu nằm nhiều có thực sự tốt ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua