Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C4 C5

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 ít phổ biến hơn so với thoát vị đĩa đệm C5 C6 hoặc C6 C7. Tuy nhiên, tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để phục hồi chức năng cột sống và tránh các rủi ro phát sinh.

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5
Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 cần được chẩn đoán và điều trị sớm để đảm bảo chức năng vận động bình thường

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 là gì?

Cột sống cổ được tạo thành từ các đốt sống. Ở giữa các đốt sống cổ là đệm xốp được gọi là đĩa đệm, giúp ổn định cột sống cổ, cho phép các chuyển động linh hoạt, uốn cong về phía trước hoặc về phái sau. Ngoài ra, đĩa đệm cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các động tác như nhảy, chạy và các hoạt động thể chất khác.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi phần nhân mềm bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua các vết nứt, rách hoặc tổn thương bao xơ đĩa đệm. Tình trạng này có thể gây chèn ép, làm hỏng tủy sống hoặc rễ thần kinh đi qua cột sống.

Triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 là đau cổ và cứng cổ. Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép lên một hoặc nhiều dây thần kinh đi qua tủy sống, người bệnh có thể bị đau, tê hoặc yếu dọc theo vai, cánh tay và bàn tay.

Nếu tủy sống ở đoạn cột sống C4 C5 bị chèn ép, người bệnh có thể bị liệt tay hoặc yếu chân. Trong trường này, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật và thực hiện vật lý trị liệu để tránh các tổn thương liên quan.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do hao mòn tự nhiên khi cơ thể lão hóa. Khi già đi, các đĩa đệm sẽ dần mất nước, khô, trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, vỡ, tổn thương, dù chỉ với một lực tác động nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác nhận nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể xuất hiện dần dần mà không có bất cứ nguyên nhân hoặc yếu tố tác động nào.

thoát vị đĩa đệm C4 C5
Giữ tư thế xấu trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm C4 C5

Mặc dù khó xác nhận nguyên nhân chính xác, tuy nhiên có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm C4 C5, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Thoát đĩa đệm phổ biến hơn ở người lớn tuổi, khi đĩa đệm thoái hóa, mất nước. Ở người trẻ tuổi, đĩa đệm chứa rất nhiều nước, tuy nhiên khi già đi lượng nước sẽ giảm dần, trở nên kém linh hoạt và dễ thoát vị hơn. Ở người lớn tuổi, một lực tác động rất nhỏ, chẳng hạn như xoay hoặc vặn cột sống quá mức cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền: Thoát vị đĩa đệm có yếu tố di truyền, mặc dù nguyên nhân này thường không phổ biến.
  • Tư thế xấu: Việc duy trì một tư thế xấu, chẳng hạn như cúi đầu về trước, rụt cổ, nâng cao vai, có thể dẫn đến tổn thương các đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Chuyển động đột ngột: Các chuyển động đột ngột, chẳng hạn như xoay hoặc vặn cột sống trên quá nhanh có thể dẫn đến tổn thương các đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị. Ngoài quá nâng vật nặng không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm C4 C5.

Có thể có nhiều nguyên nhân khác, ít phổ biến hơn có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chẳng hạn như rối loạn mô liên kết hoặc các bất thường khác ở cột sống. Điều quan trọng là đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Click Ngay: Chia sẻ kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm nhanh khỏi

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5

Khi đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 thoát vị, nhân mềm bên trong và các protein sẽ thoát ra bên ngoài, dẫn đến viêm và tổn thương các cấu trúc xung quanh cột sống. Đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhói ở cổ, cánh tay do rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, các cấu trúc lân cận khác, chẳng hạn như tủy sống, cũng có thể bị viêm, đau.

Một số dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm C4 C5 phổ biến, chẳng hạn như:

  • Đau cổ: Thường là cơn đau được cảm nhận ở phía sau hoặc ở một bên của cổ. Cơn đau có thể từ nhẹ đến trung bình, đôi khi người bệnh có thể cảm nhận được một cơn đau nhói hoặc nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Đau cơ: Cơn đau này thường phổ biến ở vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay. Cơn đau xảy ra do các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Cứng cổ: Viêm và đau do thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến hạn chế một số cử động cổ, giảm phạm vi hoạt động.
  • Tê, ngứa: Tình trạng này xuất hiện ở vai, xương đòn, xương bả vai. Nếu thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến dây thần kinh C5, người bệnh có thể cả, thấy đau ở phần trên cùng của cánh tay.
  • Phản xạ yếu: Tổn thương dây thần kinh C4 và C5 có thể dẫn đến mất hoặc giảm phản xạ gân, khiến cánh tay, bàn tay phản xạ yếu.
  • Khó thở: Dây thần kinh C4, C5 kết hợp với C3, nhằm cung cấp năng lượng cho cơ hoành, tạo thêm không gian trong lồng ngực và giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Tổn thương dây thần kinh C4, C5 có thể gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ hoành, dẫn đến khó thở. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, trừ khi dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 có nguy hiểm không?

Đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở cánh tay nghiêm trọng
  • Yếu cơ, teo cơ
  • Suy giảm hoặc mất khả năng vận động linh hoạt
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp khi đi bộ
  • Khó kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Chèn ép tủy sống, tăng nguy cơ mất chức năng hoặc liệt
  • Thiếu máu não

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc thông báo với bác sĩ ngay khi bị đau hoặc khó chịu ở cổ.

Xem Thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Những thông tin cần biết

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm C4 C5

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 có thể được kiểm soát bằng cách phương pháp điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

Điều trị ban đầu thường bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh, tăng tính linh hoạt và cải thiện tư thế cổ. Nếu điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc các phương pháp khác.

1. Thay đổi hoạt động

Dấu hiệu phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm C4 C5 là đau cổ với mức độ từ nhẹ đến trung bình, cơn đau thường không liên tục và trở nên nghiêm trọng hơn trong một số hoạt động. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể dành thời gian để ngơi và tránh một số hoạt động, chẳng hạn như:

thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5
Thay đổi tư thế nằm, sử dụng gối hỗ trợ cột sống cổ có thể giảm đau và giúp cột sống có thời gian phục hồi
  • Tránh các hoạt động thể chất vất vả, chẳng hạn như lao động chân tay, chơi thể thao, nâng đồ vật
  • Tránh các cử động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ngẩng đầu lên cao, xoay đầu sang một bên
  • Thay đổi tư thế nằm, chẳng hạn như sử dụng gối phù hợp, nằm ngửa với gối kê bên dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng với tư thế bào thai, khi ngủ

Việc dành thời gian nghỉ ngơi và thay đổi hoạt động có thể giúp cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng. Sau khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể quay trở lại các bài tập, vật lý trị liệu hoặc hoạt động hàng ngày để phục hồi chức năng cột sống cổ.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Có nhiều loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau nhanh chóng hiệu quả. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc khác hoặc kết hợp với vật lý trị liệu, tiêm thuốc.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 bao gồm:

  • Paracetamol: Đây thường là loại thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau và có thể sử dụng mà không cần toa thuốc. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh gây tổn thương gan. Ngoài ra, không sử dụng thuốc kéo dài, trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc, chẳng hạn như Ibuprofen, là những thành phần chính trong nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc có thể xuất huyết dạ dày, loét đường tiêu hóa, tổn thương thận, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, một số loại NSAID cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện, như Tramadol. Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần được sử dụng thận trọng để tránh gây phụ thuộc, nghiện thuốc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể dẫn đến buồn ngủ, buồn nôn, táo bón và khó thở.
  • Steroid đường uống: Các steroid, như Prednisone, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm viêm, từ đó cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Thuốc mang lại hiệu quả cao trong các cơn đau cấp tính và mãn tính, tuy nhiên có thể dẫn đến loét dạ dày, tăng cân, cao huyết áp và loãng xương.
  • Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm có thể gây căng và giãn cơ, do đó bác sĩ có thể kê các loại thuốc giãn cơ sử dụng trong thời gian ngắn để giảm đau cũng như áp lực lên cổ. Các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ và bí tiểu.
  • Thuốc chống co giật: Các loại thuốc này có thể cải thiện cơn đau liên quan đến các dây thần kinh bị kích thích. Các tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, nôn và một số vấn đề thị lực.

Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc kết hợp nhiều loại thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

3. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 phổ biến nhất. Hầu hết các biện pháp vật lý trị liệu đều mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, cải thiện tình trạng cứng cổ hoặc phục hồi chức năng vận động bình thường. Ngay cả khi không thể điều trị hoàn toàn thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế cổ và chức năng vận động hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 có nguy hiểm không
Thực hiện vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi và cải thiện chức năng cột sống

Có hai hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm C4 C5 phổ biến:

  • Vật lý trị liệu thụ động: Bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị mà bệnh nhân không cần nỗ lực, chẳng hạn như chườm đá, chườm nóng, liệu pháp xoa bóp, siêu âm, điện trị liệu và các phương pháp khác. Mục tiêu của vật lý trị liệu thụ động là giảm đau và giảm sưng.
  • Vật lý trị liệu tích cực: Các phương pháp bao gồm tăng khả năng tự vận động của người bệnh thông qua các bài tập cột sống cổ, kéo giãn. Điều này có thể giúp cải thiện sức mạnh, tăng tính linh hoạt ở cổ, giảm đau, duy trì tư thế tốt và giảm căng thẳng không cần thiết lên cột sống côt.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng được hướng dẫn bởi bác sĩ điều trị hoặc nhà vật lý trị liệu chuyên nghiệp. Người bệnh cần tránh tự thực hiện tại nhà nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.

Đừng Bỏ Lỡ: Vật Lý Trị Liệu Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Khi Nào? Ở Đâu?

4. Tiêm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Nếu các loại thuốc đường uống, vật lý trị liệu và nghỉ ngơi không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tiêm điều trị thoát vị đĩa đệm. Hầu hết các mũi tiêm sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thuốc cản quang và tia X để đảm bảo thuốc được đưa đúng vị trí.

Mục tiêu của các mũi tiêm là giảm đau, chống viêm mà không làm hỏng bất cứ cấu trúc quan trọng nào của cột sống, chẳng hạn như rễ thần kinh, tủy sống hoặc các mạch máu.

Các mũi tiêm được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm C4 C5 bao gồm:

  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng steroid vừa đủ vào khoang ngoài màng cứng cột sống để giảm viêm, giảm đau và giúp các đĩa đệm có thời gian phục hồi.
  • Tiêm chọn lọc vào rễ thần kinh: Bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch gồm steroid và thuốc gây mê vào khu vực gần dây thần kinh cột sống, nhằm mục đích giảm viêm và đau.

5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm C4 C5

Hầu hết các trường hợp thoát vị thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 không cần phẫu thuật và sẽ được cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 6 – 12 tuần, hoặc khi thoát vị đĩa đệm có nguy cơ dẫn đến mất chức năng, tàn tật, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương, từ đó giảm áp lực lên dây thần kinh, tủy sống, và phục hồi chức năng vận động. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có tác dụng giảm đau lan tỏa, chẳng hạn như đau hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể mất nhiều tháng để tạo sự ổn định cho cột sống. Thực hiện các chỉ định tự chăm sóc tại nhà cũng như tái khám đúng hẹn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Biện pháp tăng cường sức khỏe cột sống cổ

Khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 được cải thiện, người bệnh cần giữ cho cột sống ở trạng thái tốt nhất để tránh các tổn thương trong tương lai. Mặc dù thoát vị đĩa đệm có thể tái phát, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ này bằng cách:

  • Giữ tư thế đúng, tránh rướn cổ về phía trước, cúi đầu hoặc nghiêng đầu về một bên trong thời gian dài. Tập ngồi thẳng, giữ cho vai hạ xuống, thư giãn, lưng thẳng, hóp bụng và giữ cột sống càng thẳng càng tốt.
  • Tăng cường cơ cổ, ngay cả các cơ ở trước và sau cổ, bằng cách bài tập nâng tạ, có thể hỗ trợ ổn định cột sống cổ, giảm đau.
  • Nằm ngủ với cột sống ở tư thế trung lập, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, dùng một chiếc gối kê đầu. Gối phải hỗ trợ đầu và đường cong cổ, không được kê gối bên dưới vai. Có thể đặt gối bên dưới đầu gối nếu nằm ngửa và đặt gối giữa hai đầu gối nếu nằm nghiêng, điều này giúp cột sống luôn ở vị trí tốt nhất.
  • Vận động thường xuyên, di chuyển, đi bộ và căng cơ sau mỗi một giờ để tránh gây áp lực lên cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cổ C4 C5 thường đáp ứng các biện pháp điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên người bệnh có thể mất vài tháng đến một năm để phục hồi chức năng cột sống cổ. Khi cơn đau được cải thiện, người bệnh cần thường xuyên tập thể dục, giữ các tư thế tốt để bảo vệ đĩa đệm cột sống. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết
Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu
Mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và mức độ phục hồi của bệnh nhân. Việc sử dụng đai lưng sau mổ có thể giúp người bệnh ổn định ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc phải căn bệnh này thường băn khoăn. Việc nghỉ ngơi đúng cách là cần thiết, nhưng liệu nằm nhiều có thực sự tốt ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua