Thoái Hóa Khớp Cổ Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng gây đau đớn, sưng và cứng khớp, đặc biệt là sau đi bộ. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra sau chấn thương, chẳng hạn như gãy xương cổ chân

Tổng quan về thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp cổ chân. Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra sau các chấn thương, chẳng hạn như bong gân hoặc gãy xương cổ chân trong quá khứ. Tình trạng này có thể gây đau đớn, cứng khớp và sưng viêm, đặc biệt là sau khi vận động cổ chân.

Đặc trưng của thoái hóa khớp là sự phân hủy hoặc hao mòn của sụn khớp. Sụn có nhiệm vụ bao phủ và bảo vệ bề mặt xương nơi các xương gặp nhau tại các khớp.

Ở cổ chân, có một lớp sụn khớp mỏng bao phủ dưới cùng của xương chày, xương ống chân và phần trên của xương móng bàn chân. Sụn này có thể bị thoái hóa theo thời gian hoặc sau các chấn thương, điều này có thể dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân.

Quá trình thoái hóa khớp diễn ra từ từ với các triệu chứng có thể xuất hiện và tự cải thiện trong nhiều năm. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp và có biện pháp xử lý phù hợp. Hiểu được các nguyên nhân, yếu tố rủi ro, chẩn đoán chính xác và tuân theo một chương trình điều trị hiệu quả có thể tăng cường chức năng cổ chân và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cổ chân.

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp ở cổ chân bị hao mòn theo thời gian, dẫn đến đau đớn và một số triệu chứng liên quan khác. Khoảng 90% các trường hợp thoái hóa khớp cổ chân có liên quan đến một trong hai yếu tố chính, bao gồm chấn thương khớp trong quá khứ hoặc liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình thoái hóa khớp, cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân.

Xác định được nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp có thể giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị hiệu quả.

1. Thoái hóa khớp cổ chân do chấn thương

Cổ chân là khớp dễ bị bong gân, gãy xương và các chấn thương khác. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với những người khác. Trên thực tế, có khoảng 70 – 80% các trường hợp thoái hóa khớp xảy ra ở cổ chân đã từng bị chấn thương.

viêm xương khớp cổ chân
Gãy xương cổ chân hoặc bong gân có thể dẫn đến thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cổ chân sau chấn thương đôi khi được gọi là viêm xương khớp cổ chân sau chấn thương. Tổn thương chính có thể lành lại và chức năng khớp có thể hồi phục bình thường. Tuy nhiên, chấn thương dẫn đến thay đổi khớp và dẫn đến các triệu chứng viêm xương khớp trong tương lai.

Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng 2 năm sau chấn thương. Tuy nhiên đôi khi có thể cần vài năm, thậm chí là hàng chục năm để phát triển tình trạng thoái hóa khớp.

2. Thoái hóa khớp cổ chân do bệnh lý

Có khoảng 12% các trường hợp thoái hóa khớp cổ chân liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn. Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp mắt cá chân bao gồm:

  • Bàn chân bẹt, bàn chân khoèo hoặc các khuyết tật bẩm sinh khác khiến liên kết khớp mắt cá chân kém.
  • Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng và các bệnh viêm khớp toàn thân khác có thể gây tổn thương xương theo thời gian, bao gồm khớp cổ chân.
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông có thể làm suy giảm khả năng đông máu và bệnh huyết sắc tố có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp cổ chân.
  • Tổn thương sụn và xương ở cổ chân do lưu thông kém, chẳng hạn như các tình trạng thoái hóa xương hoặc hoại tử xương sên mắt cá chân.
  • Các trường hợp thoái hóa khớp cổ chân do bệnh lý tiềm ẩn thường bị đau nhiều hơn so với chấn thương hoặc thoái hóa khớp không rõ nguyên nhân.

Điều quan trọng là người bệnh cần xác định các chấn thương và bệnh lý tiềm ẩn để có kế hoạch điều trị phù hợp.

3. Thoái khóa khớp cổ chân không rõ nguyên nhân

Khi thoái hóa khớp cổ chân không phải do chấn thương hoặc bệnh lý tiềm ẩn, tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát. Trường hợp này chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp thoái hóa khớp, thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Đặc trưng của tình trạng này thường là ít đau và có phạm vi chuyển động tốt hơn tình trạng thoái hóa khớp do bệnh lý hoặc chấn thương.

thoái hóa khớp mắt cá chân
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Các yếu tố nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát bao gồm:

  • Chấn thương nhỏ và căng thẳng ở khớp: Những người thường xuyên có các hoạt động gây căng thẳng cho cổ chân có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Chẳng hạn như vũ công múa ba lê chuyên nghiệp hoặc cầu thủ bóng đỏ thường dễ bị viêm xương khớp mắt cá chân.
  • Tuổi cao: Nguy cơ viêm xương khớp mắt cá chân tăng lên theo độ tuổi. Nguyên nhân thường là do các khớp cổ chân bị hao mòn theo thời gian, khiến sụn khớp kém linh hoạt và dễ bị thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì: Cổ chân chịu gấp 5 lần trọng lượng cơ thể khi đi bộ, điều này có thể dẫn đến ao mòn sụn khớp và gây đau nhức xương khớp. Ngoài ra, béo phì có thể dẫn đến thay đổi cơ sinh học và cơ học của cơ thể, chẳng hạn như cách đi bộ, điều này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Tiền sử gia đình: Khả năng thoái hóa khớp cổ chân thường tăng lên bởi yếu tố di truyền. Do đó, người có cha hoặc mẹ bị thoái hóa khớp thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhưng người khác.

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Đau mắt cá chân, cứng khớp hoặc có âm thanh ở khớp là những dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến. Các dấu hiệu này thường liên quan đến các chấn thương cũ đang tái phát và gây tổn thương khớp. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân
Đau đớn và cứng khớp là dấu hiệu phổ biến nhất khi bị thoái hóa khớp

Cụ thể, các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau mắt cá chân: Thoái hóa khớp có thể dẫn đến đau cẳng chân (xương chày), mặt sau của bàn chân hoặc giữa bàn chân. Cơn đau có thể xuất hiện và biến mất hoặc có thể gây đau đớn mãn tính với các đợt bùng phát đau đớn dữ dội từng đợt. Trong giai đoạn đầu, cơn đau đôi khi chỉ xuất hiện khi cổ chân bị căng thẳng, chẳng hạn như khi chạy bộ hoặc đi bộ kéo dài. Thông thường, cơn đau có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm đá và kê cao chân.
  • Cứng mắt cá chân: Sưng khớp và ma sát xương khiến mắt cá chân cứng và kém linh hoạt. Phạm vi chuyển động có thể bị hạn chế, gây khó khăn cho việc gập cổ chân hoặc di chuyển từ bàn chân bên này sang bên kia.
  • Sưng mắt cá chân: Khi sụn cổ chân chân bị mòn, xương mát và xương chày có thể bị cọ xát với nhau, dẫn đến kích ứng khớp. Khi khớp bị kích ứng, cổ chân có thể tạo ra chất lỏng dư thừa để giảm ma sát, điều này dẫn đến sưng tấy chân.
  • Cổ chân không ổn định: Đôi khi đi bộ có thể khiến mắt cá chân bị khóa hoặc cứng. Điều này có thể khiến cổ chân lệch ra ngoài hoặc vào trong.
  • Thay đổi dáng đi: Thoái hóa khớp cổ chân có thể dẫn đến mất sự đồng đều ở sụn cổ chân. Điều này khiến xương không đều nhau và ảnh hưởng đến dáng đi, thậm chí là gây viêm khớp gối hoặc khớp háng.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi không hoạt động thể chất: Cổ chân có thể bị cứng sau một thời gian dài không hoạt động thể chất. Người bệnh có thể bị cứng và đau nghiêm trọng khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể gây cản trở khả năng vận động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, điều trị bệnh trong giai đoạn đầu có thể cải thiện các triệu chứng và làm chậm các triệu chứng thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp cổ chân có thể dẫn đến đau đơn dữ dội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, các biến chứng liên quan khác có thể bao gồm:

  • Phá hủy sụn khớp nhanh chóng, dẫn đến tổn thương khớp cổ chân nghiêm trọng
  • Hoại tử xương
  • Gãy xương do áp lực, chẳng hạn như vết nứt xương nhỏ và phát triển dần dần dẫn đến gãy xương
  • Chảy máu bên trong khớp
  • Nhiễm trùng khớp
  • Thoái hóa hoặc đứt dây chằng xung quanh khớp, dẫn đến tình trạng mất ổn định chân
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh thường xuyên bị thức giấc vào ban đêm hoặc khó ngủ
  • Tăng nguy cơ mắc các tình trạng y tế khác do kém vận động, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường hoặc cholesterol cao

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng mạn tính, không có cách điều trị dứt điểm. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân.

Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân

Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, chẳng hạn như kiểu sưng, tình trạng đau và khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bác sĩ có thể kiểm tra thực tế mắt các chân của người bệnh và đánh giá dáng đi để xác định tình trạng viêm xương khớp.

chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân
Bác sĩ có thể kiểm tra cổ chân để xác định nguyên nhân gây đau

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để xác định mức độ viêm khớp hoặc loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau cổ chân. Cụ thể, các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang có thể xác định tình trạng mất sụn ở cổ chân và xác định tình trạng thoái hóa. X – quang cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán gai xương ở cổ chân.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI có thể cung cấp hình ảnh của mô mềm (dây chằng, gân, cơ), xương và khớp. Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI để xác định các nguyên nhân khác có thể gây đau cổ chân, chẳng hạn như tổn thương dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ chân.
  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được đề nghị để loại trừ các nguyên nhân khác dẫn đến đau cổ chân, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Các xét nghiệm có thể bao gồm hút dịch từ cổ chân để chẩn đoán các vấn đề liên quan.

Điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân không có biện pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, có thể làm chậm quá trình thoái hóa và kiểm soát được cơn đau. Điều trị sớm có thể bảo tồn chức năng khớp và ngăn ngừa suy nhược cơ thể hoặc hạn chế khả năng cần phẫu thuật.

Các biện pháp điều trị thường bao gồm thay đổi lối sống, điều trị y tế, tiêm thuốc vào khớp và phẫu thuật. Tuy nhiên rất hiếm các trường hợp cần phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp cổ chân.

1. Thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen hàng ngày có thể hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp mang lại. Các thay đổi này có thể được thực hiện tại nhà, chẳng hạn như:

  • Điều chỉnh hoạt động, chẳng hạn như xác định và tránh các hoạt động có thể gây đau cổ chân.
  • Sử dụng giày hỗ trợ và không xoay tròn mắt cá chân để cải thiện cơn đau.
  • Nghỉ ngơi định kỳ khi mắt cá chân bị đau.
  • Chườm ấm và chườm lạnh có thể cải thiện tạm thời tình trạng cứng cổ chân và đau cổ chân.
  • Giảm cân có thẻ giảm áp lực và căng thẳng cho mắt cá chân.
  • Thực hiện các kỹ thuật giảm đau chẳng hạn như thiền định, đã được chứng minh là có thể giảm đau hiệu quả.

Thay đổi lối sống có thể giảm đau cổ chân và ngăn ngừa các rủi ro liên quan mà không cần thực hiện các phương pháp điều trị y tế khác.

2. Điều trị y tế phi phẫu thuật

Điều trị y tế là phương pháp điều trị thoái hóa khớp không phẫu thuật được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

thoái hóa khớp cổ chân uống thuốc gì
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Sử dụng giày chuyên dụng để hỗ trợ cổ chân khi đi bộ có thể cải thiện cơn đau.
  • Sử dụng các thiết bị chỉnh hình, chẳng hạn như nẹp và gậy có thể hỗ trợ ổn định hoặc giảm áp lực ở cổ chân.
  • Vật lý trị liệu có thể tăng cường sức mạnh ở các mô mềm ở cổ chân và các cơ xung quanh. Điều này có thể giảm áp lực chân và tăng phạm vi chuyển động ở cổ chân.
  • Thuốc, bao gồm thuốc uống không kê đơn, thuốc bôi và thuốc thoái hóa khớp gây ra.

Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc và biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện cơn đau. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn để tránh các rủi ro liên quan.

3. Tiêm thuốc vào khớp

Thuốc tiêm trị liệu có thể giúp giảm đau nhức xương khớp ở cổ chân. Một số loại thuốc tiêm khác nhau thường được sử dụng, bao gồm:

  • Tiêm steroid có tác dụng giảm viêm
  • Tiêm axit hyaluronic (hyaluronate) có tác dụng bôi trơn khớp cổ chân
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và tiêm tế bào gốc có thể kích thích sự phát triển hoặc sửa chữa tế bào sụn ở cổ chân
  • Tiêm tế bào gốc, giống như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, nhằm mục đích kích thích sự phát triển và sửa chữa tế bào sụn khớp

Tiêm steroid và tiêm axit hyaluronic là những loại tiêm phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị ở một số người bệnh. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các loại thuốc.

4. Phẫu thuật

Nếu các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Một số loại phẫu thuật có thể bao gồm:

phẫu thuật nội soi khớp cổ chân
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn
  • Phẫu thuật loại bỏ mô viêm, làm nhẵn sụn khớp và cắt bỏ các gai xương thường được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ ở cổ chân.
  • Kéo giãn cổ chân được thực hiện để hỗ trợ tăng cường sụn khớp và giúp cổ chân có thể tự phục hồi. Phẫu thuật này không phổ biến và thường được thực hiện ở những người trẻ tuổi.
  • Cấy ghép sụn thường được thực hiện khi thoái hóa khớp dẫn đến tổn thương sụn nghiêm trọng. Trong phẫu thuật này, sụn mới sẽ được cấy ghép vào cổ chân để thay thế sụn đã mất.
  • Hợp nhất cổ chân được thực hiện để tăng sự ổn định khớp và giảm đau. Tuy nhiên phẫu thuật này có thể làm giảm tính linh hoạt ở cô chân và gây thay đổi dáng đi. Ngoài ra, hợp nhất cổ chân cũng gây áp lực lên khớp gối và khớp háng, điều này có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối hoặc khớp háng.
  • Thay thế cổ chân được chỉ định cho trường hợp tổn thương khớp nghiêm trọng. Sau phẫu thuật, người bệnh không nên thực hiện các hoạt động mạnh, chẳng hạn như chạy, nhảy. Các hoạt động tác động thấp hơn, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp có thể được thực hiện để duy trì tính linh hoạt của khớp.

Loại phẫu thuật được khuyến nghị phụ thuộc vào bác sĩ phẫu thuật và tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, phần lớn những người bị thoái hóa khớp cổ chân thường không cần phẫu thuật.

Thay vì phẫu thuật đau đớn, điều trị thoái hóa xương khớp bằng Đông y với các bài thuốc thảo dược là liệu pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Phòng ngừa thoái hóa cổ chân

Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng thoái hóa cổ chân bằng cách duy trì thể chất, sự linh hoạt và sức mạnh cơ. Tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để xây dựng xương và duy trì sự cân bằng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tăng cường sức khỏe cổ chân bằng một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Khởi động, kéo giãn trước và sau khi hoạt động thể chất
  • Đi giày thoải mái hoặc giày hỗ trợ cổ chân
  • Chú ý đến các dấu hiệu, cơn đau, căng thẳng và không cố gắng quá sức

Thoái hóa khớp cổ chân có thể được cải thiện nếu điều trị sớm và đúng phương pháp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Thông tin thêm:

15 thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp, giúp chắc khỏe

Nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn Canon Châu Á chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn thoái hóa khớp

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết

Bình luận (29)

  1. Vũ Dung says: Trả lời

    Bác nào dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc rồi cho đánh giá cái

    1. Minh Hương says:

      Mẹ tui uống khen tốt lắm, bảo chưa hết liệu trình thuốc mà cơn đau dứt hẳn rồi, đi lại linh hoạt, độ chưa dùng thuốc đến đi vệ sinh cũng phải có người dìu đi, hầu hết thời gian chỉ nằm ở trên giường vì đau đến nỗi không dám đặt chân xuống sàn

  2. Nguyễn Hải says: Trả lời

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có cách nào giảm đau tốt mà an toàn mọi người mách hộ, tôi uống thuốc tây nhiều quá bào loét cả dạ dày

    1. Lê Thị Mai says:

      Mua glucoxamin về mà uống, giảm đau tốt mà không có tác dụng phụ, tốt nhất là mua loại của Mỹ ấy

    2. Tiến Ngọc says:

      Nó là thực phẩm chức năng, uống được thời gian đầu thôi sau bị nhờn sẽ giảm tác dụng mà phải uống duy trì hàng ngày, giá thì chát, 1 lọ cả triệu bạc uống được có nửa tháng nên nhà nào có điều kiện mới theo được

    3. Phạm Thu Hường says:

      Tôi hay dùng xương rồng gọt vỏ lấy lõi, 1 phần sắc nước uống với 1 phần rang nóng đắp lên khớp, thấy hiệu quả được phết mà không tốn kém, chỉ có điều cách này phải kiên trì làm trong thời gian dài, làm vài bữa không ăn thua

    4. Thành Đạt says:

      Xương rồng dùng loại nào thế bác, uống thì 1 ngày uống bao lần, bạn cho hướng dẫn cụ thể đi

  3. Hải Yến says: Trả lời

    bác sĩ có bảo tôi nên xem xét đến việc phẫu thuật vì hiện tại sụn khớp của tôi đã bị bào mòn gần như hoàn toàn, khớp rất đau và đi đứng khó khăn, từ ngày bệnh nặng tôi phải nghỉ việc ở nhà. Nếu phẫu thuật thì có chắc chắn khỏi hoàn toàn được thoái hóa khớp không

    1. Nguyễn Lương Sỹ says:

      Cùng đường thì hãy chọn phẫu thuật, vì khỏi thì không sao, chỉ lo số đen lại chữa lành thành què, thấy nhiều người mổ xong còn nặng hơn cả lúc chưa phẫu thuật

    2. Trần Toán says:

      Bác còn bị có một bên khớp cổ chân thì suy xét đến chuyện phẫu thuật được chứ như tôi thoái hóa cổ chân, khớp gối 2 bên rồi cả cột sống lưng, hầu như chỗ nào cũng bị nặng nhưng không dám tính đến chuyện mổ xẻ vì 1 lần chỉ mổ được 1 vị trí, rồi cũng có mổ được mãi đâu, sức khỏe thì yếu sẵn vậy nên bao nhiêu năm cứ đâm đầu vào dùng thuốc, may thế nào nửa năm trước được người bạn giới thiệu cho thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc, không biết do cơ địa hợp thuốc hay sao mà uống một liệu trình lại thấy đâu vào đấy, khỏi bặt luôn mấy tháng nay không đau đớn gì, mà uống có mỗi thuốc đó mà chữa một lúc ở hết các khớp bị đau

    3. Hoài Thu says:

      Tâm lý giờ cũng sợ dùng đông y, ngày xưa đông y đúng lành thật nhưng bây giờ nó ham lợi nhuận nên chất lượng thuốc đông y giảm sút, chất lượng thuốc kém mà còn sợ nó trộn thêm tân dược corticoit vào để khỏi nhanh nhưng hỏng hết gan thận, nhất là những bài thuốc về xương khớp đa số đều bị trộn

    4. Minh Anh says:

      Đừng đánh đồng, cái gì chả có mặt này mặt kia, riêng tôi dùng thuốc của trung tâm thuốc dân tộc bao nhiêu năm nay chưa thấy xảy ra vấn đề gì, đi khám định kì thường xuyên chức năng gan thận vẫn tốt, bài thuốc quốc dược phục cốt khang chữa xương khớp ở đây không phải mỗi mình tôi mà bà xã, rồi cả mấy chú bác trong nhà đều dùng, đều mang lại hiệu quả tốt chưa ai gặp tác dụng phụ, mà tôi thấy thuốc ở đây đều có tem mác chứng nhận bộ y tế đầy đủ, VTV2 truyền hình quốc gia còn đưa tin thì chắc chắn 100% không phải thuốc dởm, nói chung dùng thuốc tốt hay xấu là do mình, cứ chịu khó tìm hiểu là ra hết

    5. Trương Ngọc Tuấn says:

      Gía thuốc thì sao ? 1 liệu trình hết khoảng nhiều không, nghe nói ở đây có cả dịch vụ chụp chiếu xét nghiệm nữa hả ?

  4. Lưu Chiến says: Trả lời

    Mẹ em bị thoái hóa khớp cổ chân, ngày trước chỉ lâu lâu mới đau một đợt nhưng năm nay đau liên tục thường xuyên, gần như ngày nào mẹ cũng đau, nhất là về nửa đêm gần sáng, cả nhà hôm nào cũng phải thay nhau dậy bóp chân cho mẹ, uống đủ thứ thuốc mà không ăn thua, mình có đang tìm hiểu về phương pháp tiêm thuốc vào khớp để giảm đau, phương pháp này đã ai điều trị rồi thấy hiệu quả không ah ?

    1. Vũ Lợi says:

      Mình từng tiêm cách đây 1 năm và trộm vía đến hiện tại vẫn chưa có đau tái phát trở lại, mình thấy phương pháp này khá thông dụng nhưng tốt nhất bạn nên tìm đến các bệnh viện lớn uy tín mà làm cho yên tâm

    2. Nguyễn Tuấn Đức says:

      Chắc cũng tùy tình trạng từng người, ba mình tiêm mấy lần rồi nhưng không thấy hiệu quả mấy, khớp có đỡ khô dễ cử động hơn nhưng vẫn đau nhiều

    3. Lê Hiệp says:

      Anh chị em ở đây có ai đã tiêm tế bào gốc chưa nhờ, tôi được bác sĩ tư vấn phương pháp này bảo là phương pháp tân tiến gì đó giúp chữa lành tế bào sụn khớp, lên mạng tìm hiểu thì thấy có rất ít thông tin nên băn khoăn quá vì chi phí cũng khá đắt đỏ

    4. Bùi Dương says:

      Tôi cũng từng tìm hiểu về phương pháp này, cái này họ lấy mỡ bụng của mình rồi xử lý tách chiết gì đó sau là tiêm trực tiếp vào khớp bị thoái hóa, nhưng hình như phương pháp này chưa được phổ rộng vì chưa được chính thức thông qua

  5. Nguyễn Phương Khánh says: Trả lời

    Chào mọi người, có ai mới 40 tuổi đã bị thoái hóa khớp cổ chân giống tôi không, trong khi tôi rất hay tập luyện thể thao, từ ngày thanh niên đã có thói quen tập gym rồi, không nghĩ là mình bị thoái hóa sớm như vậy, vài tuần nay thấy khớp chân đau đi khám thì được chuẩn đoán vậy, nhờ mọi người tư vấn cách điều trị hợp lý

    1. Lại Tuấn says:

      Trên 40 là độ tuổi bắt đầu xương khớp thoái hóa rồi, tôi cũng mới 42 mà dính chùm thoái hóa cả lưng và nay là mắt cá chân, bệnh này không tránh được nó là bệnh của tuổi tác, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là thay đổi lối sống, đau quá thì dùng thuốc giảm đau tạm thời thôi

    2. Dũng Dương says:

      Bạn xem trước đó có từng chấn thương ở cổ chân không, mình ngày xưa bị bong gân và rạn xương mắt cá, 35 tuổi đã bị thoái hóa, bác sĩ bảo nguyên nhân có thể do lần chấn thương trước đó làm xương khớp yếu và gây nên thoái hóa sớm

    3. Vũ Huy Đinh says:

      Nếu đã thoái hóa khớp thì không nên chơi những môn thể thao nặng, nhất là tập gym, nó sẽ làm tình trạng ngày một tệ, tránh những môn gây áp lực nặng lên cổ chân, thay vào đó là những bài tập vận động khớp nhẹ nhàng, trên mạng người ta có hướng dẫn

  6. Phạm uy says: Trả lời

    Ai biết thuốc hoặc phương pháp nào chữa hiệu quả bệnh thoái hóa khớp cổ chân không, chia sẻ giúp tôi với, tôi dùng qua rất nhiều loại thuốc từ đông y, tây y, thực phẩm chức năng nhưng chỉ gọi là thuyên giảm đôi chút chứ không khỏi hẳn được

    1. Ngũyên Tuấn says:

      Bệnh thoái hóa khớp xác định là không thể nào chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn được nhưng tôi thấy phương pháp vật lý trị liệu là ổn nhất, hiệu quả tốt và quan trọng nhất là không gây tác dụng phụ như thuốc, chỉ có điều là phải điều trị nhiều đợt, 1 đợt chỉ đỡ được thời gian ngắn thôi nhưng vẫn còn tốt hơn là dùng thuốc, tôi chưa dùng thuốc nào khỏi quá được lâu cả chỉ êm êm vài tháng là lại đau

    2. Hùng Cường says:

      Tôi điều trị bên chỗ trung tâm thuốc dân tộc kết hợp vừa châm cứu, bấm huyệt vừa dùng thuốc đông y quốc dược phục cốt khang, dạo này thấy bài thuốc này cũng nhiều người dùng lắm, bác sĩ bảo với liệu trình kết hợp như thế này sẽ điều trị được toàn diện, dùng thuốc đông y là chủ chốt giúp điều trị vào nguyên nhân gốc bệnh để dứt điểm được bệnh lâu dài còn châm cứu bấm huyệt giúp giảm đau nhanh, phục hồi vận động và rút ngắn thời gian điều trị, tôi cũng thuộc dạng thoái hóa khớp cổ chân nặng, đau lâu ngày khớp bị cứng có xoay được cổ chân nữa đâu thế nà điều trị bên trung tâm 3 tháng là ổn định, triệu chứng đau nhức hết hoàn toàn, khớp vận động trở lại bình thường, may mắn là năm nay sang năm thứ 2 rồi mà vẫn chưa có triệu chứng tái phát lại, thấy nhiều người dùng mỗi thuốc thôi cũng khỏi như vậy thì tiết kiệm chi phí hơn nhưng tôi bị nặng nên phải kết hợp điều trị đồng thời 2 phương pháp, cũng may là còn chữa được chứ không xác định phải mổ rồi đấy, bác tham khảo dùng thử xem thế nào, biết đâu dùng lại khỏi được, xem review mọi người phản hồi tốt lắm

    3. Nguyễn Ngọc Dũng says:

      Trung tâm thuốc dân tộc địa chỉ ở đâu vậy, tôi mới phát hiện bị thoái hóa khớp cổ chân phải, cũng chỉ mới đau nhức nhẹ thôi không biết dùng mình thuốc bác nói có được không, thật sự là bận bịu cũng chẳng có thời gian mà ngày nào cũng đi châm cứu bấm huyệt được

    4. Lê Nga says:

      Thuốc dân tộc có mấy cơ sở liền, riêng Hà nội là có 2 cơ sở ở nguyễn thị định với không nhầm là cạnh sân vận động mỹ đình cũng có 1 cs, tôi hay đi khám ở nguyễn thị định, b31 ngõ 70 nhé. Liệu trình điều trị lúc đi khám bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể tùy tình trạng bệnh mỗi người, tôi thì chỉ cần dùng mỗi thuốc, uống 2 tháng nay thấy đau nhức giảm đáng kể rồi, chỉ hôm nào đi lại nhiều hoặc trở trời mới đau nhẹ nữa thôi, mong cho hết liệu trình khỏi được thì tốt quá

    5. Trang Nam says:

      Xa quá, tôi ở tận Huế, có cơ sở nào gần Huế không mọi người, hoặc có cách nào đặt mua thuốc online không, dịch dã thế này mà chân cẳng thì đau ra tận Hà Nội khám thì xa quá

    6. Trương Mùi says:

      Đặt qua hotline của trung tâm được nhé, tôi mới đặt tuần trước xong, có sdt đây 024 7109 6699, có bác sĩ tư vấn cụ thể từ dùng thuốc đến ăn uống luyện tập, thêm 15 nghìn phí vận chuyển là ship về tận nhà

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua