Thoái Hóa Đốt Sống Ngực

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa đốt sống ngực là thuật ngữ chỉ tình trạng hao mòn tự nhiên của xương, sụn và dây chằng cột sống ở khu vực giữa lưng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh xác định các dấu hiệu, rủi ro và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khoẻ phù hợp.

Thoái hóa đốt sống ngực
Thoái hóa đốt sống ngực có thể gây đau đớn dai dẳng ở lưng trên và lưng giữa

Thoái hoá đốt sống ngực là gì?

Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, bắt đầu từ gốc cổ, kết thúc ở phần dưới cùng của xương sườn. Cột sống ngực gồm 12 đốt sống, được đánh dấu từ T1 đến T12, đây là khu vực đặc biệt cứng, ổn định và ít bị chấn thương nhất dọc theo cột sống.

Khu vực cột sống ngực bao gồm các đốt xương sống, đĩa đệm, dây chằng và sụn. Cột sống ngực cũng bao quanh các cơ, dây thần kinh, gân để giúp cơ thể chuyển động linh hoạt. Ở trung tâm các đốt sống được là ống sống, nơi tủy sống đi qua, gửi và nhận các thông điệp từ não, kiểm soát các chức năng và hoạt động của cơ thể.

Khi cơ thể già đi, các đốt sống có xu hướng hao mòn, các xương, khớp có thể bị nứt. Tuổi tác lớn cũng có thể khiến sụn, lớp đệm giữa các đốt sống ngày càng mỏng đi. Các dây chằng nối các đốt sống có thể trở nên dày và kém linh hoạt hơn.

Khi các thay đổi này phát triển ở khu vực giữa cột sống sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống ngực. Cột sống được chia thành 3 phần là cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Trong đó cột sống thắt lưng là vực dễ bị thoái hóa nhất trong khi cột sống ngực là khu vực rất ít khi bị tổn thương, thoái hóa.

Đối với hầu hết mọi người, thoái hóa đốt sống ngực không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu chung hoặc xuất hiện các gai xương nhô dọc theo các cạnh của đốt sống.

Mặc dù thoái hóa cột sống ngực không phổ biến bằng thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng, tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch chẩn đoán, điều trị hiệu quả, kịp lúc để tránh các rủi ro phát sinh.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống ngực

Do cột sống ngực tương đối ổn định và khó bị tổn thương, do đó thoái hóa cột sống rất hiếm khi xảy ra. Hầu hết mọi người không có dấu hiệu nhận biết tình trạng thoái hóa đốt sống ngực. Tuy nhiên, khi xảy ra, các dấu hiệu phổ biến nhất có thể bao gồm:

thoái hóa cột sống ngực
Đau đớn và cứng cột sống là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thoái hóa cột sống ngực
  • Đau vùng lưng trên, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Cứng lưng trên hoặc lưng giữa, gây khó khăn khi xoay người, vặn mình
  • Đau đớn nghiêm trọng vào ban đêm, đến mức gây khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm
  • Cơ thắt cơ hoặc chuột rút
  • Đau cục bộ khi ấn vào cột sống hoặc khu vực bị ảnh hưởng
  • Có âm thanh lách cách khi di chuyển cột sống

Đôi khi, thoái hóa cột sống có thể dẫn đến hẹp ống sống bên trong các đốt sống. Ống sống là không gian bên trong đốt sống, nơi mà tủy sống và rễ thần kinh đi qua để đến các khu vực khác nhau của cơ thể. Nếu tủy sống hoặc các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tê và ngứa ran ở các chi trên và chi dưới
  • Yếu cơ bắp
  • Mất khả năng phối hợp
  • Đi lại, di chuyển khó khăn

Theo thời gian, các triệu chứng thoái hóa đốt sống ngực có thể tiến triển. Điều này dẫn đến việc hình thành các gai xương, gây chèn ép không gian bên trong ống sống, làm tăng nguy cơ tổn thương tủy sống và các dây thần kinh.

Thoái hóa đốt sống ở bất cứ khu vực nào của cột sống, bao gồm thoái hóa đốt sống ngực, đều có thể gây đau lan đến chân. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nghị hoạt động và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Chân có thể bị ngứa ran, tê liệt, yếu cơ ở tay và chân, cũng như gây khó khăn khi đi lại.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống ngực

Thoái hóa đốt sống ngực là tình trạng y tế liên quan đến tuổi tác. Khả năng phát triển các triệu chứng thoái hóa đốt sống sẽ tăng lên theo tuổi tác. Ngay cả những người lớn tuổi khỏe mạnh cũng có nguy cơ thoái hóa đốt sống.

Bởi vì cơ thể đặt ít trọng lượng lên cột sống ngực so với các phần khác của cột sống, do đó thoái hóa đốt sống ngực thường phát triển khi người bệnh đã có tình trạng thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng trước đó. Khi một phần của cột sống bị tổn thương, các phần còn lại có nguy cơ tổn thương cao hơn.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống ngực
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa cột sống

Khi cơ thể già đi, cấu trúc cột sống sẽ thay đổi, hao mòn, làm tăng nguy cơ thoái hóa, chẳng hạn như:

  • Đĩa đệm bị mất nước: Ở giữa các đốt sống là các đĩa đệm, hoạt động như một bộ phận giảm xóc, hấp thụ lực vào bảo vệ cột sống. Ở hầu hết người sau 40 tuổi, đĩa đệm bắt đầu mất nước, khô, co lại, khiến đĩa đệm trở nên nhỏ hơn. Điều này làm tăng khả năng ma sát giữa các đốt sống, dẫn đến hao mòn tự nhiên.
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt, rách có thể xuất hiện trên bề mặt đĩa đệm cột sống, khiến phần nhân mềm bên trong tràn ra ngoài, dẫn đến chèn ép tủy sống, rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm khiến đĩa đệm mất độ đàn hồi, dẻo dai, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Gai cột sống: Khi các đĩa đệm bị tổn thương, cơ thể sẽ tạo ra các gai xương để củng cố cột sống. Các gai xương này có thể gây chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống.
  • Cứng dây chằng: Tuổi tác cao sẽ khiến dây chằng cột sống cứng lại, dẫn đến kém linh hoạt, tăng nguy cơ ma sát và thoái hóa cột sống.
  • Viêm xương khớp: Đây là tình trạng tiến triển có thể dẫn đến thoái hóa sụn với tốc độ cao hơn so với tốc độ lão hóa bình thường. Điều này khiến các đốt sống ma sát với nhau và gây thoái hóa cột sống.
  • Loãng xương: Ở người lớn tuổi, loãng xương là tình trạng phổ biến, có thể góp phần tăng áp lực lên cột sống, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa.

Các yếu tố rủi ro:

Có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống ngực, chẳng hạn như:

  • Chấn thương: Cột sống ngực có thể bị chấn thương thông qua việc va chạm, tai nạn, điều này làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Tính chất nghề nghiệp: Các nghề nghiệp liên quan đến chuyển động cổ lặp lại, chẳng hạn như xoay người thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Di truyền: Một số người bệnh thoái hóa đốt sống ngực có tiền sử gia đình viêm khớp, thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • Hút thuốc: Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đau ngực, tổn thương cột sống.

Thoái hóa cột sống thường phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên những người trẻ tuổi có tiền sử tổn thương, chấn thương do va chạm, thói quen tập thể dục không đúng cách hoặc lạm dụng cột sống, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

Thoái hóa đốt sống ngực có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống ngực có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, chẳng hạn như chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh vĩnh viễn. Điều này dẫn đến nguy cơ mất khả năng kiểm soát, suy nhược cơ bắp, xương khớp hoặc liệt không thể phục hồi.

Nếu không được điều trị, thoái hóa đốt sống ngực có thể dẫn đến trượt đốt sống. Đầy là tình trạng một đốt sống trượt về phía trước, chạm vào đốt sống bên dưới, gây chèn ép dây thần kinh và thu hẹp không gian ống sống. Tình trạng này rất đau đớn, có thể làm tăng nguy cơ gãy cột sống, nứt xương đốt sống, cưng lưng, co thắt cơ, khó đi lại và tê yếu kéo dài.

Biện pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống ngực

Để kiểm tra tình trạng thoái hóa đốt sống ngực, bác sĩ sẽ tiến hành xác định tiền sử y tế, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại thuốc đã sử dụng và các va chạm trong quá khứ. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này sử dụng tia X và máy tính để tạo hình ảnh chi tiết bên trong ống sống và các mô xương quanh, hỗ trợ xác định các gai xương và viêm đốt sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cột sống. MRI giúp bác sĩ xác định các tổn thương tủy sống, dây thần kinh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và viêm đốt sống.
  • Chụp X – quang: Tia X tạo hình ảnh xương và mô mềm, có thể xác định các vấn đề liên quan đến đĩa đệm hoặc viêm cột sống.
  • Điện cơ đồ và dẫn truyền thần kinh: Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng của các dây thần kinh và cơ, từ đó xác định các tổn thương gây chèn ép dây thần kinh.
  • Myelogram: Xét nghiệm hình ảnh này giúp bác sĩ xác định mối liên hệ giữa đốt sống và đĩa đệm, đồng thời giúp bác sĩ kiểm tra các tổn thương ở dây thần kinh, tủy sống.

Điều trị hóa đốt sống ngực như thế nào?

Các biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống ngực phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là giảm đau, phục hồi các hoạt động thôn thường và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở các dây thần kinh.

1. Tự chăm sóc

Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, cơn đau nhẹ và ít gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà với các phương pháp như:

Bài tập thoái hóa đốt sống ngực
Duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng là điều cần thiết để duy trì cột sống khỏe mạnh
  • Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi có thể là phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống ngực. Tuy nhiên, người bệnh không nên nằm trên giường quá lâu, điều này có thể gây cứng khớp và khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Chườm nóng: Chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ và mở rộng các mạch máu, từ đó đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến các mô bị đau, nhằm cải thiện cơn đau.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh được áp dụng đối với các cơn đau cấp tính hoặc bùng phát, chẳng hạn như sau khi hoạt động thể chất. Chườm lạnh sẽ làm co các mạch máu, giảm lưu lượng máu lưu thông, từ đó ngăn ngừa cảm giác đau.
  • Tránh các hoạt động gây đau: Người bệnh được đề nghị tránh xoắn cột sống, uốn cong – duỗi thẳng lặp lại nhiều lần trong thời gian dài để tránh gây áp lực và tổn thương thêm ở cột sống.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Các hoạt động như đi bộ nhẹ nhàng, được khuyến khích để đảm bảo sự linh hoạt của cột sống, hạn chế tình trạng suy yếu các mô vùng thắt lưng và ngăn ngừa cơn đau cột sống.
  • Tham gia các bài tập tác động thấp: Thực hiện các thói quen tập luyện nhẹ nhàng bao gồm các động tác đơn giản, chẳng hạn như đi bộ, có thể giúp giảm đau, tránh cứng khớp, đồng thời tăng tính linh hoạt ở cột sống.

Hầu hết các biện pháp tự chăm sóc được quản lý tại nhà mà không cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi, hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

2. Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống ngực, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen, có thể giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống khác.
  • Paracetamol được sử dụng để giảm đau nhanh chóng.
  • Corticoid đường uống có thể được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện các cơn đau dữ dội. Steroid cũng có thể được tiêm ngoài màng cứng để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng cơ thắt cơ ở cột sống lưng.
  • Thuốc chống động kinh có tác dụng làm dịu cơn đau thần kinh do các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định để cải thiện cơn đau do thoái hóa cột sống ngực.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Đôi khi người bệnh có thể cần thử nhiều loại thuốc để xác định loại thuốc phù hợp nhất. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.

3. Vật lý trị liệu

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các chương trình phục hồi phù hợp. Vật lý trị liệu thường bao gồm sự kết hợp của liệu pháp thủ công, bài tập aerobic tác động thấp, tăng cường sức mạnh và kéo dài.

Theo thời gian, vật lý trị liệu được đánh giá là mang lại hiệu quả cao kéo dài và an toàn. Tập luyện đúng cách có thể cải thiện và duy trì sự ổn định của cột sống, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô, từ đó ngăn ngừa thoái hóa cột sống ngực tái phát.

4. Kích thích thần kinh điện qua da

Liệu pháp kích thích thần kinh điện xuyên da (TENS) hoạt động bằng cách tác động lên các sợi thần kinh cảm giác thông qua dòng điện mà có thể chấp nhận được. Dòng điện sẽ được truyền qua các điện cực trên da và kết nối với thiết bị TENS.

Liệu pháp TENS có thể làm giảm đau khớp bằng cách hỗ trợ sản xuất endorphin, một loại hormone do cơ thể tiết ra, từ đó giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh có thể tự tìm hiểu cách thực hiện liệu pháp TENS tại nhà. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả trong 6 – 12 tuần hoặc khi người bệnh có các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như yếu ở tay, chân, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Cắt bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống hoặc loại bỏ các gai xương
  • Hợp nhất cột sống để tạo sự ổn định, ngăn ngừa các chuyển động không cần thiết

Phẫu thuật cột sống tương đối an toàn và có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích của phương pháp trước khi thực hiện phẫu thuật.

Phục hồi sau thoái hóa đốt sống ngực

Có một số biện pháp giúp cột sống ngực khỏe mạnh, rút ngắn thời gian phục hồi cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi phù hợp với giường cứng, nệm có độ lún vừa phải và cố gắng giữ thẳng cột sống khi ngủ.
  • Tăng cường cơ lưng và cơ bụng bằng các bài tập tăng cường cơ cốt lõi, chẳng hạn như yoga, bài tập thể dục dưới nước.
  • Thực hành các tư thế tốt, hạn chế thời gian ngồi để đảm bảo đường cong tự nhiên của lưng. Cố gắng không ngồi quá lâu và thường xuyên đứng dậy, di chuyển nhẹ nhàng khi ngồi.
  • Đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi, vitamin D để cột sống luôn khỏe mạnh.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm áp lực lên cột sống, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa.

Do cấu trúc đặc biệt của cột sống ngực, do đó khu vực này thường ít bị tổn thương, thoái hóa khi so với các khu vực khác. Tuy nhiên, nếu bị đau lưng hoặc khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, thoái hóa đốt sống ngực có thể dẫn đến đau dai dẳng ở lưng trên và lưng giữa. Các tổn thương này cũng có thể gây tác động đến các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, đến bệnh viện để được kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ
Đi bộ và chạy bộ là những bộ môn tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ, chạy bộ không? Một số thông tin dưới ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, chăm sóc và điều trị như thế nào hiệu quả là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Đây là bệnh xương khớp nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian, thường ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua