Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tê tay là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Triệu chứng này khiến bệnh nhân khó cầm nắm, gặp nhiều khó khăn trong lao động và sinh hoạt. Ngoài ra thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay còn làm tăng nguy cơ yếu chi trên, teo cơ, mất khả năng vận động. Vì thế bệnh nhân cần sớm kiểm soát tình trạng để hạn chế rủi ro.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Tìm hiểu nguyên nhân khiến thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nguyên nhân khiến thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Thoái hóa cột sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ) là bệnh xương khớp nguy hiểm, gây ra những tổn thương ở vùng cổ, khó kiểm soát và dễ gây biến chứng. Bệnh thể hiện cho tình trạng tổn thương và hao mòn đĩa đệm cột sống cổ do quá trình lão hóa, tiền sử chấn thương hoặc bệnh lý liên quan.

Đối với thoái hóa đốt sống cổ, gai xương thường có xu hướng hình thành và chèn ép lên rễ thần kinh. Điều này dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng, đau dai dẳng kéo dài kèm theo cứng khớp, bệnh nhân khó cử động cổ.

Đối với những trường hợp nặng hơn, gai xương lớn làm hẹp không gian của lỗ đốt sống. Điều này khiến các rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép, bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng tê tay, đau nhức, khó cầm nắm và cử động.

Mặt khác các rễ thần kinh C5 – D1 (dây thần kinh ở đốt sống cổ thứ 5 nối liền với đốt sống ngực thứ nhất) có chức năng hỗ trợ cột sống và hình thành đám rối thần kinh ở cánh tay. Đám rối thần kinh này có nhiệm vụ chi phối cảm giác và vận động của chi trên.

Chính vì thế khi không gian của lỗ đốt sống giảm hoặc hẹp rõ rệt do những tổn thương thoái hóa đốt sống, mạch máu nuôi dưỡng đốt sống cùng các rễ thần kinh sẽ bị chèn ép. Điều này ngăn chặn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi dưỡng đốt sống và đĩa đệm, tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân bị đau nhức nhiều và tê tay.

Ngoài ra đối với trường hợp thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép mạch máu và rễ thần kinh C5 – D1, người bệnh có thể hoàn toàn bị mất cảm giác và mất khả năng vận động.

Các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép do gai xương
Các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép do gai xương dẫn đến tê tay, đau nhức, khó cầm nắm và cử động

Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay thường xuất hiện đồng thời với những triệu chứng sau:

  • Đau và mỏi cổ: Đau nhiều và nhức mỏi ở vùng cổ. Đau do thoái hóa cột sống cổ thường tiến triển theo thời gian, có xu hướng lan rộng lên vùng đầu, hai vai, cánh tay và xuống ngực. Sau khi bùng phát, cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ hoặc lâu hơn. Đau có thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ. Đau nhiều hơn khi cử động hoặc vận động mạnh ở cổ.
  • Cứng cổ: Cứng cổ thường xảy ra sau khi ngủ dậy, đặc biệt là buổi sáng.
  • Đau dây thần kinh: Cơn đau đột ngột xuất hiện tương tự như điện, bệnh nhân có cảm giác đau nhói và khó chịu. Đau dây thần kinh có xu hướng lan xuống và chạy dọc theo cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Tê liệt: Bệnh nhân bị mất cảm giác ở hai tay. Trường hợp nặng có thể tê liệt cánh tay và bàn tay.
  • Vẹo cổ: Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác vướng ở cổ kèm theo đau nhức hoặc bị vẹo cổ.
  • Dấu hiệu Lhermitte: Cảm giác khó chịu và đau nhói chạy dọc từ cổ xuống xương sống. Tình trạng này có thể độ ngột xảy ra và nhanh chóng kết thúc hoặc kéo dài dai dẳng. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có cảm giác điện giật ở chân, ngón chân, tay và ngón tay.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Thông thường để chẩn đoán tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, bệnh nhân sẽ được kiểm tra dưới những hình thức sau:

1. Kiểm tra lâm sàng

Thông thường trước khi chẩn đoán cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng ở vùng cổ. Cụ thể:

  • Kiểm tra triệu chứng tê tay (bao gồm cả cánh tay, bàn tay và các ngón tay)
  • Kiểm tra khả năng cầm nắm đồ vật, phản xạ và phạm vi chuyển động của tay
  • Kiểm tra và xác định tầm vận động của cột sống cổ
  • Kiểm tra sức cơ
  • Xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tình trạng cứng khớp, tê liệt và các biểu hiện đi kèm
  • Kiểm tra và xác định vị trí bị tổn thương.
Kiểm tra lâm sàng
Kiểm tra lâm sàng tìm kiếm nguyên nhân gây tê tay, vị trí ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật dưới đây sẽ được chỉ định để xác định hiện tượng chèn ép, thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

  • Chụp X-quang: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp X-quang cột sống cổ để xác định sự hình thành của gai xương, kích thước gai xương và khả năng chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Ngoài ra kết quả X-quang còn cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định một số bất thường và tổn thương khác ở cột sống cổ. Cụ thể như cầu xương, nhiễm trùng, gãy xương, u xương… Từ đó chẩn đoán xác định và phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với những bệnh lý khác.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ được chỉ định với mục đích kiểm tra toàn bộ cột sống cổ và mô mềm. Từ đó xác định thoái hóa đốt sống cổ và mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra kỹ thuật này còn được chỉ định để tìm kiếm nguyên nhân gây tê tay, xác định vị trí có dây thần kinh hoặc/ và tủy sống đang bị chèn ép hoặc có nguy cơ cao.
  • Chụp CT: Hình ảnh CT cho phép bác sĩ kiểm tra cột sống cổ một cách dễ dàng và chi tiết hơn. Điều này giúp tìm ra tổn thương xương và hướng điều trị hiệu quả.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Để kiểm tra cường độ và tốc độ của tính hiệu thần kinh tại vị trí tổn thương, người bệnh sẽ được nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách gắn điện cực lên vùng da phía trên dây thần kinh.
  • Điện cơ: Điện cơ có tác dụng kiểm tra hoạt động điện trong dây thần kinh khi cơ bắp (đặc biệt là cơ bắp ở tay) đang co và khi người bệnh nghỉ ngơi.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có thể dẫn đến yếu cơ
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có thể dẫn đến yếu cơ, mất cảm giác, teo cơ, giảm/ mất khả năng vận động…

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?

Tê tay do thoái hóa cột sống cổ khiến bệnh nhân khó cầm nắm đồ vật, giảm cảm giác và khả năng vận động. Bên cạnh đó việc không sớm kiểm soát sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Yếu cơ, teo cơ
  • Mất cảm giác
  • Giảm/ mất khả năng vận động
  • Tê liệt
  • Tổn thương khó phục hồi ở cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao?

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một tình trạng nghiêm trọng nên cần được điều trị y tế sớm. Thông thường đối với bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật giải nén dây thần kinh tủy sống.

Ngoài ra người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với các biện pháp chăm sóc tại nhà kết hợp vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng. Đồng thời ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng.

1. Sử dụng thuốc

Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng hợp, các thuốc sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật giải nén.

Những loại thuốc thường được dùng trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ gây tê tay:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Bệnh nhân bị thoái cột sống cổ thường được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) để cải thiện tình trạng. Nhóm thuốc này được sử dụng trong thời gian đầu để cải thiện các triệu chứng đau mỏi cổ, vai gáy và tay. Đồng thời chống viêm và kiểm soát các triệu chứng liên quan. Những loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin…
  • Corticosteroid: Nếu bị tê tay kèm theo đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân không có đáp ứng với thuốc giảm đau và chống viêm thông thường, Corticosteroid đường uống sẽ được thử nghiệm trong thời gian ngắn. Thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Ở những trường hợp nặng hơn, Corticosteroid có thể được sử dụng bằng cách tiêm vào vị trí bị tổn thương.
  • Thuốc giãn cơ: Đối với những trường hợp thoái hóa cột sống cổ làm ảnh hưởng đến các cơ xung quanh và gây chèn ép dây thần kinh, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc giãn cơ để cải thiện tình trạng. Thuốc này có tác dụng thư giãn các cơ, dây chằng, giảm co thắt và xoa dịu cơn đau. Mephenesin, Methocarbamol,Tolperisone, Eperisone là những thuốc giãn cơ có thể được sử dụng.
  • Thuốc chống động kinh: Nếu thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay kèm theo đau nhức do dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc chống động kinh. Những thuốc chống động kinh được dùng phổ biến gồm Gabapentin (Thần kinh, Horizant) và Pregabalin (Lyrica).
  • Thuốc chống thoái hóa: Thuốc chống thoái hóa được sử dụng với mục đích giảm tổn thương, ngăn ngừa thoái hóa cột sống cổ tiến triển. Bên cạnh đó nhóm thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ giải nén dây thần kinh. Từ đó cải thiện cảm giác đau nhức và tình trạng tê tay.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cải thiện tình trạng tê tay và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh thoái hóa đốt sống cổ

2. Vật lý trị liệu

Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống cổ gây tê tay, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Nếu thực hiện đều đặn và đúng cách, biện pháp này sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Hỗ trợ giải nén dây thần kinh và tủy sống do thoái hóa cột sống cổ
  • Cải thiện cảm giác tê mỏi và đau nhức ở vùng cổ
  • Giảm tê tay
  • Tăng cường sức cơ và cải thiện độ bền cho các cơ quanh cột sống cổ
  • Phục hồi khả năng vận động và chức năng của cột sống cổ
  • Tăng tính linh hoạt của cột sống, đĩa đệm và dây chằng.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ chèn ép dây thần kinh tủy sống và các triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ thiết kế chương trình vật lý trị liệu với những bài tập và kỹ thuật thích hợp. Người bệnh không nên tự ý thực hiện các bài tập tại nhà để tránh phát sinh ra những rủi ro không mong muốn.

3. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Để cải thiện thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà. Cụ thể:

  • Liệu pháp nhiệt

Nếu thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay kèm theo cảm giác đau mỏi khó chịu, người bệnh có thể tắm với nước ấm hoặc chườm nóng mỗi ngày. Biện pháp này có tác dụng thư giãn cơ, xoa dịu cảm giác đau nhức, kích thích quá trình lưu thông máu cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cột sống tổn thương. Từ đó hỗ trợ kiểm soát thoái hóa cột sống cổ.

Bên cạnh đó biện pháp chườm nóng còn có tác dụng cải thiện tình trạng căng cơ, thư giãn dây thần kinh đang bị chèn, giảm tê tay. Đồng thời tăng độ linh hoạt cho khớp xương, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Vì thế để cải thiện cảm giác đau nhức và tê tay do thoái hóa cột sống cổ, người bệnh có thể tắm với nước ấm hoặc chườm nóng 2 – 3 lần mỗi ngày. Nên chườm nóng từ 15 – 20 phút/ lần.

Liệu pháp nhiệt
Liệu pháp nhiệt có tác dụng thư giãn cơ, xoa dịu cảm giác đau nhức, kích thích quá trình lưu thông máu và giảm tê tay
  • Nghỉ ngơi

Người bệnh cần nghỉ ngơi hợp để điều chỉnh cấu trúc cột sống cổ, cải thiện tê tay và phòng ngừa chấn thương. Ngoài ra nghỉ ngơi cũng là một cách làm dịu cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh không nên nằm bất động trên giường, tránh nằm quá 2 ngày để phòng ngừa tình trạng cứng khớp và tăng nguy cơ phát sinh rủi ro.

Sau khi cơn đau thuyên giảm người bệnh nên vận động cổ nhẹ nhàng với những bài tập chữa thoái hóa cột sống. Nên giữ cho lưng và cổ thẳng trong sinh hoạt. Tránh đột ngột gập cổ, ngửa cổ hoặc thực hiện một số động tác khác.

  • Điều chỉnh lối sống và ăn uống khoa học

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ tiến triển, giảm chèn ép dây thần kinh và hỗ trợ điều trị các triệu chứng, người bệnh nên cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không hút thuốc, tránh lao động gắng sức hoặc thực hiện những động tác mạnh lên vùng cổ.

Ngoài ra người bệnh cần ăn uống khoa học. Nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các loại trái cây, rau xanh, thịt, cá. Đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống đủ canxi, chất chống oxy hóa, vitamin D và axit béo omega-3.

Điều chỉnh lối sống và ăn uống khoa học
Điều chỉnh lối sống và ăn uống khoa học giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ tiến triển, cải thiện triệu chứng
  • Xoa bóp

Xoa bóp có thể cải thiện cảm giác đau nhức, cứng khớp và triệu chứng tê bì hai tay do thoái hóa cột sống cổ. Bởi lực tác động từ bàn tay có thể làm nóng khớp xương, kích thích quá trình lưu thông máu, giảm căng cơ và thư giãn các dây thần kinh đang bị chèn ép.

Để tăng hiệu quả giảm đau và giảm tê bì hai tay do thoái hóa cột sống cổ, người bệnh nên thoa một ít dầu nóng lên khu vực tổn thương trước khi xoa bóp. Ngoài ra người bệnh nên dùng lực bóp vừa phải, không nên xoa bóp quá mạnh vì điều này có thể kích hoạt một cơn đau cấp tính. Đồng thời gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

4. Phẫu thuật giải nén

Phẫu thuật giải nén sẽ được xem xét khi việc sử dụng thuốc và các biện pháp nêu trên không mang đến hiệu quả điều trị, bệnh nhân bị tê tay nghiêm trọng do tủy sống bị chèn ép. Ngoài ra phương pháp điều trị này cũng được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Tê tay nghiêm trọng và kéo dài, giảm hoặc mất cảm giác ở hai tay
  • Khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế rõ rệt
  •  Đau mãn tính làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh
  • Nứt hoặc vỡ đốt sống cổ
  • Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép tủy sống
  • Yếu cơ, yếu tay hoặc xuất hiện các triệu chứng thần kinh.
Phẫu thuật giải nén
Phẫu thuật giải nén cho những trường hợp thất bại khi điều trị nội khoa, tê tay nghiêm trọng và kéo dài

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm tê tay do thoái hóa cột sống cổ:

  • Duy trì thói quen vận động và luyện tập với những bài tập giúp tăng cường sức cơ và độ linh hoạt cho vùng cổ.
  • Tránh ngồi quá lâu một chỗ, không dùng cổ quá mức. Đồng thời tránh gập cổ hoặc cúi cổ quá lâu.
  • Nếu làm việc trên màn hình máy tính, bạn cần điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp với bàn làm việc và màn hình. Nên xoa bóp và thư giãn cột sống cổ mỗi 2 giờ làm việc.
  • Không bẻ cổ hoặc đột ngột thực hiện những động tác ở cổ. Vì điều này không chỉ gây thoái hóa cột sống cổ mà còn làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Cần bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
  • Tránh làm việc gắng sức hoặc vác vật nặng làm ảnh hưởng đến cổ. Vì điều này sẽ làm phát sinh hoặc làm nặng thêm các chấn thương ở cổ. Đồng thời tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh và tủy sống, gây tê tay kéo dài.
  • Nên khởi động cổ trước khi chơi những môn thể thao tiếp xúc để hạn chế chấn thương.
  • Ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ xảy ra và tiến triển.
  • Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu thường xuyên bị đau ở cổ hoặc có chấn thương.
  • Đối với trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp phòng ngừa bệnh tiến triển gây tê tay.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, canxi, chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 bằng cách ăn nhiều thịt, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu, trái cây, rau xanh… Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức khỏe xương khớp, chống thoái hóa và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay.
Ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ gây tê tay bằng cách ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay liên quan đến quá trình chèn ép rễ dây thần kinh và tủy sống. Bên cạnh đó tình trạng này thường xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau nhức, yếu tay, yếu cơ, ảnh hưởng đến cảm giác và giảm khả năng vận động. Đồng thời gây ra nhiều rủi ro nếu không sớm điều trị.

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính và nhiều người đặt ra câu hỏi "thoái hóa cột sống có chữa được không". Vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Chúng tôi sẽ ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Tập Gym Không
Thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Các chuyên gia cho biết người bị thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng đều có thể tập gym. Tuy nhiên cần luyện tập đúng cách và lựa chọn những bài ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết

Bình luận (37)

  1. Võ Hải Hà says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa 3 đĩa đệm đốt sống cổ và điều trị ở nhiều bệnh viện cũng như thuốc thang 2 năm nay chưa đỡ thì có cách nào khác điều trị không

  2. Trần Thịnh Vượng says: Trả lời

    Người ta thường thoái hóa đốt sống cổ c4,c5 mà tôi bị thêm cả c6 nữa thì có phải khó trị lắm không, có cách chữa nào hiệu quả không vậy

    1. võ nhu says:

      ở gần nhà mình có trung tâm thuốc dân tộc chuyên chữa mấy bệnh xương khớp này đấy, mình thoái hóa cổ nhẹ thôi, sang đấy chữa hơn 1 tháng đỡ ngay. mới chỉ đứa bạn cũng thoái hóa đốt cổ mà tê cả tay sang đấy chữa 1 tuần rồi, nghe bảo đỡ đau nhiều

    2. Thủy Tiên says:

      Uống thuốc hay là xoa bóp thế nào bạn, nghe tên như về đông y cổ truyền ấy nhỉ

    3. kim uyên says:

      cả uống thuốc, mát xa, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, có thể cấy cả chỉ nữa. thuốc quốc dược phục cốt khang trong bài này của trung tâm thuốc dân tộc đấy, bạn đọc kỹ xuống phần dưới sẽ thấy

    4. Tống Anh Văn says:

      Thuốc có ổn thật không đấy, sợ nhất mấy anh chị chưa dùng, chưa điều trị bao giờ mà đi quảng cáo thì toi

    5. Hương Sen says:

      Quốc dược phục cốt khang của TT thuốc dân tộc tốt mà em ey, thời gian đầu tôi vừa uống thuốc vừa thoa cồn nóng với châm cứu, thời gian sau chỉ cần uống thuốc quốc dược thôi, khỏi hơn 1 năm nay không cứng đau cổ, mỏi vai, tê tay nữa đây nay, vào đây đọc chi tiết hơn về thuốc nhé

    6. quý alaska says:

      thoái hóa c4-6 đây cụ, đúng là uống thuốc và trị liệu ở trung tâm thuốc dân tộc sẽ đỡ nhiều nhé, tôi không dám chắc khỏi 100% không nhưng đúng là sau 3 tháng điều trị ở đấy, tôi không còn cảm giác đau mỏi cả ngày và cứng cổ mỗi sáng

  3. Phương Nga says: Trả lời

    Đã mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ rồi mà đi làm gặp ngay công việc không thể nhấc mông khỏi ghế, ngồi suốt mỏi cổ xoa mãi không đỡ, tay gõ phím cũng tê tái luôn

    1. Ulsa says:

      Bệnh chung văn phòng nên cứ tầm 1 tiếng cố gắng đứng lên đi vệ sinh chẳng hạn để thư giãn, nên ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ, thường xuyên đi mát xa cơ thể, đi xoa bóp bấm huyệt tuần 1-2 lần là đẹp

  4. Quý Hiển says: Trả lời

    Trong bài có nhắc đến thuốc quốc dược phục cốt khang chữa bệnh thoái hóa đốt sống ấy, tôi đang định uống đông y nên khá quan tâm thuốc này, không rõ thuốc có hiệu quả như bài viết nêu không

    1. Sơn Thành says:

      Tôi bị mỏi cổ đã lâu nhưng không nghĩ bị thoái hóa, đến khi cổ cứng và 5 đầu ngón tay cứ tê tê khó chịu đi khám mới biết. Uống thuốc kê toa 1 thời gian không khỏi nên chuyển sang đông y quốc dược và đã tốt hơn 1 năm rồi, không còn mỏi cổ, đau lan bả vai, tê các ngón tay nữa, bệnh xương khớp mà được như này là mừng lắm

    2. Thắng NT says:

      Thuốc đông y này phải uống bao nhiêu lâu mới đạt được kết quả hết đau cổ mỏi vai, triệt tiêu chứng tê bì ngón tay vậy

    3. Thanh Hà says:

      Uống khoảng 2 tuần đầu sẽ thấy những vùng sưng đau giảm đi nhiều, hết 1 tháng rưỡi thì không còn mỏi nhức và cứng khớp nhiều nữa. Điều trị khoảng 2,3 tháng sẽ không còn tình trạng đau, mỏi, cứng khớp, tê tay do thoái hóa khớp cổ gây ra nhé

    4. Việt Dương (1980) says:

      Thuốc quốc dược phục cốt khang mua giá bao nhiêu đấy anh em, show giá mọi người tham khảo luôn

    5. Kiều Minh says:

      Trị theo liệu trung bình khoảng chừng 2 triệu, còn liều tích cực tốn khoảng 3 triệu, tùy vào mức độ viêm, thoái hóa của cụ, bác sĩ sẽ kê liều thuốc và tư vấn chi phí phù hợp

  5. Đồng Dung says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ c4,5, xoay cổ cứ nghe lục khục, sáng ngủ dậy hay bị cứng khớp với mỏi nhiều, đi trị liệu vật lý có đỡ hơn không nhỉ

    1. Hà Duy says:

      Có chứ, trị liệu vật lý đúng cách sẽ giúp thư giãn thần kinh vùng cổ, giảm cảm giác đau mỏi tê nhức nhiều đấy, cái khoản cứng cổ này trị liệu vật lý sẽ tốt hơn uống thuốc nhiều lắm

    2. Nhật Phương says:

      Mình cũng mới đi chụp mri bị thoái hóa đốt sống cổ, chỗ cổ mình rất hay mỏi, sau đó lan lên vùng đầu và tê tay thì chỉ đi trị liệu vật lý có khỏi được không

    3. Lương Minh Hải says:

      Tôi nghĩ bạn nên áp dụng phương pháp vừa uống trong vừa trị liệu vật lý ngoài thì mới khả năng khỏi được chứ bệnh thoái hóa này không dễ điều trị đâu, trị vật lý chỉ giúp giảm đau, bớt áp lực vùng đốt sống cổ thôi

    4. Phan Trung says:

      Vừa đi điều trị vật lý vừa uống cả mớ thuốc theo toa bác sĩ kê mà không hết đau đây này, đang định tham khảo sang đông y xem có đỡ đau hơn không, ai uống thuốc quốc dược phục cốt khang chưa

    5. Giang Nam_Hồ says:

      Thuốc đấy chuyên đặc trị bệnh xương khớp, thoái hóa đốt sống đấy. Thuốc không có tác dụng giảm đau tức thì đâu nhưng cơn đàu dần dần sẽ thuyên giảm, các vị trí sưng viêm giảm đi và dần được phục hồi

  6. Doãn Thanh Bình says: Trả lời

    Vì bị tê tay thường xuyên do thoái hóa đốt sống cổ nên bs có kê cho thuốc corti mà mọi người bảo thuốc này uống nhiều hại lắm đúng không

    1. Vinh says:

      Tất nhiên thuốc gì uống lâu ngày cũng có vài phần hại, chưa kể thuốc kháng sinh thì nhiều tác dụng phụ hơn mà thuốc này bác sĩ chỉ kê giảm đau thời gian ngắn thôi, nếu cơn đau kéo dài sẽ đổi thuốc khác

  7. nguyễn chu says: Trả lời

    thoái hóa đốt sống cổ làm tôi đau nhức cổ kinh khủng , nhức cả đầu và đặc biệt tay bị tê , đôi khi mất cảm giác , liệu tôi có nên phẫu thuật để loại bỏ những triệu chứng khó chịu này không ?

    1. Đinh Tiến Đạt says:

      Có phẫu thuật không thì bác sĩ mới biết thôi, đâu ai tự dưng ưng mổ là mổ, nhiều nguy cơ biến chứng, nhất là vùng đốt sống cổ nhiều thần kinh, cẩn thận lệch phát nằm luôn đấy

    2. Cường Thịnh says:

      Nghiêm trọng lắm mới mổ chị ạ, còn không thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, giảm viêm, điều trị…. có thể cần thêm trị liệu kèm theo

  8. Vân Tường says: Trả lời

    Tôi năm nay 50 tuổi cảm thấy khớp cổ cứng đau, khó hoạt động, tê ngón tay phải, đi khám kết quả thoái hóa đốt sống cổ C3C4. Tôi phải làm gì để điều trị (Bác sĩ có cho toa thuốc nhưng tôi uống hơn 1 tuần này bị táo bón quá)

    1. Hải Quan says:

      Chị liên hệ trung tâm thuốc dân tộc mua thuốc quốc dược phục cốt khang uống nhé. Thuốc này đông y hoàn toàn mà hiệu quả lắm, lại không tác dụng phụ gì đâu, uống mát người chủ không có gây táo bón nhé. Chữa xương khớp, thoái hóa thì nên uống đông y sẽ tốt hơn

    2. Văn Tú says:

      Ai bảo không có tác dụng phụ đấy, mới uống có 4 hôm mà đau nhức nhiều hơn thấy khó chịu hơn trước, đang định bỏ đây này

    3. định tuệ says:

      không phải đâu ông ơi, đó là do ông bị công thuốc thôi, có vài người do cơ địa nhạy cảm sẽ có hiên tượng công thuốc trong 3-7 ngày đầu, sau đó triệu chứng sẽ giảm dần chứ có phải tác dụng phụ đâu. có thể gọi cho bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn

    4. Phạm Bảo says:

      Ô, em cũng đang định bỏ thuốc như anh trên, vậy là không phải thuốc dỏm tác dụng phụ hả, em dược chị công ty giới thiệu, chị ấy uống thì không sao nhưng em uống thì bị như vậy nên cũng lo, thế hóa ra là không sao

    5. Cao Kỳ says:

      Lúc tôi dùng thuốc quốc dược phục cốt khang cũng có hiện tượng công thuốc, gây triệu chứng đau hơn, khó chịu hơn. Nhưng tôi bình tĩnh hơn mọi người, liên hệ bác sĩ hỏi ngay. Bác sĩ giải thích rõ cơ chế tác động của thuốc nên tôi tiếp tục yên tâm uống. Và đúng là hết 7 ngày thì cơn đau vùng khớp cổ của tôi thuyên giảm dần cho đến hết 1 tháng thì tôi đã xoay được khớp cổ nhẹ nhẹ, vùng cổ bớt mỏi cứng đau, ngón tay thỉnh thoảng vẫn tê nhưng ít hơn. Điều trị hết tháng thuốc thứ 2 thì tôi không cảm giác đau mỏi nữa, tay cũng không còn bị tê nên định dừng thuốc nhưng bác sĩ có khuyên nên uống thêm 1 tháng để diệt tận gốc căn nguyên bệnh. Vì thế tôi tiếp tục uống thêm 1 tháng nữa mới dứt thuốc và sau đợt điều trị đó đó tôi không còn hiện tượng mỏi cứng cổ, tê tay, ngón tay nữa. Khuyên chân thành là nếu ai thấy vấn đề gì trong quá trình sử dụng thuốc thì hãy liên hệ bác sĩ ngay để được giải đáp, đừng tự ý bỏ thuốc nhé

  9. Minh Tuệ says: Trả lời

    Em bị đau nhức nửa đầu, đau mắt, mỏi cổ nhiều, đi khám lâm sàng bác sĩ bảo thoái hóa đốt sống cổ, phải citi để xem kết quả chính xác mà em chưa làm do phải về đi học, tình trạng của em vậy có phải thoái hóa đốt sống cổ thật không ạ, em lo ghê

    1. Đinh Hương says:

      Lo thì tranh thủ đi chụp CT theo yêu cầu của bác sĩ đi, thường thoái hóa đốt sống cổ nhẹ thì chỉ đau mỏi cổ thôi nhưng bạn đau cả phần đầu và mắt thì có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn, nên khám sớm để điều trị

    2. Ngô Thùy Phương says:

      Khả năng cao là thoái hóa đốt sống cổ em nhé, chị cũng đau mỏi cổ và biến chứng nhẹ làm máu không lên não nên đau đầu lắm nhưng điều trị theo toa thuốc bác sĩ kê 1 thời gian cũng đỡ rồi, không phải lo quá đâu

    3. Chị Khanh says:

      Còn đi học là mới học sinh sinh viên thôi ak, còn trẻ mà thoái hóa đốt sống cổ sớm vậy là nguy cơ lắm đấy, cô đến 50 mới bị bệnh này. Cháu nên đi khám chữa sớm, thay đổi tư thế ngồi, đi đứng để tránh bệnh nặng hơn rồi đến khi về già thì lại càng khổ đó

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua