Thoái Hóa Đa Khớp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa đa khớp xảy ra khi có hai hoặc nhiều khớp bị ảnh hưởng, dẫn đến đau đớn, cứng khớp, suy giảm chức năng vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nắm rõ các thông tin cơ bản và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Thoái hóa đa khớp
Thoái hóa đa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến mất chức năng chuyển động linh hoạt và tàn phế

Thoái hóa đa khớp là gì?

Thoái hóa khớp còn được gọi là viêm khớp do hao mòn, viêm khớp thoái hóa, là loại viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi sụn bị tổn thương hoặc phá vỡ. Tình trạng này dẫn đến đau đớn, cứng và sưng các khớp bị ảnh hưởng. Thông thường, thoái hóa khớp ảnh hưởng đến người trên 65 tuổi, tuy nhiên mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải tình trạng này.

Thoái hóa đa khớp xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các khớp bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vùng, khu vực, bao gồm các ngón tay và ngón chân. Đối thoái hóa đa khớp, người bệnh có nhiều khả năng bị mất chức năng khớp, khuyết tật và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa đa khớp sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống, đầu gối, hông, gốc ngón tay cái (khớp ngón cái đầu tiên), đầu ngón tay và ngón chân cái. Các khớp khác, chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay và vai thường không bị ảnh hưởng đối với trường hợp thoái hóa đa khớp.

Tương tự như thoái hóa khớp, có hai loại thoái hóa đa khớp phổ biến, bao gồm:

  • Thoái hóa đa khớp nguyên phát có thể dẫn đến đau khớp, cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động, yếu và mất sự linh hoạt ở khớp. Thoái hóa khớp nguyên phát còn được gọi là vô căn, có nghĩa là không xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Thoái hóa khớp vô căn là tình trạng phổ biến nhất.
  • Thoái hóa đa khớp thứ phát xảy ra sau các tình trạng và vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như chấn thương, lạm dụng khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số tình trạng liên quan cũng có thể dẫn đến viêm đa khớp thứ phát, chẳng hạn như béo phì và tiểu đường.

Nếu bị đau ở nhiều khớp, người bệnh nên đi khám để có kế hoạch phục hồi sức khỏe khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ tàn phế. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các lời khuyên, cách duy trì lối sống tích cực để phục hồi chức năng khớp cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đa khớp

Thoái hóa đa khớp thường là một tình trạng tự phát, không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết tuổi tác cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng thoái hóa khớp hơn so với nam giới. Phụ nữ lớn tuổi, sau mãn kinh, là đối tượng nguy cơ hàng đầu của tình trạng này.

Bên cạnh tuổi tác, có một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đa khớp, chẳng hạn như:

  • Có tiền sử thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp háng tiến triển.
  • Khiếm khuyết gen di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thoái hóa khớp.
  • Béo phì dẫn đến quá tải lên các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và đầu gối. Béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể, dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Bệnh tiểu đường và tăng lipid máu có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần dẫn đến thoái hóa ở nhiều khớp.

Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đa khớp, tuy nhiên người bệnh được đề nghị xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe xương khớp. Thường xuyên tập thể dục và duy trì tư thế tốt cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoái hóa đa khớp

Các triệu chứng thoái hóa đa khớp có xu hướng phát triển và trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Đau hoặc nhức ở các khớp sau khi hoạt động, đặc biệt là vào cuối ngày
  • Cứng khớp xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi
  • Hạn chế phạm vi chuyển động khớp và được cải thiện sau khi chuyển động
  • Có âm thanh lạo xạo, lách cách khi chuyển động hoặc uốn cong các khớp
  • Sưng xung quanh khớp bị ảnh hưởng
  • Yếu cơ xung quanh khớp
  • Mất sự ổn định và linh hoạt ở các khớp
Thoái hóa đa khớp la gì
Đau đớn và cứng khớp là các dấu hiệu thoái hóa đa khớp phổ biến nhất

Thoái hóa đa khớp dẫn đến các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Đầu gối: Dẫn đến âm thanh lạch cạch khi di chuyển hoặc uốn cong đầu gối.
  • Hông: Đau ở vùng háng, mông và đùi. Đôi khi người bệnh có thể bị đau ở đầu gối hoặc đùi.
  • Ngón tay: Dẫn đến sự hình thành gai xương ở rìa các khớp, khiến ngón tay bị sưng, mềm, đỏ, đôi khi là gây đau ở gốc ngón tay cái.
  • Bàn chân: Thoái hóa khớp gây đau và mềm ở ngón chân cái, có thể gây sưng ở mắt cá hoặc các ngón chân.

Thoái hóa đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp là bệnh lý tiến triển, do đó các tổn thương khớp sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Khi thoái hóa khớp tiến triển, các triệu chứng bệnh có thể gây hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như cài cúc áo, lên xuống giường hoặc điều khiển phương tiện giao thông.

Đau đớn, viêm khớp, suy giảm khả năng vận động và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị thoái hóa đa khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Béo phì, tiểu đường và bệnh tim: Các khớp bị đau, đặc biệt là ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông và thắt lưng, có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong các chuyển động. Việc thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân, béo phì. Béo phì là nguyên nhân gây ra nồng độ cholesterol cao, bệnh tiểu đường tuýp 2 và huyết áp cao.
  • Té ngã: Một số nghiên cứu cho biết, thoái hóa đa khớp có thể làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương. Cụ thể, thoái hóa khớp dẫn đến suy giảm chức năng, làm yếu cơ, ảnh hưởng đến sự cân bằng tổng thể và dễ bị ngã hơn, đặc biệt là ở người thoái hóa khớp gối và háng. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như chóng mặt, có thể dẫn đến té ngã.
  • Biến dạng khớp hoặc sai lệch khớp: Mất sụn khớp nghiêm trọng có thể dẫn đến lệch hoặc biến dạng khớp. Lệch khớp gối có thể gây ra chân vòng kiềng hoặc đầu gối khuỵu.

Bác sĩ hoặc nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể đề nghị một kế hoạch điều trị thích hợp cho người bệnh thoái hóa đa khớp. Do đó, người bệnh bị đau nhiều khớp cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Thoái hóa đa khớp được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán sớm viêm đa khớp là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh, các triệu chứng, cơn đau ảnh hưởng đến hoạt động như thế nào cũng như các vấn đề y tế và loại thuốc đang sử dụng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh di chuyển các khớp bị ảnh hưởng hoặc đề nghị các xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm giúp xác định tình trạng thoái hóa khớp bao gồm:

thoái hóa đa khớp là bệnh gì
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh và đề nghị các xét nghiệm thoái hóa khớp cần thiết
  • Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành làm tê khu vực bị ảnh hưởng sau đó đưa kim tiêm vào khớp để hút dịch ra ngoài. Xét nghiệm này có thẻ xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc các tinh thể trong chất lỏng và loại trừ các nguyên nhân khác gây đau khớp.
  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ xác định các tổn thương ở sụn khớp hoặc các thay đổi liên quan đến thoái hóa khớp, chẳng hạn như việc hình thành các gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI có thể giúp bác sĩ xác định rõ hơn về sụn và các bộ phận khác của khớp, từ đó giúp bác sĩ xác định các tổn thương.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định, loại trừ và chẩn đoán phân biệt tình trạng thoái hóa đa khớp với các dạng viêm khớp khác, chẳng hạn như:

Thoái hóa đa khớp là tình trạng phổ biến, cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm máu và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Biện pháp điều trị thoái hóa đa khớp

Hiện tại không có biện pháp điều trị thoái hóa đa khớp, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau giúp kiểm soát cơn đau, chống viêm, duy trì khả năng chuyển động linh hoạt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm, giúp người bệnh thoải mái và năng động hơn.  Các loại thuốc này bao gồm:

  • Paracetamol có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như Ibuprofen, có thể giúp giảm đau, chống viêm và giúp người bệnh hoạt động thể chất dễ dàng hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm Duloxetine được phê duyệt để điều trị các chứng đau mãn tính, bao gồm cả cơn đau liên quan đến thoái hóa đa khớp.
  • Thuốc giảm đau theo toa chẳng hạn như Tramadol, được chỉ định để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng, không đáp ứng các loại thuốc điều trị thông thường. Tramadol có thể gây phụ thuộc vào nghiện, do đó cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thoái hóa khớp có chữa được không
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc điều trị thoái hóa đa khớp đường uống có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tổn thương và rủi ro phát sinh. Nếu các loại thuốc đường uống không đủ để kiểm soát cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc bôi và thuốc tiêm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Các loại thuốc giảm đau thoái hóa khớp tại chỗ được bào chế dưới dạng thoa, xịt hoặc miếng dán trực tiếp lên vị trí khớp bị ảnh hưởng. Thuốc này phù hợp nhất với các khớp ở gần bề mặt da, chẳng hạn như khớp gối hoặc bàn tay. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Salonpas hỗ trợ giảm đau, chống viêm nhanh chóng, hiệu quả.
  • Salicylat mang đến cảm giác nóng rát, mát lạnh, từ đó khiến não bộ quên đi cảm giác đau.
  • Diclofenac hoạt động tương tự như NSAID đường uống trong việc chống viêm và giảm đau.
  • Capsaicin là một hợp chất hóa học trong ớt cay. Khi thoa lên da sẽ làm cạn kiệt chất P trong tế bào thần kinh, từ đó ngăn ngừa cảm giác đau đớn.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc tiêm để điều trị tình trạng thoái hóa đa khớp. Các loại thuốc tiêm phổ biến nhất bao gồm:

  • Corticoid là một loại thuốc chống viêm mạnh, tương tự như hormone cortisol do cơ thể tiết ra. Khi được tiêm vào các khớp bị ảnh hưởng, thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng.
  • Axit hyaluronic là một chất tăng cường độ nhớt và chất lỏng khác bên trong khớp. Việc tiêm axit hyaluronic vào khớp có thể góp phần tăng chất lỏng tự nhiên, từ đó giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Các mũi tiêm được tiêm cách nhau một tuần với 3 – 4 mũi mỗi liệu trình điều trị.

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng, loại thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

2. Tự chăm sóc tại nhà

Cùng với thuốc, có một số cách giảm đau do thoái hóa đa khớp hiệu quả và an toàn, chẳng hạn như:

  • Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm nóng, chẳng hạn như tắm nước ấm có thẻ tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm cứng và đau khớp. Chườm lạnh có thể giảm giảm đau và sưng.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật như hít thở sâu, có thể làm dịu tâm trí, góp phần giảm đau khớp và căng cơ.
  • Xoa bóp: Các thao tác chà xát, xoa bóp, massage có thể giúp giảm đau khớp, cải thiện chức năng và giảm căng thẳng.

Việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng góp phần kiểm soát các triệu chứng thoái hóa đa khớp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe kèm theo. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Bỏ thuốc lá: Nếu hút thuốc, người bệnh cần bỏ thuốc lá. Một số nghiên cứu cho biết, khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mất sụn và đau khớp nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các thiết bị trợ giúp: Nếu gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gậy hoặc khung tập đi.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người thoái hóa khớp, tuy nhiên chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, chất béo lành mạnh, có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa đa khớp.
  • Sử dụng sản phẩm bổ sung: Một số thực phẩm chức năng chẳng hạn như glucosamine và chondroitin sulfate có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp, hỗ trợ chống thoái hóa và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt. Các sản phẩm này có thể sử dụng mà không cần toa thuốc, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Vật lý trị liệu và tập thể dục

Vật lý trị liệu và tập thể dục là cách tốt nhất để kiểm soát các cơn đau khớp và duy trì trì khả năng vận động. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa đa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn vào ban đêm, điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất
Thường xuyên tập thể dục và duy trì vận động để tăng cường sức khỏe khớp

Cho dù người bệnh tự tập thể dục tại nhà hay vật lý trị liệu tại trung tâm, chương trình cải thiện thoái hóa đa khớp thường bao gồm các bài tập:

  • Tăng phạm vi chuyển động: Các bài tập này góp phần kéo giãn các khớp vai, gối, hông, từ đó giúp người bệnh chuyển động linh hoạt hơn.
  • Tăng cường sức mạnh: Các bài tập này góp phần duy trì, cải thiện sức mạnh cơ bắp, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng thoái hóa đa khớp.
  • Thể dục nhịp điệu: Các bài tập như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc sử dụng máy tập hình elip, có thể tăng cường sức mạnh ở các khớp, điều hòa nhịp tim và hoạt động của phổi. Thể dục nhịp điệu cũng góp phần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hạn chế áp lực lên các khớp.

Một số môn thể thao và bài tập phù hợp cho người thoái hóa đa khớp bao gồm:

  • Đi dạo: Đây là bài tập đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với người thoái hóa khớp. Người bệnh có thể bắt đầu đi bộ từ 30 – 60 phút mỗi lần với tốc độ và cường độ tăng dần .
  • Thể dục dưới nước: Các môn thể dục dưới nước, bao gồm bơi lội, có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể lên các khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là hông và đầu gối, từ đó giúp giảm đau cũng như cải thiện chức năng chuyển động hàng ngày.
  • Thái cực quyền: Thái cực quyền sử dụng các chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển, hỗ trợ giảm căng thẳng và lo lắng. Các chuyển động này cũng góp phần thúc đẩy sự cân bằng, sức mạnh và tăng cường phạm vi chuyển động.
  • Yoga: Các tư thế yoga có thể giúp cải thiện tính linh hoạt, liên kết tư thế, sức mạnh, độ bền và sự cân bằng cũng như thúc đẩy thư giãn. Trao đổi với huấn luyện viên yoga hoặc nhà trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

Mặc dù tất cả các bài tập thể dục đều an toàn và có lợi cho hầu hết người bệnh thoái hóa đa khớp. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn sau khi tập thể dục.

Trong trường hợp thuốc và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khớp. Thay khớp háng và khớp gối là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất đối với thoái hóa đa khớp. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau, chống viêm cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật thường an toàn và có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích cũng như các rủi ro để được hướng dẫn cụ thể.

Làm chậm thoái hóa đa khớp như thế nào?

Thoái hóa đa khớp là quá trình tự nhiên, xảy ra khi sụn khớp bị hao mòn theo thời gian. Theo các chuyên gia, tình trạng này là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa và liên quan đến nhiều nguyên nhân, yếu tố rủi ro, do đó rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm chậm quá trình thoái hóa cũng như bảo vệ các khớp, nhằm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.

Một số lưu ý để làm chậm quá trình thoái hóa khớp bao gồm:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là hông và đầu gối, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu góp phần giảm nguy cơ tổn thương sụn, mất sụn và phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp. Kiểm soát lượng đường cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể và là giảm nguy cơ viêm khớp.
  • Tăng cường hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục có thể giúp duy trì lối sống năng động, hỗ trợ bảo vệ các khớp khỏi chấn thương, thoái hóa. Người bệnh có thể tập thể dục từ 30 phút mỗi ngày với các động tác đơn giản, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, không hút thuốc lá và ngủ đủ giấc, góp phần bảo vệ các khớp cũng như hạn chế nguy cơ thoái hóa.

Thoái hóa đa khớp có thể gây ảnh hưởng đến nhiều mô và khớp, dẫn đến đau đớn, khó chịu và hạn chế khả năng vận động linh hoạt. Điều trị sớm và đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa rủi ro cũng như phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa đa khớp, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua