Gai Khớp Gối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gai khớp gối có thể gây đau dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu không được điều trị, các gai xương có thể gây tổn thương các dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh gân, dẫn đến đau đầu gối mãn tính.

Gai khớp gối
Gai khớp gối có thể gây đau đầu gối và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh

Gai khớp gối là gì?

Gai khớp gối hay gai xương khớp gối là tình trạng phát triển xương bất thường trên bề mặt khớp gối. Các gai xương ở đầu gối thường nhẵn, không phải hình dạng lởm chởm, do đó ít khi gây đau. Tuy nhiên nếu gai xương gây cọ xát đến các dây thần kinh liên quan hoặc gây chèn ép các mô, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn dữ dội và hạn chế khả năng vận động.

Các chuyên gia y tế tin rằng, việc hình thành các gai xương có thể là dấu hiệu cơ thể đang cố gắng tự phục hồi sau các tổn thương, chẳng hạn như thoái hóa khớp gối. Các triệu chứng gai khớp gối có xuất hiện khi các đầu xương ma sát với nhau khi vận động. Hầu hết các trường hợp, các triệu chứng gai xương ở khớp gối phát triển rất chậm và ổn định. Tuy nhiên, theo thời gian, ma sát có thể làm rạn xương bánh chè, dẫn đến đau đớn dữ dội.

Các gai xương ở khớp gối không gây ra triệu chứng có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ibuprofen và acetaminophen để hỗ trợ giảm đau. Nếu gai xương gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của người bệnh hoặc gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ gai xương.

Nguyên nhân gây gai xương khớp gối

Không có nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành gai xương ở đầu gối. Các nguyên nhân có thể bao gồm tình trạng bệnh lý, chấn thương hoặc lạm dụng khớp quá mức.

Tổn thương do thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây gai xương. Cụ thể, viêm xương khớp ở khớp gối có thể phá vỡ các sụn đệm ở các đầu xương. Điều này khiến cơ thể cố gắng sửa chữa tổn thương bằng cách tạo ra các gai xương ở khu vực bị tổn thương.

nguyên nhân gây gai khớp gối
Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây hình thành gai xương

Bên cạnh thoái hóa khớp, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến gai xương khớp gối, chẳng hạn như:

  • Chấn thương đầu gối: Các chấn thương hoặc chấn thương đầu gối, đặc biệt là ở các mô sụn có thể dẫn đến việc hình thành các gai xương. Ở giữa xương đùi và xương chày có các rãnh nhỏ với nhiệm vụ giảm xóc, có hình lưỡi liềm. Khi khu vực này bị tổn thương hoặc bị rách, các gai xương có thể hình thành. Tình trạng này còn được gọi là chấn thương sụn chêm.
  • Độ tuổi: Quá trình hao mòn khớp tự nhiên do lão hóa có thể gây hình thành các gai xương ở khớp gối. Cụ thể, càng lớn tuổi, nguy cơ bị gai xương càng cao.
  • Lạm dụng khớp gối: Những người sử dụng khớp gối thường xuyên, chẳng hạn như vận động viên bóng rổ, người chạy điền kinh, có nguy cơ dẫn đến căng thẳng, chấn thương và dẫn đến gai khớp gối.
  • Tiền sử chấn thương khớp gối: Những người từng có tiền sử chấn thương khớp gối, chẳng hạn như gãy xương hoặc loạn sản xương khớp gối, có thể làm tăng nguy cơ hình thành gai xương.
  • Các yếu tố liên quan khác: Một số người có thể bị gai khớp gối do lười vận động, thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, dị tật bẩm sinh, di truyền hoặc do tích tụ canxi ở các khớp. Ngoài ra béo phì cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành các gai xương ở khớp gối.

Gai khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính. Có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng cơ hội hình thành gai xương, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ đều hình thành gai xương. Ngoài ra, không thuốc yếu tố nguy cơ, không có nghĩa là người bệnh không có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết gai khớp gối

Ở nhiều trường hợp, gai xương khớp gối có thể không gây đau và không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, ở một số người, một số triệu chứng có thể phát triển tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

dấu hiệu gai khớp khớp gối
Đau đớn là dấu hiệu phát triển gai xương phổ biến nhất

Cụ thể, gai xương đầu gối có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết, chẳng hạn như:

  • Đau dữ dội không thể kiểm soát ở đầu gối
  • Tê, ngứa ran hoặc yếu khớp gối
  • Giảm phạm vi chuyển động của đầu gối
  • Cứng khớp đầu gối
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi uốn cong hoặc mở rộng đầu gối
  • Hạn chế phạm vi chuyển động của đầu gối

Các triệu chứng gai xương khớp gối có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở khớp gối.

Gai khớp gối có nguy hiểm không?

Gai khớp gối có thể gây đau đớn trong một số trường hợp. Tuy nhiên các cơn đau thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, gai xương khớp gối không nguy hiểm và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên đôi khi gai khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Nếu không được điều trị, gai xương có thể phát triển với kích thước lớn, gây đau đớn dữ dội và ảnh hưởng đến các cấu trúc ở xung quanh gân hoặc dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh rất đau đớn khi di chuyển.
  • Gây tổn thương dây thần kinh ở đầu gối vĩnh viễn. Người bệnh có thể cần được phẫu thuật để giảm đau tạm thời và ngăn ngừa tình trạng gai xương tái phát.

Bên cạnh đó, biện pháp phẫu thuật điều trị gai khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật
  • Để lại sẹo ở đầu gối
  • Các biến chứng do gây mê gây ra

Chẩn đoán gai đầu gối như thế nào?

Để chẩn đoán gai khớp gối, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, thảo luận về các tình trạng y tế liên quan và các chấn thương trong quá khứ. Sau đó bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng thực thể bằng cách uốn cong, xoay, mở rộng đầu gối để xác định cơn đau và phạm vi hoạt động của khớp gối.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Bác sĩ có thể có thể kiểm tra các triệu chứng liên quan để xác định tình trạng ở đầu gối

Sau khi kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra các nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như gãy xương hoặc thoái hóa khớp gối. Cụ thể, các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:

  • Chụp X-quang đầu gối: X – quang là xét nghiệm y tế không xâm lấn sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh của xương. Hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ xác định các tổn thương ở khớp gối, chẳng hạn như gãy xương hoặc quá trình phát triển gai xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể tạo ra một loạt các hình ảnh X – quang từ nhiều góc độ khác nhau. Các hình ảnh này sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành hình cắt ngang của xương và các mô mềm ở đầu gối.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI là một quá trình quét chi tiết, sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh toàn diện về xương bên trong và các mô mềm. Hình ảnh MRI có thể giúp bác sĩ xác định các tổn thương chi tiết về sụn, cơ và gân, cũng như các gai xương.
  • Điện cơ (EMG): EMG có thể giúp bác sĩ xác định thấy hoạt động điện trong cơ khi nghỉ ngơi, cũng như co cơ. Thử nghiệm này thường được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ gai xương đầu gối do tổn thương cơ hoặc thần kinh.
  • Vận tốc dẫn truyền thần kinh (NCV): Kết quả xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định tốc độ của tín hiệu điện di chuyển qua dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tốc độ chậm có thể cho thấy tổn thương thần kinh.

Nhiều tình trạng lâm sàng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như gai đầu gối. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các tình trạng lâm sàng khác và chẩn đoán xác định gai khớp gối.

Điều trị gai khớp gối

Nếu người bệnh không cảm thấy đau, có thể không cần điều trị gai khớp gối. Nếu cơn đau từ nhẹ đến trung bình, các biện pháp điều trị có thể bao gồm giảm đau, cứng khớp và tăng cường khả năng vận động của người bệnh.

1. Điều trị không phẫu thuật

Mục tiêu của biện pháp điều trị không phẫu thuật là giảm đau, chống viêm và cải thiện khả năng hoạt động của khớp. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

vật lý trị liệu khớp gối
Thực hiện trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ phục hồi khớp gối
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên tránh mọi hoạt động làm nghiêm trọng thêm tình trạng gai xương ở khớp gối và dành thời gian nghỉ ngơi trong một vài ngày. Điều này có thể giúp khớp gối có thời gian phục hồi và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.
  • Giảm cân: Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp có thể giảm áp lực lên cột sống, hạn chế ma sát giữa các khớp đầu gối và hạn chế các cơn đau.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giãn cơ. Thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần sử dụng thuốc thận trọng và theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Tập thể dục và vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu, tập thể dục và thao tác tác động lên khớp gối (được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn hoặc nhà vật lý trị liệu) có thể hỗ trợ giảm đau liên quan đến các gai xương. Các liệu pháp này cũng có thể tăng cường sức mạnh và phạm vị hoạt động của đầu gối.
  • Tiêm cortisone: Đây là phương pháp tiêm cortisone trực tiếp vào khớp gối để hỗ trợ giảm đau. Hầu hết các trường hợp gai xương do viêm xương khớp thường đáp ứng tốt biện pháp tiêm cortisone. Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Sử dụng thực phẩm bổ sung kết hợp trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày

Để đẩy lùi cơn đau của gai khớp gối cũng như ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, bạn đọc nên cân nhắc lựa chọn những loại thực phẩm hỗ trợ dạng viên uống, hoàn thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 3 sản phẩm sau được các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh gai khớp gối lưu tâm để nâng cao sức khỏe xương khớp, tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng từ các loại thuốc Tây.

Hoạt huyết phục cốt hoàn

Viên uống Hoạt huyết phục cốt hoàn là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam, kế thừa những tinh hoa của bài thuốc y học cổ truyền từ dân tộc Dao. Sản phẩm là công trình nghiên cứu đầu tiên và duy nhất tại nước ta ứng dụng thành công thành phần chủ dược hầu vĩ tóc trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về xương khớp, cải thiện sức khỏe vận động từ sâu bên trong. 

Không chỉ có chức năng giảm đau và phục hồi thương tổn, tinh chất từ hầu vĩ tóc còn đi sâu vào các tế bào trong cơ thể, giúp cường gân mạnh cốt, bổ sung các dưỡng chất cho sức đề kháng khỏe mạnh, phòng tránh các nguy cơ tái phát bệnh nguy hiểm. 

Thành phần chính: Hầu vĩ tóc, hy thiêm, phòng phong, gối hạc, na rừng, hoàng cầm, quế chi kết hợp với các dưỡng chất khác như glucosamine, chondroitin, MSM,…

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm đau nhức do các triệu chứng viêm đa khớp, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…
  • Tái tạo sụn khớp khỏe mạnh, tăng khả năng vận động linh hoạt
  • Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng tránh các bệnh mãn tính, cấp tính

Cách dùng: 

  • Người lớn trên 15 tuổi: 12 – 14 viên/ ngày
  • Trẻ em từ 6 – 15 tuổi: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Hoạt huyết phục cốt hoàn được các chuyên gia y tế đánh giá cao nhờ tính hiệu quả, cung cấp tác động 4 trong 1 giúp cơ thể khỏe mạnh, không lo đau nhức xương khớp hàng ngày. Sản phẩm có chức năng ức chế các phản ứng gây viêm nhiễm ở các ổ khớp, cải thiện cơn đau nhanh chóng và không gây tổn hại tới dạ dày, tăng khả năng tổng hợp các chất nền sụn khớp và bổ sung các dưỡng chất tái tạo sụn khớp. 

Sản phẩm từng được thử nghiệm lâm sàng thành công với kết quả 90% hài lòng với chất lượng sản phẩm và phục hồi thương tổn chỉ sau 1 liệu trình. Hoạt huyết phục cốt hoàn được Tổ chức y tế thế giới chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP – WHO và GMP – WHO về thành phần sạch tự nhiên cùng quy trình sản xuất an toàn, hiện đại, không hề chứa tác dụng phụ.

Bạn đọc vui lòng tìm hiểu thêm thông tin và đặt mua sản phẩm thông qua đại lý phân phối chính hãng Dr Vitamin, đồng thời nắm bắt những ưu đãi cực hấp dẫn chỉ có tại thương hiệu này. 

Viên uống Glucosamine Orihiro

Nhắc tới các sản phẩm xương khớp nổi tiếng từ Nhật Bản, bạn đọc chắc chắn không thể bỏ qua viên uống Glucosamine đến từ thương hiệu Orihiro. Đây là dòng sản phẩm dạng viên uống được hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới yêu thích và lựa chọn sử dụng, khắc phục hiệu quả những vấn đề về xương khớp đang ám ảnh mỗi ngày. 

Thành phần chính: glucosamine, collagen, mầm đậu nành, sụn gà, vitamin B1, B6, D, K, canxi, magie, kẽm, axit hyaluronic,…

Công dụng:

  • Giảm tốc độ lão hóa và sự phá hủy xương khớp khi bước vào độ tuổi trung niên và tuổi già
  • Giảm đau nhức ở người đau xương khớp mãn tính
  • Tăng khả năng tiết chất nhầy tại các ổ khớp để người dùng vận động linh hoạt
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp

Cách dùng: Sử dụng 10 viên/ ngày, chia thành 2 lần sau bữa ăn.

Giá bán: Sản phẩm có mức giá từ 750.000 VNĐ – 770.000 VNĐ trên thị trường. Đặt mua ngay tại bài viết này để có cơ hội sở hữu sản phẩm với mức giá 749.000 VNĐ cùng những ưu đãi hấp dẫn nhất. 

Viên uống Glucosamine Orihiro phải được bảo quản trong chai, đặt ở những nơi thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp

Viên uống ZS Chondroitin

Sản phẩm viên uống ZS Chondroitin tại Nhật Bản được đánh giá cao về công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp ở nhiều độ tuổi. Chưa hết, sản phẩm hiện đang nằm trong top những cái tên bán chạy nhất trên toàn thế giới, mang lại cuộc sống khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ cho hàng triệu bệnh nhân đau nhức xương khớp. 

Thành phần chính: Hoạt chất Chondroitin Sulfate, khoáng chất (canxi, magie, natri, nhôm)

Công dụng: 

  • Bổ sung dưỡng chất glucosamine, MSM nhằm duy trì sức khỏe xương khớp 
  • Tăng khả năng hấp thụ canxi và các khoáng chất tốt cho xương
  • Phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm như gout, loãng xương
  • Giảm đau dứt điểm, ngăn chặn nguy cơ lão hóa.

Cách dùng: 6 viên/ ngày, nên uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả cao nhất

Giá bán tham khảo: Sản phẩm có mức giá 1.499.000 VNĐ và được MIỄN PHÍ SHIP TOÀN QUỐC khi đặt mua tại bài viết này.

Viên uống ZS Chondroitin chứa 1560mg Chondroitin Sulfate giúp giảm đau, bổ sung dịch bôi trơn khớp, tăng tính linh hoạt

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật gai xương đầu gối thường được cân nhắc khi các phương pháp điều trị nội khoa  không mang lại hiệu quả. Các biện pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi khớp gối là một thủ thuật ít xâm lấn có thể loại bỏ các gai xương, giảm đau và tăng cường chức năng ở khớp gối.
  • Phẫu thuật thay khớp gối, thường không phổ biến. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần thay khớp để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Phòng ngừa đau khớp gối

Trong hầu hết các trường hợp, gai khớp gối là tình trạng không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ hình thành gai xương với một số lưu ý, chẳng hạn như:

phòng ngừa gai khớp gối
Duy trì vận động và tập thể dục để tăng cường sức khỏe ở khớp gối
  • Duy trì trọng lượng cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế thực hiện các hoạt động thể chất liên quan đến căng thẳng lặp lại nhiều lần ở đầu gối. Sử dụng các thiết bị an toàn phù hợp khi chơi các môn thể thao tác động mạnh, chẳng hạn như quần vợt hoặc chạy bộ đường dài.
  • Duy trì vận động cơ thể, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe ở khớp gối.
  • Tránh các chấn thương ảnh hưởng đến đầu gối, chẳng hạn như trật khớp hoặc gãy xương.

Tiên lượng cho gai khớp gối

Trong hầu hết các trường hợp, tiên lượng cho bệnh gai khớp gối thường tốt và các triệu chứng thường được điều trị bằng các biện pháp điều trị bảo tồn.

Tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết, khi gai xương phát triển lớn, người bệnh có thể cần phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị xâm lấn khác để cải thiện các triệu chứng.

Thông tin thêm: Đau đầu gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua