Gai Đôi Cột Sống L5 S1

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Chuyên môn: Gai cột sống, Hội chứng xương khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gai đôi cột sống L5 S1 là một dị tật cột sống bẩm sinh, phát triển khi cột sống không phát triển đúng cách. Đây cũng là một dạng khuyết tật thần kinh, không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh để kế hoạch điều trị phù hợp.

Gai đôi cột sống L5 S1
Gai đôi cột sống L5 S1 là dị tật cột sống bẩm sinh có thể dẫn đến liệt và một số tổn thương thần kinh khác

Gai đôi cột sống L5 S1 là gì?

Gai đôi cột sống L5 S1 là tình trạng phát triển bất thường ở khu vực cột sống L5 S1. Đây là một dị tật cột sống bẩm sinh, có thể dẫn đến liệt và thiếu nhận thức về cảm giác. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có vấn đề ở bàng quang, ruột cũng như khả năng kiểm soát tay và chân.

Tật gai đôi cột sống có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào của cột sống, bao gồm cột sống ngực dưới, thắt lưng và xương cùng. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng của người mẹ và môi trường có thể làm tăng nguy cơ gai đôi cột sống.

Có ba loại gai đôi cột sống có thể ảnh hưởng đến đoạn cột sống L5 S1, bao gồm:

  • Gai đôi cột sống ẩn (nứt đốt sống ẩn): Đây là dạng gai đôi cột sống L5 S1 phổ biến và nhẹ nhất và gần như không dẫn đến bất cứ khuyết tật cột sống nào. Trong trường hợp này, tủy sống và dây thần kinh thường không bị tổn thương, nhưng cột sống có thể có một khoảng trống nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, gai đôi cột sống ẩn thường được phát hiện thông qua phim chụp X – quang vì một số lý do khác.
  • Thoát vị màng tủy: Đây là dạng gai đôi cột sống hiếm gặp, xảy ra khi túi dịch tủy (không phải tủy sống) lộ ra bên ngoài lưng của em bé. Tình trạng này có thể không dẫn đến các triệu chứng cụ thể, trong khi một số người bệnh có thể có vấn đề về ruột và bàng quang.
  • Thoát vị tủy – màng tủy: Đây là tình trạng gai đôi cột sống nghiêm trọng nhất, khiến ống sống của trẻ sơ sinh bị hở ở khu vực L5 S1 và có một túi chất lỏng ở bên ngoài cột sống. Túi này cũng chứa một phần tủy sống, dây thần kinh. Các bộ phận này có thể bị tổn thương và dẫn đến một số khuyết tật.

Gai đôi cột sống L5 S1 có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào vị trí, loại khuyết tật, kích thước và các biến chứng liên quan. Việc điều trị thường bao gồm phẫu thuật điều chỉnh dị tật và sử dụng thuốc để phòng ngừa các biến chứng.

Đặc trưng của tật gai đôi cột sống L5 S1

Đối với tình trạng gai đôi cột sống, đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất là xuất hiện một túi, khối u hoặc một vết bớt nhỏ ở khu vực cột sống L5 S1. Túi này thường phát triển bên ngoài da và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Hình ảnh gai đôi cột sống S1
Trẻ bị gai đôi cột sống có thể sinh ra với bàn chân dị dạng bất thường

Đối với tình trạng thoát vị màng tủy và gai đôi cột sống L5 S1 ẩn, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cơ chân yếu, trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ sơ sinh có thể không cử động được chân;
  • Bàn chân có hình dạng bất thường, hông hoặc cột sống cong, dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống;
  • Các ngón chân hoặc xương ống chân bị uốn cong bất thường;
  • Co giật;
  • Có các vấn đề về ruột và bàng quang.

Trẻ bị gai đôi cột sống cũng có thể bị khó thở, khó nuốt hoặc không thể cử động cánh tay trên. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thừa cân, béo phì.

Nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống L5 S1

Hiện tại, không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai đôi cột sống, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng tình trạng này là sự kết hợp của yếu tố di truyền, môi trường và chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng mắc chứng gai đôi cột sống L5 S1 bao gồm:

Gai đôi cột sống kiêng ăn gì
Chế độ ăn uống thiếu folate có thể làm tăng nguy cơ gai đôi cột sống
  • Tiền sử gia đình bị gai cột sống: Những cặp vợ chồng từng sinh con bị gai đôi cột sống có thể sinh một đứa trẻ khác cũng mắc chứng gai đôi cột sống bẩm sinh. Ngoài ra, một người phụ nữ từng bị dị tật gai đôi cột sống cũng có nhiều khả năng sinh con mắc bệnh.
  • Thiếu Folate: Folate (vitamin B9) là một loại vitamin quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Do đó, thiếu folate trong thai kỳ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tật gai đôi cột sống cũng như các dạng khuyết tật thần kinh khác.
  • Bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể tăng nguy cơ sinh con bị dị tật gai đôi cột sống.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh acid valproic, có thể làm tăng nguy cơ dị tật gai đôi cột sống trong thai kỳ. Các loại thuốc này được cho là có thể gây cản trở khả năng hấp thụ acid folic và dẫn đến các dị tật cột sống khác.
  • Béo phì: Béo phì trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống dẫn bẩm sinh, bao gồm tật nứt đốt sống.

Chẩn đoán gai đôi cột sống L5 S1

Có ba xét nghiệm có thể được thực hiện để kiểm tra tật nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khi trẻ còn trong bụng mẹ. Các xét nghiệm bao gồm:

Hình ảnh X quang gai đôi cột sống
Tình trạng gai đôi cột sống có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu hoặc siêu âm
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể lấy một mẫu máu của người mẹ để kiểm tra một loại protein được thai nhi tạo ra, được gọi là AFP. Nếu nồng độ AFP rất cao, điều này có nghĩa là trẻ bị gai đôi cột sống hoặc một dạng khuyết tật ống thần kinh khác.
  • Siêu âm: Bác sĩ dựa vào sóng âm tần số cao phát ra từ các mô trong cơ thể để tạo ra hình ảnh của thai nhi trên màn hình máy tính. Nếu trẻ bị gai đôi cột sống L5 S1, bác sĩ có thể nhận thấy một gai hở hoặc một túi phát triển ở cột sống thắt lưng.
  • Chọc nước ối: Nếu xét nghiệm máu cho thấy nồng độ AFP cao nhưng hình ảnh siêu âm không phát hiện bất thường, bác sĩ có thể đề nghị chọc ối. Bác sĩ sử dụng một kim nhỏ để lấy một lượng chất lỏng từ túi nước ối quanh quanh thai nhi. Nếu nồng độ AFP trong nước ối cao, điều này có nghĩa là vùng da xung quanh túi ối bị thiếu và AFP có thể rò rỉ vào túi ối.

Trong một số trường hợp, tật gai đôi cột sống L5 S1 được chẩn đoán sau khi trẻ được sinh ra. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang cơ thể hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xét định hình ảnh gai đôi cột sống L5 S1.

Cách điều trị gai đôi cột sống L5 S1

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho tình trạng gai đôi cột sống L5 S1 nếu các bất thường chỉ giới hạn ở tổn thương xương. Thông thường tình trạng dị tật này phát triển ở đốt sống thắt lưng cuối cùng (L5) hoặc ở đốt sống xương cùng đầu tiên (S1). Tuy nhiên, các biến dạng của cột sống có thể dẫn đến những thay đổi thoái hóa cột sống trong tương lai nếu không được điều trị phù hợp.

Tình trạng gai đôi cột sống L5 S1 thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thần kinh. Mục tiêu của phẫu thuật là bảo tồn các dây thần kinh, phục hồi giải phẫu cột sống bình thường và đóng lại các khuyết tật ở cột sống.

Các loại phẫu thuật được áp dụng để điều trị tình trạng gai đôi cột sống bao gồm:

1. Phẫu thuật trước khi sinh

Trẻ bị gai đôi cột sống có thể được phẫu thuật cột sống trước khi chào đời để tránh gây tổn thương chức năng thần kinh sau khi chào đời. Phẫu thuật thường diễn ra vào tuần thứ 26 của thai kỳ. Trong phẫu thuật này, bác sĩ tiến hành mở tử cung và sửa lại tủy sống cho em bé.

phẫu thuật gai đôi cột sống
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật gai đôi cột sống trước khi sinh để ngăn ngừa các rủi ro liên quan

Theo các nghiên cứu, trẻ được phẫu thuật trước khi sinh có thể giảm thiểu các khuyết tật ống thần kinh, hạn chế nguy cơ não úng thủy và các rủi ro khác, chẳng hạn như sinh non hoặc một số biến chứng khác.

Điều quan trọng trước khi phẫu thuật là xác định hiệu quả và rủi ro liên quan. Ngoài ra, đây là một phẫu thuật quan trọng, cần được thực hiện ở cơ sở y tế có chuyên môn cao. Do đó, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế uy tín và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Sinh mổ

Trong một số trường hợp, trẻ bị gai đôi cột sống L5 S1 có xu hướng ở tư thế ngôi ngược, có nghĩa là chân hướng xuống khi chào đời. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, nếu trẻ có khối u cột sống lớn, bác sĩ cũng có thể đề nghị sinh mổ. Sinh mổ có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc các dây thần kinh và hỗ trợ bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương không mong muốn.

3. Phẫu thuật sau sinh

Trẻ sinh ra với dị tật gai đôi cột sống cần được thực hiện phẫu thuật sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng các dây thần kinh. Phẫu thuật cũng có thể bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương liên quan.

Trong phẫu thuật này, bác sĩ đặc tủy sống của trẻ vào bên trong cột sống, sau đó phủ bằng cơ và da để bảo vệ tủy sống. Đồng thời, bác sĩ có thể đặt một shunt bên trong não của trẻ để kiểm soát tình trạng não úng thủy.

Ngay cả sau khi được phẫu thuật thần kinh cột sống, một số triệu chứng và khuyết tật thần kinh vẫn có thể phát triển. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng và tàn tật để đề nghị các biện pháp điều trị bổ sung. Các vấn đề về bàng quang và liệt có thể là tình trạng suốt đời.

Sau phẫu thuật, các biện pháp điều trị bổ sung có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật bổ sung;
  • Sử dụng thuốc cải thiện các triệu chứng;
  • Vật lý trị liệu;
  • Phục hồi chức năng;
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi bộ.

Phòng ngừa gai đôi cột sống L5 S1

Tật gai đôi cột sống xảy ra rất sớm trong thai kỳ và hầu hết phụ nữ không nhận biết khả năng mang thai trong thời điểm này. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên có kế hoạch phòng ngừa phù hợp. Cụ thể, người bệnh có thể phòng ngừa tật gai đôi cột sống bằng cách:

phòng ngừa gai đôi cột sống l5 s1
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều folate có thể hỗ trợ phòng ngừa dị tật gai đôi cột sống
  • Bổ sung acid folic dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc viên uống theo chỉ định của bác sĩ;
  • Thực hiện chế độ ăn uống chứa nhiều folate, bao gồm các loại rau lá xanh, các loại hạt và các loại đậu;
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc hoặc chất bổ sung khi dùng trước và trong thai kỳ;
  • Khi bệnh tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát các triệu chứng trước khi mang thai;
  • Nếu thừa cân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp và lên kế hoạch tập thể dục để tăng cường sức khỏe;

Tật gai đôi cột sống L5 S1 cần được quản lý và điều trị thích hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được theo dõi các triệu chứng và vấn đề y tế phát sinh. Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống và lối sống phù hợp để kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm: Cột sống người: Cấu tạo, chức năng và câu hỏi thường gặp

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua