Gai Đôi Cột Sống

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gai đôi cột sống là một dạng khuyết tật ống thần kinh, xảy ra khi cột sống và tủy sống hình thành không đúng cách. Đây là một tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống là một dạng khuyết tật thần kinh bẩm sinh

Gai đôi cột sống là gì?

Gai đôi cột sống (Spina Bifida) hay còn có tên gọi là khác tật nứt đốt sống, là một tình trạng bẩm sinh, xảy ra do quá trình hình thành từ bào thai, ống sống của trẻ không đóng hoàn toàn.

Theo thống kê, cứ khoảng 1000 trẻ em sinh ra sẽ có 1 đến 2 trẻ mắc chứng gai đôi cột sống. Tình trạng này cũng phổ biến ở đoạn cột sống thắt lưng, cũng là nơi hai mẫu gai ghép lại chậm hơn các đốt sống phía trên. Bên cạnh đó, cấu trúc ở đoạn cột sống này cũng được hoàn thiện khi trẻ được 10 tuổi.

Thông thường ống thần kinh sẽ được hình thành sớm trong thai kỳ và sẽ đóng lại vào tuần thứ 28 sau khi thụ thai. Ở trẻ bị gai đôi cột sống, trong quá trình phát triển, ống thần kinh không đóng hết, do đó xương sống bảo vệ cột sống không được hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về thể chất và tinh thần.

Gai đôi cột sống có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào loại bệnh, kích thước, vị trí và các biến chứng liên quan.  Do đó, điều trị sớm là điều cần thiết và quan trọng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể cần được phẫu thuật để tránh các tổn thương thần kinh và tàn tật vĩnh viễn.

Các loại gai đôi cột sống

Có ba loại gai đôi cột sống bao gồm thoát vị tủy – màng tủy (Myelomeningocele), thoát vị màng tủy (Meningocele) và tật nứt đốt sống ẩn (Spina bifida occulta).

1. Thoát vị tủy – màng tủy

Thoát vị tủy – màng tủy (Myelomeningocele) là tình trạng nứt đốt sống phổ biến và nghiêm trọng nhất. Đặc trưng của tình trạng này là hình thành một túi bao có thể nhìn thấy bên ngoài lưng của trẻ. Túi này có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào tại cột sống và chứa các phần tủy sống và dây thần kinh. Các tủy sống và dây thần kinh này có thể bị tổn thương theo thời gian.

Thoát vị tủy - màng tủy
Thoát vị tủy – màng tủy là tình trạng nứt đốt sống nghiêm trọng nhất

Thoát vị tủy – màng tủy có thể dẫn đến nhiều khuyết tật về thể chất, từ trung bình đến nghiêm trọng. Các khuyết tật này bao gồm:

  • Không tự chủ khi đi vệ sinh;
  • Không có khả năng di chuyển hoặc không cảm nhận được chân và bàn chân.

Tật nứt đốt sống này có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến tê liệt và rối loạn chức năng bàng quang và ruột.

2. Thoát vị màng tủy

Thoát vị màng tủy (Meningocele) một loại nứt đốt sống nghiêm trọng khác, cũng dẫn đến việc hình thành một túi chất lỏng bên ngoài cột sống có thể nhìn thấy thông qua lưng của trẻ. Tuy nhiên, bao này không chứa bất cứ phần nào của tủy sống và không dẫn đến nhiều tổn thương thần kinh.

Thoát vị màng tủy
Thoát vị màng tủy có thể dẫn đến hình thành một túi bao qua da

Thoát vị màng tủy thường không phổ biến, có thể không dẫn đến triệu chứng hoặc chỉ chỉ gây ra các tổn thương thần kinh nhỏ. Trong trường hợp này, tủy sống vẫn phát triển bình thường. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ màng mà không làm tổn thương các dây thần kinh.

3. Tật nứt đốt sống ẩn

Tật nứt đốt sống ẩn (Spina bifida occulta) là loại nứt đốt sống phổ biến nhất và cũng là nhẹ nhất. Đây là tình trạng một hoặc nhiều đốt sống không hình thành đúng cách, nhưng khoảng cách thường rất nhỏ, do đó không gây ra bất cứ vấn đề gì và hầu hết trẻ không được chẩn đoán tình trạng này.

Tật nứt đốt sống ẩn
Tật nứt đốt sống ẩn thường không có dấu hiệu nhận biết cụ thể

Nứt đốt sống ẩn có nghĩa là tình trạng này không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào và bệnh cũng gây gây tổn thương tủy sống hoặc các dây thần kinh. Tình trạng này thường chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh X – quang vì một bệnh lý hoặc điều kiện sức khỏe khác. Ngoài ra, bệnh có thể không cần điều trị.

4. Gai đôi cột sống ở người lớn

Ngoài 3 tật nứt đốt sống bẩm sinh, người lớn cũng có thể bị nứt đốt sống. Ở người lớn, các triệu chứng và khuyết tật đã được hình thành. Tình trạng này có thể được quản lý bằng thuốc, thiết bị hỗ trợ di chuyển hoặc các biện pháp điều trị khác.

Mặc dù có thể cải thiện, tuy nhiên các triệu chứng có thể phát triển suốt đời. Do đó, nếu nhận thấy chức năng cột sống hoặc cơ thể suy yếu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết gai đôi cột sống

Các triệu chứng gai đôi cột phụ phụ thuộc vào từng loại dị tật cụ thể và các triệu chứng cũng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh.

1. Thoát vị tủy – màng tủy

Các triệu chứng của tật gai đôi cột sống thoát vị tủy – màng tủy bao gồm:

  • Mở ống sống qua một số đốt sống, thường là ở phần giữa hoặc phần lưng dưới;
  • Tủy sống và màng tủy bị đẩy ra bên ngoài lưng và được bọc trong một túi hoặc bao, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường;
  • Yếu hoặc liệt cơ chân;
  • Co giật;
  • Bàn chân bị biến dạng;
  • Hông không đều nhau;
  • Cong vẹo cột sống;
  • Có vấn đề về ruột và bàng quang.
gai đôi cột sống bẩm sinh
Các triệu chứng gai đôi cột sống phụ thuộc vào loại dị tật

2. Thoát vị màng tủy

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của tật gai đôi cột sống thoát vị màng tủy bao gồm:

  • Có lỗ nhỏ ở phía sau cột sống;
  • Bao chứ màng tủy có thể được nhìn thấy từ khi mới sinh;
  • Màng tủy được đẩy ra ngoài thông qua lỗ nhỏ ở cột sống và được chứa trong bao bên ngoài cơ thể;
  • Tủy sống phát triển bình thường và thường không bị tổn thương.

3. Tật nứt đốt sống ẩn

Các triệu chứng nhận biết tật nứt đốt sống ẩn bao gồm:

  • Có một khoảng trống nhỏ ở các đốt sống;
  • Không mở ra bên ngoài da và không thể nhìn thấy bằng mắt thường;
  • Không có bao chứa hoặc túi bao bên ngoài cơ thể;
  • Có các vết bớt nhỏ ở trên lưng;
  • Xuất hiện các cụm lông trên lưng;
  • Có một vùng mỡ thừa trên lưng.

Tật nứt đốt sống ẩn thường không có dấu hiệu nhận biết cụ thể và nhiều người bệnh có thể không nhận biết bệnh cho đến khi được phát hiện thông qua xét nghiệm y tế chẩn đoán các điều kiện sức khỏe khác.

4. Nứt đốt sống ở người lớn

Ở người lớn, tật gai đôi cột sống có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết thông quan quá trình lão hóa bình thường diễn ra nhanh chóng, chẳng hạn như mất sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, sức chịu đựng thể lực kém và mất chức năng cột sống hoặc cơ bắp nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng gây mất kết nối tủy sống, khiến tủy sống dính vào các mô da dẫn đến tình trạng lở loét da, cong vẹo cột sống phát triển, mất cảm giác, đau đớn (đặc biệt là ở chi dưới hoặc tinh hoàn), nhiễm trùng hoặc rò rỉ đường tiết niệu.

gai đôi cột sống ở người lớn
Gai đôi cột sống ở người lớn có thể dẫn đến cong vẹo cột sống

Bên cạnh đó, chứng gai đôi cột sống ở người lớn có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa;
  • Có các vấn đề về xương, chẳng hạn như loãng xương, viêm khớp hoặc đau lưng tiến triển;
  • Da mất cảm giác cũng như lưu thông kém, không có khả năng tiết mồ hôi, vết thương chậm lành hoặc dễ bầm tím;
  • Dị ứng nhựa, mủ;
  • Huyết áp cao;
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, điều này có thể dẫn đến các tổn thương lâu dài ở tim;
  • Có tỷ lệ béo phì cao;

Phụ nữ bị tật gai đôi cột sống vẫn có thể mang thai, tuy nhiên các triệu chứng thai kỳ thường phức tạp và nghiêm trọng hơn khi so với người khác.

Nguyên nhân gây gai đôi cột sống

Nguyên nhân chính xác của tình trạng gai đô cột sống không được xác định cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là sự kết hợp của yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Mặc dù không xác định được nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến một số yếu tố rủi ro, chẳng hạn như:

nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống
Mặc dù không rõ nguyên nhân, tuy nhiên thiếu folate trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tật nứt đốt sống
  • Thiếu folate: Folate là một dạng tự nhiên của vitamin B9, là một loại vitamin rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Dạng tổng hợp của folate là acid folic, có dưới dạng thực phẩm tăng cường và chất bổ sung. Thiếu folate có thể làm tăng nguy cơ nứt đốt sống và các khuyết tật thần kinh khác.
  • Tiền sử gia đình bị gai đôi cột sống: Trẻ sinh ra trong gia đình có anh hoặc chị bị dị tật ống thần kinh có khả năng bị gai đôi cột sống cao hơn những trẻ khác. Nguy cơ này tăng lên nếu trẻ có 2 anh hoặc chị có tật nứt đốt sống. Tuy nhiên hầu hết trẻ mắc tật gai đôi cột sống được sinh ra từ cha mẹ không có tiền sử gia đình mắc tình trạng này.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh, có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh nếu mẹ sử dụng trong thai kỳ. Điều này xảy ra bởi vì thuốc gây cản trở quá trình sử dụng folate và acid folic của cơ thể.
  • Béo phì: Béo phì trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, bao gồm chứng gai đôi cột sống.
  • Bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể làm tăng nguy cơ gai đôi cột sống ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng: Có một số nghiên cứu cho răng tăng nhiệt độ cơ thể trong thai kỳ trong những tuần đầu có thể làm tăng nguy cơ tật nứt đốt sống.

Do đó, phụ nữ mang thai cần chú ý các vấn đề dinh dưỡng cũng như tình trạng y tế để tránh tật gai đôi cột sống ở trẻ sơ sinh. Trao đổi với bác sĩ về liều lượng folate cần thiết và các vấn đề cần chú ý trước và trong thai kỳ. Nếu sử dụng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng hoặc các điều chỉnh cần thiết cho kế hoạch mang thai.

Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?

Gai đôi cột sống có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nhỏ hoặc các khuyết tật thể chất không đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến các khuyết tật thể chất nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến hoạt động của tứ chi.

Mức độ nghiêm trọng của tật gai đôi cột sống thường phụ thuộc vào:

  • Kích thước và vị trí của khuyết tật ống thần kinh;
  • Phía trên vùng ảnh hưởng có được bao phủ bởi da hay không;
  • Dây thần kinh cột sống nào đi ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.
gai đôi cột sống có nguy hiểm không
Tật nứt đốt sống có thể hiến bé gặp khó khăn khi di chuyển

Các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra của tật gai đôi cột sống bao gồm:

  • Có vấn đề khi đi bộ và di chuyển: Các dây thần kinh điều khiển hoạt động bình thường của các chi dưới có thể không hoạt động bình thường khi trẻ bị nứt đốt sống. Điều này có thể dẫn đến yếu cơ và đôi khi là tê liệt chân. Tuy nhiên biến chứng này phụ thuộc vào vị trí khuyết tật, kích thước và quá trình chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh.
  • Các biến chứng hình dạng: Trẻ em mắc chứng gai đôi cột sống có thể gặp nhiều vấn đề ở chân và cột sống do các cơ ở lưng và hông yếu. Các vấn đề phụ thuộc vào vị trí khuyết tật, chẳng hạn như: Cong vẹo cột sống, tăng trưởng bất thường, trật khớp hông, cơ cứng cơ hoặc biến dạng xương và khớp.
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang: Các dây thần kinh hỗ trợ hoạt động của ruột và bàng quang có thể không hoạt động bình thường khi trẻ mắc chứng thoát vị tủy – màng tủy.
  • Tích tụ chất lỏng ở não (não úng thủy): Trẻ em bị thoát vị tủy – màng tủy thường bị tích tụ chất lỏng trong não, tình trạng này được gọi là não úng thủy.
  • Bất thường về hệ thống Shunt: Shunts là một thiết bị được đặt trong não để điều trị não úng thủy. Shunts có thể ngừng hoạt động hoặc bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu hiệu bao gồm: Đau đầu, nôn, buồn ngủ, cáu gắt, thay đổi tầm nhìn ở mắt (luôn hướng xuống), khó ăn và co giật.
  • Dị tật Chiari loại II: Đây là một dị tật não phổ biến ở trẻ em bị nứt đốt sống dạng thoát vị tủy – màng tủy. Tình trạng này xảy ra khi thân não hoặc phần thấp nhất của não dài ra hoặc có vị trí thấp hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về thở và nuốt. Đôi khi tình trạng này có thể gây áp lực lên não và cần phẫu thuật để giải tỏa áp lực.
  • Nhiễm trùng ở các mô xung quanh não (viêm màng não): Một số trẻ bị tật gai đôi cột sống có thể bị viêm màng não. Đây là một nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây chấn thương não và đe dọa đến tính mạng.
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Cả trẻ em và người lớn bị gai đôi cột sống, đặc biệt là u tủy sống, có thể bị ngưng thở khi ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
  • Tủy sống có nếp gấp: Tủy sống bị xoắn hoặc có nếp gấp là tình trạng xảy ra khi dây thần kinh cột sống liên kết với vết sẹo nơi khuyết tật được điều chỉnh bằng phương pháp phẫu thuật. Tình trạng này có thể gây mất chức năng cơ sở ở ruột, chân hoặc bàng quang.
  • Các vấn đề về da: Trẻ em bị nứt đốt sống có thể có các vết thương ở bàn chân, cẳng chân, mông hoặc lưng. Các vết thương này có thể phát triển thành vết thương sâu hoặc nhiễm trùng rất khó điều trị.
  • Dị ứng nhựa mủ: Trẻ em bị nứt đốt sống có nguy cơ dị ứng cao su hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ cao su. Dị ứng có thể dẫn đến phát ban, hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi. Tình trạng này cũng có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến sưng mặt, đường hô hấp, gây khó thở và đe dọa đến tính mạng.
  • Các biến chứng khác: Một số vấn đề có thể phát sinh khi trẻ bị nứt đốt sống, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa và trầm cảm.

Mặc dù không phải tất cả trẻ em bị gai đôi cột sống đều phát triển các biến chứng, tuy nhiên một số biến chứng cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu hoặc thuộc đối tượng nguy cơ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán gai đôi cột sống

Tật nứt đốt sống thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra dị tật thai nhi, thường được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai từ tuần 18 đến tuần 21 của thai kỳ. Tuy nhiên các xét nghiệm thường không chính xác và có thể sai lệch với một tỷ lệ cho phép. Do đó, phụ nữ mang thai có thể trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm trước khi sinh, rủi ro liên quan để có kế hoạch xử lý phù hợp.

gai đôi cột sống có chữa được không
Gai đôi cột sống có thể được chẩn đoán thông qua khám thai định kỳ

Các xét nghiệm thường được chỉ định để xác định tật gai đôi cột sóng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu của người mẹ để kiểm tra một loại protein được gọi là AFT. Nếu nồng độ AFT cao có nghĩa là trẻ có thể bị gai đôi cột sống hoặc các khuyết tật thần kinh khác.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của thai nhi. Nếu trẻ bị tật nứt đốt sống, bác sĩ có thể nhìn thấy một túi gai hở hoặc một túi bao từ cột sống.
  • Chọc ói: Nếu xét nghiệm máu cho thấy nồng độ AFT cao nhưng siêu âm không phát hiện bất thường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chọc dò ối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một kim dài để lấy một lượng chất lỏng nhỏ từ túi ối xung quanh em bé. Nếu nồng độ AFT trong nước ối cao, có nghĩa là da xung quanh của bé bị thiếu và AFT rò rỉ vào túi ối.

Đôi khi tật gai đôi cột sống có thể được chẩn đoán sau khi trẻ được sinh ra, thường là trong trường hợp mẹ không được chăm sóc trong thai kỳ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cơ thể em bé để kiểm tra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể.

Biện pháp điều trị gai đôi cột sống

Các biện pháp điều trị tình trạng gai đôi cột sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Phẫu thuật trước khi sinh

Các chức năng thần kinh ở trẻ mắc tật gai đôi cột sống có thể bị ảnh hưởng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tật nứt đốt sống trước khi sinh vào tuần thứ 26 của thai kỳ.

phẫu thuật gai đôi cột sống
Phẫu thuật có thể được thực hiện trước khi sinh để tránh các rủi ro không mong muốn

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách tử cung của mẹ, mở tử cung và điều chỉnh ống tủy sống cho thai nhi. Thủ thuật này cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp ít xâm lấn hơn, chẳng hạn như bằng kính soi thai trong tử cung.

Theo thống kê, trẻ em được phẫu thuật tật nứt đốt sống trong bụng mẹ có thể giảm thiểu khuyết tật sau khi sinh và giảm nguy cơ phát triển não úng thủy.

Điều quan trọng khi phẫu thuật là xác định các rủi ro liên quan. Ngoài ra, phẫu thuật nên được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên nghiệp để trẻ được chăm sóc phù hợp sau khi phẫu thuật.

2. Sinh mổ

Nhiều trẻ sơ sinh bị thoát vị tủy – màng tủy thường ở tư thế ngôi ngược (ngôi mông), tức là chân của bé đưa xuống tử cung. Nếu em bé ở tư thế này hoặc nếu bác sĩ phát hiện trẻ có một khối u hoặc túi nang lớn, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

3. Phẫu thuật điều trị sau sinh

Gai đôi cột sống dạng thoát vị tủy – màng tủy cần được phẫu thuật sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến tiếp xúc thần kinh. Phẫu thuật cũng có thể bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương thần kinh khác.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể đặt tủy sống và mô tiếp xúc của bé vào bên trong cơ thể và bao phủ bằng mô da. Đồng thời bác sĩ cũng có thể đặt Shunt não để kiểm soát tình trạng não úng thủy.

4. Điều trị các biến chứng

Trẻ sơ sinh bị não úng thủy, tổn thương thần kinh có thể cần chăm sóc liên tục bởi các bác sĩ chuyên môn. Trẻ bị u tủy sống có thể cần phẫu thuật nhiều hơn để tránh các biến chứng, chẳng hạn như chân yếu, các vấn đề về bàng quang và ruột.

gai đôi cột sống s1
Trẻ có thể được đề nghị sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi di chuyển

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng, các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Dụng cụ hỗ trợ đi bộ và vận động: Đôi khi trẻ có thể cần áp dụng các bài tập chân hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như nạng, để tập đi và di chuyển. Một số trẻ có thể cần sử dụng xe lăn và tập vật lý trị liệu thường xuyên để có thể di chuyển độc lập.
  • Kiểm soát ruột và bàng quang: Các kế hoạch quản lý và kiểm soát ruột, bàng quang có thể được thực hiện định kỳ để giảm nguy cơ tổn thương cơ quan và bệnh tật. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang, quét thận, siêu âm, xét nghiệm máu và nghiên cứu các chức năng bàng quang để có kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Phẫu thuật não úng thủy: Hầu hết trẻ sơ sinh bị u tủy sống cần đặt một ống để chất lỏng trong não chảy vào ổ bụng (shunt não thất). Phẫu thuật này được thực hiện ngay sau khi sinh.
  • Kiểm soát các biến chứng khác: Bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ sử dụng các thiết bị như ghế tắm, ghế đi lại và khung đứng để duy trì các hoạt động hàng ngày để tăng cường chất lượng cuộc sống cho bé.

Phòng ngừa tật gai đôi cột sống

Nứt đốt sống xảy ra rất sớm trong thai kỳ, do đó hầu hết phụ nữ mang thai không biết thời điểm chính xác xảy ra tình trạng này. Do đó, nếu đang có kế hoạch mang thai, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp để chống lại tật nứt đốt sống.

phòng ngừa gai đôi cột sống
Bổ sung acid folic trong thai kỳ để phòng ngừa gai đôi cột sống

Mặc dù không thể xác định được nguyên nhân, tuy nhiên hầu hết các bác sĩ cho rằng tật gai đôi cột sống có thể được phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:

  • Bổ sung acid folic, đây là một loại vitamin B hòa tan trong nước thường được tìm thấy ở các loại rau lá xanh và đóng vai trò như một chất quan trọng trong việc ngăn ngừa tật gai đôi cột sống. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên uống vitamin bổ sung acid folic 400 mcg mỗi ngày. Theo thống kê, phụ nữ sử dụng acid folic với liều lượng này có thể giảm tật nứt đốt sống ở trẻ đến 75%;
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược bổ sung và các loại vitamin;
  • Điều trị các cơn sốt trong thai kỳ để tránh tăng thân nhiệt cơ thể;
  • Tránh sử dụng bồn tắm nước nóng;
  • Nếu bị tiểu đường hoặc béo phì, hãy kiểm soát các triệu chứng bệnh trong thai kỳ;
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bao gồm các loại rau lá xanh, các loại đậu, hạt và thực phẩm chứa nhiều folate khác.

Các tật gai đôi cột sống có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số trẻ có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào trong khi các trẻ khác có thể bị hạn chế việc phát triển vận động. Điều quan trọng là cần có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trẻ em bị tật gai đôi cột sống cần được điều trị phù hợp và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Do đó, nếu trong quá trình mang thai, phụ nữ mang thai nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thông tin thêm: Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Câu hỏi liên quan
Khám Gai Cột Sống Ở Bệnh Viện Nào
Tìm hiểu khám gai cột sống ở bệnh viện nào và có kế hoạch thăm khám, điều trị và nâng cao sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý phổ biến, người bệnh có thể tham khảo. ...
Xem chi tiết
Bị Gai Gót Chân Nên Đi Dép Như Thế Nào
Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Đi Bộ Không
Bị gai cột sống có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện và nâng ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Bị gai cột sống có quan hệ được không? Quan hệ có khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn không? Nên quan hệ như thế nào để đạt khoái cảm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua