Đau Thần Kinh Tọa Ở Người Già

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau thần kinh tọa ở người già thường là biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, dẫn đến các cơn đau đớn từ lưng dưới lan sang hông và chân. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tê, ngứa ran và yếu ở chân, bàn chân.

Đau thần kinh tọa ở người già
Đau thần kinh tọa ở người già có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa ở người già xảy ra khi các rễ thần kinh tọa bị chèn ép. Cơn đau bắt nguồn ở lưng dưới, lan sâu vào mông và di chuyển xuống chân. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác tê bì hoặc yếu chân, bàn chân. Các triệu chứng đau thần kinh tọa thường phát triển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, chẳng hạn như:

  • Đau đớn: Đau thần kinh tọa thường dẫn đến cảm giác giống như bỏng rát liên tục hoặc đau nhói ở lưng dưới hoặc mông, lan xuống phía trước hoặc phía sau đùi, cẳng chân, bàn chân.
  • Tê liệt: Đau dây thần kinh tọa có thể gây tê ở mặt sau của chân. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran, yếu hoặc tê liệt.
  • Triệu chứng ở một bên cơ thể: Đau thần kinh tọa thường ảnh hưởng đến một bên chân. Tình trạng này thường dẫn đến cảm giác nặng nề ở chân bị ảnh hưởng. Mặc dù hiếm gặp, tuy nhiên đôi khi đau thần kinh tọa có thể gây ảnh hưởng đến cả hai chân.
  • Các triệu chứng liên quan đến tư thế: Dấu hiệu đau thần kinh tọa có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi lâu, cố gắng đứng dậy, uốn cong cột sống về phía trước, vặn cột sống, nằm xuống hoặc khi ho. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm bằng cách đi bộ, chườm túi nhiệt lên vùng xương chậu ở phía sau.

Các triệu chứng và dấu hiệu đau thần kinh tọa ở người già có thể không thường xuyên, gây khó chịu nhẹ hoặc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, các triệu chứng cũng phụ thuộc vào rễ thần kinh bị ảnh hưởng hoặc chèn ép ở phần dưới cột sống. Điều quan trọng cần lưu ý là xác định loại cơn đau, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch chẩn đoán, điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa ở người già là tình trạng phổ biến, liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn, tuy nhiên không phải là một chẩn đoán y tế. Những thay đổi liên tục ở cột sống liên quan đến vấn đề tuổi tác, chẳng hạn như gai xươngthoát vị đĩa đệm, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau thần kinh tọa. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng thường rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, điều này góp phần tăng căng thẳng lên cột sống và dẫn đến đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa từ mông xuống chân
Thoát vị đĩa đệm do lão hóa tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh tọa

Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến đau thần kinh tọa ở người già có thể bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm thường chèn ép một hoặc nhiều rễ thần kinh cột sống (L4 – S3) tạo thành dây thần kinh hông. Bên cạnh đó, các chất kích thích hóa học có tính acid từ nhân đĩa đệm có thể rò rỉ ra bên ngoài, dẫn đến viêm, kích ứng ở khu vực thần kinh hông và gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống có thể khiến các mô hoạt dịch trong khớp bị viêm và tăng số lượng. Thoái hóa cũng có thể dẫn đến sự hình thành gai xương bất thường, gây chèn ép một hoặc nhiều rễ thần kinh tọa.
  • Bệnh hẹp ống sống: Hẹp ống sống thường xảy ra ở người trên 60 tuổi và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa ở người già.
  • Bệnh tiểu đường: Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đau thần kinh tọa ở người già có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng, mô sẹo, tích tụ chất lỏng bên trong cơ thể, lao cột sống hoặc gãy xương ở cột sống thắt lưng. Lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc và sử dụng rượu, bia, chất kích thích cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa ở người già có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa ở người già không nghiêm trọng và có thể hồi phục sau khi được điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi đau thần kinh tọa có thể gây hỏng dây thần kinh và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Người bệnh được khuyến cáo đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay khi:

  • Mất cảm giác ở chân bị ảnh hưởng
  • Yếu chân, không thể đứng thẳng hoặc chuyển động linh hoạt
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang

Ở người lớn tuổi, việc chẩn đoán xác định và điều trị đau thần kinh tọa phù hợp là cách tốt nhất để tránh các rủi ro phát sinh.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa ở người già

Các hướng dẫn điều trị đau thần kinh tọa ở người già chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và tập thể dục có kiểm soát. Hoạt động thể chất đầy đủ có thể hỗ trợ sản xuất endorphin, góp phần giảm đau, mang đến cảm giác thoải mái và phục hồi khả năng vận động linh hoạt.

Nên điều trị đau thần kinh tọa càng sớm càng tốt để tránh các triệu chứng tiến triển và các biến chứng nghiêm trọng.

1. Chườm nóng và chườm lạnh

Liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh thường được áp dụng để kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa ở người già. Liệu pháp này có thể giảm đau, chống viêm, mang lại cảm giác thoải mái cũng như phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt ở người cao tuổi.

Chườm lạnh, chẳng hạn như túi nước đá hoặc thậm chí lá chia nước đóng băng, có tác dụng giảm viêm. Thông thường, nên áp dụng liệu pháp lạnh ngay khi nhận thấy cơn đau và khó chịu. Mỗi lần chườm lạnh thường kéo dài 20 phút, lặp lại sau mỗi 2 giờ nếu cần để làm dịu chứng viêm, đau.

Tuy nhiên liệu pháp chườm đá có thể không được khuyến nghị cho người lớn tuổi bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng thần kinh khác. Điều này có thể gây tổn thương da và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ bắp và tăng phạm vi chuyển động của thắt lưng. Nên chườm nóng trong khoảng 20 phút mỗi lần và trước khi thực hiện bất cứ hoạt động thể chất nào. Tuy nhiên, chườm nóng không được khuyến nghị cho người lớn tuổi mắc một bệnh về da, bệnh tim và tiểu đường.

2. Tập thể dục

Có một số bài tập thể dục và vật lý trị liệu giúp kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa ở người già. Các động tác kéo giãn có thể giảm sự chèn ép lên các rễ thần kinh tọa, từ đó kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Dưới đây là các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng, hiệu quả và dễ thực hiện, người bệnh có thể tham khảo:

đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào
Thực hiện các động tác kéo giãn đơn giản, nhẹ nhàng có thể góp phần kiểm soát cơn đau thần kinh tọa

Nghiêng xương chậu:

  • Để bắt đầu, người tập nằm ngửa, cong đầu gối, bàn chân đặt trên sàn nhà, các ngón chân hướng về phía trước.
  • Ấn rốn xuống sàn nhà để đẩy xương chậu về trần nhà và lưng phẳng trên bề mặt.
  • Giữ yên vị trí trong 20 giây, sau đó thư giãn. Cố gắng thực hiện động tác này 10 lần.

Động tác cây cầu:

  • Bắt đầu bằng cách nằm ngửa với đầu gối cong và bàn chân phẳng trên sàn nhà.
  • Từ từ nâng mông lên, hướng xương chậu về phía trần nhà.
  • Khi đùi và thân thẳng hàng, hãy giữ tư thế kéo dài trong 8 – 10 giây, sau đó từ từ hạ người xuống vị trí ban đầu.

Căng gân kheo khi ngồi:

Gân kheo bị căng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thần kinh tọa. Tăng tính linh hoạt ở phía sau chân có thể giúp xoa dịu, ngăn chặn cơn đau và phục hồi phạm vi chuyển động.

  • Ngồi trên mép ghế với 1 chân đặt phẳng trên sàn, duỗi chân kia ra trước mặt với gót chân chạm đất, các ngón chân hướng lên.
  • Giữ lưng trên thẳng, nghiêng người về phía trước cho đến khi cảm thấy căng nhẹ ở phía sau chân.
  • Giữ động tác trong 20 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 3 lần sau đó đổi chân.

Nằm sấp nâng cao chân:

  • Nâng cao chân khi nằm sấp là một bài tập tăng sự ổn định trên bề mặt và ngăn ngừa các cơn đau thần kinh tọa.
  • Nằm sấp trên thảm tập, khoanh cánh tay trước mặt và đặt khuôn mặt vào cánh tay.
  • Siết cơ bụng dưới, nâng một chân sau, hơi cong đầu gối và không cong thắt lưng hoặc cổ. Chân phải ở mức thấp và không cần nhấc chân quá cao so với mặt đất.
  • Giữ yên trong 5 giây, từ từ hạ xuống vị trí ban đầu và đổi chân.

Các bài tập điều trị đau thần kinh tọa ở người già sẽ giúp giảm chèn ép lên dây thần kinh, từ đó giảm đau và viêm hiệu quả. Tuy nhiên nếu các động tác này quá khó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

3. Ngăn ngừa nguy cơ té ngã

Những người lớn hơn 65 tuổi thường có nguy cơ té ngã cao và nguy cơ ngày càng tăng lên nếu sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị viêm khớp, đau thần kinh tọa. Môt khi té ngã, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương. Người lớn tuổi bị chấn thương, gãy xương thường không thể phục hồi hoàn toàn.

Điều quan trọng để ngăn ngừa té ngã là thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chỉ động, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục ít nhất 3 giờ mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, aerobic và các bài tập tăng cường sức mạnh có thể giúp làm giảm 39% nguy cơ té ngã.
  • Đi bộ ít nhất 1 lần mỗi tuần với tốc độ vừa phải và thể góp phần ngăn ngừa nguy cơ té ngã.
  • Đi giày chống trượt, có đế ngoài bám sàn và lực kéo tốt để ngăn ngừa nguy cơ té ngã.
  • Lắp tay vịn trên cầu thang và trong phòng tắm để giữ thẳng bằng và chống trơn trượt.

Loại bỏ nguy cơ vấp ngã bằng cách cố định dây điện, thảm lót sàn, đặc biệt là khi nhà có người lớn sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần hoặc thuốc ngủ.

4. Thuốc điều trị

Có một số loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa ở người già, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen
  • Steroid đường uống
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như Amitriptyline
  • Thuốc giảm đau opioid, chẳng hạn như Tramadol hoặc Oxycodone

Các loại thuốc này này được sử dụng để giảm đau và giúp người bệnh tham gia các chương  trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây nghiện và các tác dụng phụ khác.

5. Xoa bóp massage

Có một số liệu pháp massage chữa đau thần kinh tọa mang lại hiệu quả cao và nhận được sự ưa chuộng của người bệnh. Liệu pháp này có thể:

  • Cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tự chữa lành của cơ thể
  • Thư giãn cơ bắp, góp phần giảm đau và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt
  • Giải phóng endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên
massage trị liệu đau thần kinh tọa
Xoa bóp, massage có thể góp phần kiểm soát các cơn đau thần kinh

Một số loại massage điều trị đau thần kinh tọa phổ biến bao gồm:

  • Massage thần kinh cơ hoặc trị liệu điểm kích hoạt: Xoa bóp thần kinh cơ là một loại trị liệu thực hành nhắm vào các điểm đau ở lưng, mông, đùi. Tác động một lực vừa đủ lên các điểm này có thể mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái.
  • Massage Thụy Điển: Phương pháp này thúc đẩy sự thư giãn trong các mô mềm thông qua các kỹ thuật vuốt, nhào và kéo dài lặp đi lặp lại, điều này giúp kích thích lưu thông máu, nới lỏng các mô và loại bỏ tình trạng cứng cơ, cứng khớp.
  • Massage đá nóng: Massage đá nóng là một loại liệu pháp thư giãn và chữa bệnh đau thần kinh tọa ở người già. Liệu pháp này sử dụng đá bazan được làm nóng, sau đó đặt lên các vị trí đau nhằm mang đến hiệu quả giảm đau, cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Massage trị đau thần kinh mang lại hiệu quả cao và rất an toàn. Tuy nhiên đôi khi liệu pháp này có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như bầm tím, đau đầu, mệt mỏi hoặc đau tăng ở khu vực được xoa bóp. Điều quan trọng khi xoa bóp ở người già là đến cơ sở trị liệu chuyên nghiệp để tránh các rủi ro phát sinh.

6. Tiêm trị liệu thắt lưng cho đau thần kinh tọa

Tiêm trị liệu vùng thắt lưng có thể giúp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa ở người già. Thuốc tiêm được sử dụng với mục đích giảm đau để để người bệnh quay lại các hoạt động thể chất và vật lý trị liệu. Các loại thuốc tiêm phổ biến bao gồm:

  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Liệu pháp này giúp giảm đau thần kinh tọa liên quan đến các tình trạng hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đĩa đệm.
  • Phong bế rễ thần kinh: Loại thuốc tiêm này được tiêm vào vị trí gần dây thần kinh cột sống để kiểm soát tình trạng viêm, tê do đau thần kinh tọa. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào nhiều rễ thần kinh để nâng cao hiệu quả điều trị.

7. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa thường được cân nhắc khi đau và yếu chân kéo dài hoặc không được kiểm soát sau các biện pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn các loại phẫu thuật phù hợp và kế hoạch chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như nâng cao hiệu quả phục hồi.

Phòng ngừa nguy cơ đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa ở người già là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cơn đau bắt nguồn từ dây thần kinh tọa và thường tự biến mất trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát, đến và đi kéo dài trong vài tuần, thậm chí là vài tháng.

Mặc dù có thể gây khó chịu và đau đớn, tuy nhiên có nhiều biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa. Người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Tăng cường tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ và các hoạt động khác làm tăng nhịp tim mà không gây đau nhiều hơn nếu đã bị đau thần kinh tọa.
  • Rèn luyện sức mạnh với các bài tập như tạ tự do, để tăng cường sức mạnh cơ và không cần các chuyển động rõ ràng.
  • Rèn luyện tính linh hoạt với các hoạt động như yoga, thái cực quyền để tăng sức mạnh cũng như tính linh hoạt ở người già.
  • Tránh ngồi lâu để hạn chế áp lực lên đĩa đệm và dây chằng ở thắt lưng. Nếu cần ngồi nhiều, người bệnh cần thường xuyên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì, tăng cân. Tăng cân có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực hành các tư thế tốt khi đứng, ngồi, nâng vật nặng và nằm ngủ. Nếu làm việc với máy tính, hãy chú ý nghỉ giải lao thường xuyên.

Đau thần kinh tọa ở người già rất phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu, chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi đây đều là những bộ môn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể. Chúng giúp tăng ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để kiểm soát và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua