Đau Khớp Ngón Tay Cái

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên môn: Đau nhức xương khớp, Tê Bì Tay Chân | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cần xác định rõ nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài giúp khắc phục triệu chứng thì còn loại bỏ căn nguyên của cơn đau.

đau khớp ngón tay cái
Đau khớp ngón tay cái là tình trạng xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

Ngón tay cái được cấu tạo từ 3 khớp chính cùng hệ thống sụn, gân, dây chằng, dây thần kinh, bao hoạt dịch để bảo vệ và nâng đỡ. Khớp ngón tay cái rất linh hoạt, giúp bảo đảm các hoạt động hằng ngày của mỗi người.

Tình trạng đau khớp ngón tay cái diễn ra rất phổ biến do nhiều nguyên nhân. Bảo gồm cả các tác động cơ học thông thường và yếu tố bệnh lý. Muốn xác định được nguyên nhân cụ thể cần căn cứ vào vị trí đau nhức. Thường bao gồm:

  • Đau ở gốc ngón tay cái
  • Đau khớp ngón tay cái
  • Đau toàn bộ ngón tay cái
  • Đau cổ tay và ngón tay cái

Ngoài ra, mức độ đau nhức và các triệu chứng đi kèm ở từng người bệnh có thể khác nhau. Có người chỉ bị đau âm ỉ kèm tê bì và khó chịu. Tuy nhiên nhiều người lại bị đau dữ dội, dai dẳng gây khó vận động.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp ngón tay cái:

1. Lạm dụng ngón tay cái

Cũng tương tự như ở các khớp khác, ngón tay cái có thể bị lạm dụng hay vận động quá mức. Tình trạng này có thể dẫn tới đau nhức tại khớp. Ngoài ra nhiều người còn gặp phải các triệu chứng đi kèm khác. Điển hình như cảm thấy nóng, tê bì, ngứa ran và khó cử động ngón tay cái.

2. Bong gân ngón tay cái

Tình trạng bong gân ngón tay cái xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ ngón tay cái bị căng quá mức hay bị rách. Có thể là do tác động từ ngoại lực mạnh khiến ngón tay cái bị bẻ cong ra phía sau hoặc ra khỏi lòng bàn tay.

Trên thực tế, bong gân ngón tay cái thường xảy ra khi bạn bị ngã với bàn tay dang rộng. Đa phần các trường hợp đều liên quan tới dây chằng phụ nằm ở mặt trong khớp ngón tay cái.

vì sao bị đau khớp ngón tay cái
Bong gân ngón tay cái có thể là nguyên nhân gây đau nhức và khó chịu

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Ngón tay cái bị đau và sưng
  • Bầm tím ở dọc bên trong ngón tay cái, cụ thể là gần đốt ngón tay thứ nhất
  • Vận động ngón tay bị hạn chế

3. Ngón tay cái bị gãy

Trong một số trường hợp, xương ở ngón tay cái có thể bị gãy. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi chỉ là vết gãy đơn lẻ dễ chữa nhưng có thể là một chấn thương phức tạp.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội
  • Biến dạng ngón tay
  • Thâm tím
  • Tê buốt, ngứa ran trong ngón tay
  • Sưng cả xung quanh ngón tay cái
  • Ngón tay cái có thể chuyển sang màu màu xanh

4. Viêm khớp ngón tay cái

Viêm khớp ngón tay cái thường xảy ra do lão hóa hoặc ảnh hưởng của chấn thương. Tổn thương khớp có thể sẽ dẫn tới sự phát triển của xương mới dọc theo 2 bên của xương hiện tại. Từ đó tạo ra các cục u trên khớp ngón tay cái.

Triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Sưng, cứng và đau ở ngón tay cái
  • Giảm sức mạnh khi véo hay cầm nắm đồ vật
  • Giảm phạm vi chuyển động
  • Xuất hiện gai xương ở khớp gốc ngón tay cái

Ngoài ra, viêm khớp ngón tay cái còn có thể là hệ quả của các bệnh viêm xương khớp khác. Điển hình như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout.

đau khớp ngón tay cái là bệnh gì
Viêm khớp ngón tay cái có thể gây đau nhức và sưng ở ngón tay cái

5. Ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo hay còn được gọi là ngón tay cò súng. Đề cập đến tình trạng viêm hay thoái hóa các bao gân gấp ngón tay. Điều này có thể gây chít hẹp bao gân và khiến cho các gân gấp khó lướt qua khi gấp và duỗi các ngón tay.

Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương hay do sử dụng lặp đi lặp lại các ngón tay. Và ngón tay cái là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất.

Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau và cứng ở gốc ngón tay cái
  • Xuất hiện nốt đau ở gần gốc ngón tay cái
  • Khó duỗi thẳng ngón tay cái
  • Cảm giác có tiếng kêu phát ra khi uốn cong hay duỗi thẳng khớp ngón tay cái

6. Viêm bao gân De Quervain

Viêm bao gân De Quervain đề cập tới tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến các gân phía ngón tay cái của cổ tay. Các cơn đau thường xảy ra khi bạn xoay cổ tay hoặc thực hiện động tác nắm tay lại.

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây viêm bao gân De Quervain vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các cử động lặp đi lặp lại của bàn và cổ tay có thể khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Các triệu chứng của viêm bao gân De Quervain có thể bao gồm:

  • Đau gần gốc ngón tay cái
  • Sưng gần gốc ngón tay cái
  • Khó cử động cổ tay và ngón tay cái khi thực hiện hành động liên quan đến cầm, nắm và véo
  • Cơn đau có thể lan rộng ra các vị trí xung quanh

7. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay bao gồm ống xương và dây chằng hẹp nằm ở bên trong cổ tay. Một dây thần kinh lớn được gọi là dây thần kinh trung gian sẽ chảy qua ống cổ tay, vào lòng bàn tay đến các ngón tay. Nó cung cấp cảm giác cho cả ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi cổ tay bị viêm gây chèn ép dây thần kinh giữa. Điều này có thể gây ra cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát ở ngón tay cái và 3 ngón đầu tiên.

vì sao bị đau khớp ngón tay cái
Đau khớp ngón tay cái có thể là do ảnh hưởng của hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Giảm sức mạnh
  • Khó thực hiện một số chuyển động nhất định
  • Tê dại
  • Cơn đau lan tỏa ra trên cánh tay

8. U nang hoạt dịch

Một số khớp trong cơ thể có chứa chất lỏng hoạt dịch để giúp bôi trơn khớp. U nang hoạt dịch là một tập hợp của các chất lỏng hoạt dịch.

Những u nang hoạt dịch xuất hiện phổ biến ở gần các khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân và đầu gối. Nhiều trường hợp, chúng có thể phát triển trên hay gần ngón tay cái. Khối u này có thể nhìn thấy dưới da.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau và sưng ở ngón tay cái
  • Cứng khớp
  • Không có khả năng uốn cong ngón tay cái
  • Triệu chứng có thể tồi tệ hơn khi cử động khớp

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

Để chẩn đoán tình trạng của bạn, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi có liên quan đến triệu chứng. Thường là:

  • Bạn bị đau ở ngón tay cái được bao lâu rồi?
  • Có triệu chứng nào khác kèm theo hay không?
  • Khi nào thì các triệu chứng xảy ra?
  • Các triệu chứng có trở nên tồi tệ thêm hoặc thuyên giảm khi thực hiện các hoạt động cụ thể không?

Ngoài ra, một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động thường ngày cũng có thể được hỏi. Bên cạnh đó, yếu tố nghề nghiệp của bạn cũng có thể được bác sĩ đề cập tới.

Để xác nhận chẩn đoán, chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng là chưa đủ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Có thể bao gồm:

chẩn đoán đau khớp ngón tay cái
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang thường quy
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Siêu âm
  • Kiểm tra phản xạ thần kinh

Dựa vào kết quả cận lâm sàng cùng các thông tin thu thập được khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh.

Cách chữa trị đau khớp ngón tay cái

Lựa chọn chữa trị đau khớp ngón tay cái cần căn cứ vào biểu hiện của cơn đau và nguyên nhân gây đau. Lời khuyên là nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau dai dẳng, nghiêm trọng hay gây cản trở đến cuộc sống thường ngày.

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay cái:

1. Các mẹo giảm đau tại nhà

Trước khi tìm đến sự chăm sóc y tế, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà khi bị đau khớp ngón tay cái. Lựa chọn điều trị tại nhà bao gồm:

+ Nghỉ ngơi:

Nghỉ ngơi và hạn chế vận động khớp ngón tay cái có thể giúp cải thiện đau. Đây là mẹo nhỏ giúp cho ngón tay cái được thư giãn và làm giảm áp lực lên gân cơ cũng như dây thần kinh.

Tuy nhiên bạn cần tránh duy trì trạng thái bất động quá lâu bởi có thể dẫn tới cứng khớp. Tốt nhất khi nghỉ ngơi hãy massage và xoa bóp để nhận được sự thư giãn nhiều hơn.

+ Cố định khớp:

Bạn có thể sử dụng nẹp hay dùng băng thun để cố định khớp ngón tay cái đang bị tổn thương. Đây là cách tốt giúp hạn chế các tác động không cần thiết. Từ đó làm giảm đau và tạo điều kiện cho tổn thương được chữa lành.

mẹo giảm đau khớp ngón tay cái
Cố định khớp có thể cần thiết để giúp giảm đau và hạn chế các tác động

+ Chườm lạnh:

Trường hợp bị đau khớp ngón tay cái kèm theo biểu hiện sưng viêm thì bạn nên chườm lạnh. Nhiệt độ thấp có tác dụng làm giảm sưng và làm tê tạm thời các dây thần kinh phát tín hiệu đau.

Chỉ cần chuẩn bị một vài viên đá lạnh. Bọc trong miếng vải sạch hoặc cho vào túi chườm. Sau đó chườm lên ngón tay cái và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng.

+ Massage:

Sử dụng bàn và ngón tay cái của bên không tổn thương để massage vào ngón tay cái bị đau. Thao tác nhẹ nhàng và chậm rãi theo chuyển động tròn. Tuyệt đối không ấn mạnh.

Massage trong vòng khoảng một vài phút cho ngón tay được thư giãn rồi thả lỏng. Sau đó nên kết hợp tập các bài vận động nhẹ để nhận được lợi ích một cách trọn vẹn.

+ Ngâm tay trong nước ấm:

Mẹo này nên áp dụng khi tình trạng đau nhức đi kèm với cứng khớp và hạn chế vận động. Ngâm tay trong nước ấm giúp thư giãn gân cơ và giải phóng sự chèn ép. Từ đó giúp giảm đau và tăng tuần hoàn máu để thúc đẩy chữa lành tổn thương.

2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến cho hầu hết các trường hợp bị đau khớp ngón tay cái. Thuốc Tây thường cho tác dụng giảm đau nhanh. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.

chữa đau khớp ngón tay cái
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để cải thiện nhanh các triệu chứng

Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Tiêm Cortisone khi thật sự cần thiết

Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định người bệnh dùng một số loại viên uống bổ sung để hỗ trợ thêm. Thường là viên uống chứa glucosamine hoặc chondroitin để giúp tái tạo sụn và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong thời gian điều trị. Do đó cần tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc tùy tiện hay quá lạm dụng. Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn và điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả, đa số người bệnh lựa chọn thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa trị đau khớp ngón tay cái thường là thực hành các bài tập vận động trị liệu. Đây là giải pháp an toàn giúp giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động rất hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn làm việc với một chuyên gia vật lý trị liệu. Đây là người sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập phù hợp khi ngón tay cái đang bị tổn thương.

điều trị đau khớp ngón tay cái
Cần thực hiện các bài tập vận động trị liệu để hỗ trợ điều trị đau khớp ngón tay cái

Một số bài tập được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Nắm tay lại
  • Ấn bàn tay trên bề mặt phẳng
  • Bóp nhẹ 1 quả bóng mềm
  • Gập duỗi ngón tay cái
  • Chạm đầu ngón tay cái vào đỉnh các ngón tay còn lại
  • Nâng ngón tay cái
  • Sử dụng dây chun
  • Chạm ngón tay cái vào ngón tay út
  • Bài tập co giãn các ngón tay

4. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, có thể cần đến phẫu thuật để điều trị khớp ngón tay cái. Nhất là trong trường hợp gân hoặc khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể bao gồm sửa chữa, hàn gắn hoặc thay khớp để giúp người bệnh lấy lại vận động. Đồng trời ngăn ngừa tình trạng dị tật ngón tay cái.

Tuy nhiên bất cứ phẫu thuật nào cũng luôn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro cả trong và sau khi tiến hành. Do đó cần chú ý cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đồng thời chăm sóc hậu phẫu đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đau khớp ngón tay cái là tình trạng xảy ra phổ biến nhưng không nên chủ quan. Trường hợp triệu chứng kéo dài hay trở nên nghiêm trọng thì bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ. Can thiệp y tế là cần thiết để tránh các rủi ro ngoại ý phát sinh.

Đau ngón tay cái do nguyên nhân cơ học có thể cải thiện nhanh chóng sau vài ngày nếu nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng này gây ra bởi viêm khớp, người bệnh cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Nếu để triệu chứng diễn tiến kéo dài, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, khiến người bệnh cử động khó khăn.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Bình luận (31)

  1. Nguyễn Văn Hải says: Trả lời

    Cách đây 2 năm tôi bị gãy ngón tay cái đã điều trị khỏi, nhưng hiện tại ngón tay vẫn không hoạt động linh hoạt được như trước và mỗi khi trái gió trở trời chỗ vết thương cũ vẫn bị đau nhức, có cách nào khắc phục tình trạng hiện tại của tôi không

    1. Lê Tâm says:

      Cái đau do thời tiết thay đổi đó thì không có cách nào khắc phục được đâu, đây là đau do vết thương cũ chứ không phải do bệnh, mẹ tôi ngày xưa bị gãy chân cách đây 20 năm đến giờ giở trời vẫn bị đau nhức, còn về vấn đề vận động bác thử đi vật lý trị liệu phục hồi chức năng xem thế nào

    2. Nguyễn Dương says:

      Muốn phục hồi chức năng thì phải đi liền ngay sau khi xương lành thì may ra còn cứu vãn được còn để đến tận 2 năm thì khó lắm, giờ cố gắng tập vận động ngón tay thường xuyên để không bị cứng khớp nặng hơn thôi

  2. Nguyễn Quang Anh says: Trả lời

    Tôi bị đau ngón tay cái do bệnh gout, hiện đang dùng thuốc tây theo bệnh viện nhưng tình hình không khả quan lắm, ai biết phương pháp nào giảm đau khớp hiệu quả không, tôi cũng biết bệnh gout không thể nào chữa khỏi dứt điểm được chỉ mong có phương pháp nào giúp giảm đau đi một chút, mấy nay tôi đau đến suy sụp cả người, mất ăn mất ngủ

    1. Trương Minh says:

      Không đau gì bằng đau do gout nó hành đâu, bố tôi cũng bị bệnh này khổ lắm, ăn uống kiêng khem đủ thứ nhưng vẫn cứ dăm bữa nửa tháng nó hành cho một cơn đau, bố tôi trước giờ chỉ có dùng thuốc tây mới cắt được cơn đau còn những phương pháp khác không có hiệu quả gì luôn, nếu thuốc đang dùng không có tác dụng bác nên xin bác sĩ đổi sang thuốc khác xem sao, bố tôi cũng phải đổi đến 3 lần thuốc mới tìm được thuốc giảm đau hiệu quả

    2. Lý Văn Sơn says:

      Tôi còn bị gout nó đeo bám đến tận 10 năm, lúc mới bị chỉ đau nhẹ ở ngón chân cái sau đó tình trạng ngày một nặng, tất cả các khớp tay chân đều đau không trừ khớp nào và đau nhất là ở khớp ngón tay cái, acid uric đi xét nghiệm chưa bao giờ dưới ngưỡng 500 mặc dù dùng thuốc thường xuyên nhưng không kiểm soát được, lúc đó tôi cũng nghĩ bệnh này chỉ có phương hướng duy nhất là theo y học hiện đại, mong một ngày người ta tìm ra được thuốc đặc trị còn giờ cố dùng thuốc duy trì ổn chút nào hay chút đó, nhưng cách đây 2 năm tôi đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn nhờ một người bạn giới thiệu cho thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc, lúc đầu nghe bác ấy nói tôi không có tin là đông y chữa được bệnh gout nhưng nghe bác ấy thuyết phục một hồi, bản thân bác ấy đã điều trị ổn định nhờ thuốc này và còn mang cả kết quả xét nghiệm cho tôi xem. Khi đó tôi mới thực sự tin và hôm sau đến trung tâm thuốc dân tộc khám luôn, bác sĩ điều trị cho tôi là bác sĩ Lê Phương, sau khi cho tôi đi làm xét nghiệm và chụp chiếu các thứ, nhớ không nhầm kết quả acid uric lúc đó của tôi là 580 hay 590 gì đó, bác sĩ tư vấn và kê thuốc đông y quốc dược phục cốt khang cho về uống tại nhà, thuốc này gồm 3 loại nhỏ trong đó có 1 loại đặc trị gout, tôi uống mất khoảng hơn 1 tuần thì cơn đau bắt đầu giảm, thấy có tiến triển tốt nên tôi đặt thêm thuốc về uống, chính xác là uống tròn 3 tháng tôi khỏi đau hoàn toàn đi khám lại acid uric về mức 400, quá là tốt, bác sĩ cho ngưng thuốc và dặn dò thêm về chế độ sinh hoạt ăn uống kiêng khem sắp tới như thế nào, từ đó đến nay tôi không cần dùng thuốc duy trì nhưng bệnh vẫn ổn không thấy đau đớn gì, đi khám sức khỏe thường xuyên acid uric vẫn mức tốt

    3. Nguyễn Minh Thành says:

      Lần đầu tiên nghe thấy vụ đông y điều trị gout, từ xưa đến giờ tôi chỉ dùng mình thuốc tây, mà thời gian gần đây còn ám ảnh thêm vụ thuốc đông y trộn triếc, kém chất lượng nên cũng chưa bao giờ nghĩ đến, chỉ lo tác dụng trước mắt thì tốt nhưng để lại hệ lụy về sau

    4. Bùi Nam says:

      Tôi dùng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc gần 10 năm từ năm 2013 đến nay, uống chắc cũng phải dăm bảy đợt thuốc chữa đủ các bệnh trong đó có gút và chưa thấy để lại hệ lụy gì như bác nói, tất nhiên cái gì chẳng có cái tốt cái xấu, cơ bản là mình biết chọn lựa thôi, tôi thấy chưa lần nào đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc mà vắng bệnh nhân, bệnh nhân đến khám rất đông, bác sĩ ở đây cũng đều là các thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành từng công tác ở các bệnh viện lớn, chẳng dại gì mà đi bán thuốc dởm cả

    5. Lê Duy Tuấn says:

      Trung tâm thuốc dân tộc ở khu biệt thự nguyễn thị định phải không, đi qua đó mấy lần có thấy, trung tâm to phết, không biết có làm việc thứ 7 chủ nhật không các bác để cuối tuần đưa bố qua khám luôn

    6. Phạm Tiền says:

      Thuốc dân tộc làm full tuần nhưng nên đặt lịch trước khi đến tránh trường hợp phải chờ, trung tâm này có 2 cơ sở ở HN, một ở nguyễn thị định và một ở đường lê quang đạo cạnh svđ mỹ đình

  3. Hoàng Quyên says: Trả lời

    Hay bị đau ở khớp gốc ngón tay cái thì là bệnh gì, tôi chỉ bị đau ở mỗi vị trí đó, các khớp còn lại bình thường

  4. Thu Hiền says: Trả lời

    Nếu trẻ nhỏ bị đau ở ngón tay cái thường xuyên thì có sao không ah, bé nhà em mới 8 tuổi, cháu hay kêu đau ở ngón tay cái bên phải trong khi không bị đụng dập sưng đỏ gì cả, cháu thỉ thỉnh thoảng mới kêu đau thôi, em có cho cháu đi khám bác sĩ bảo không vấn đề gì nhưng về nhà cháu vẫn kêu đau

    1. Anh Nguyễn says:

      Nếu vậy thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi các viện khác kiểm tra thử xem sao, trẻ nhỏ mà đau xương khớp là nhiều vấn đề lắm đấy, tốt nhất là đưa con đến chuyên khoa nhi

    2. Phạm Diệp Anh says:

      Con mình cũng có giai đoạn như thế, cho đi bác sĩ khám thì không ra bệnh mà ở nhà la đau suốt, mãi mới tìm ra nguyên nhân do bé cầm bút viết ghì chặt quá, sửa lại cho con mấy hôm là ổn hết đau liền

    3. Nguyễn Mai says:

      Mình hỏi ké chút, nếu có trẻ nhỏ bị viêm khớp ngón tay có cách nào điều trị tại nhà hiệu quả không, con mình dùng thuốc tây 1 tuần rồi mà chẳng thấy tiến triển mấy

    4. Lê Thị Hằng says:

      Bạn dùng tỏi hoặc cây chìa vôi đắp bên ngoài khớp bị đau cho con, nhưng nếu chỉ viêm ở mức độ nhẹ không bị sưng đỏ thì có thể áp dụng cách này còn nếu có sưng đỏ thì bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh tây y

  5. Trọng says: Trả lời

    Ở đây có ai bị ngón tay lò xo giống tôi không, đi khám về nghe bác sĩ kết luận mà hoang mang quá lần đầu tiên nghe thấy bệnh này luôn

  6. Đinh Mạnh Cường says: Trả lời

    Ba em bị ngã gãy ngón tay cái và ngón trỏ, bác sĩ họ bảo phải phẫu thuật mà ba không chịu, đòi về nhà đắp lá, xin hỏi anh chị em ở đây ai biết bài thuốc nam nào điều trị gãy xương tại nhà hiệu quả ko ???

    1. Tuấn Phở Bò says:

      Chỗ tôi họ hay dùng dây đau xương với lá cúc tần giã nát rồi dùng băng gạc bó lại, 3 ngày thay thuốc 1 lần, nhưng chỉ áp dụng với trường hợp gãy các xương nhỏ dễ liền như ngón tay ngón chân, bác nào bị ở xương lớn thì tốt nhất nên nhập viện

    2. Vu Minh Quyền says:

      Dùng bột củ nâu với cơm nếp, nẹp thẳng ngón tay và băng bên ngoài cố định. 1 tháng là liền xương

    3. Trịnh Linh says:

      Chỉ có thời xưa gãy xương mới bó lá tại nhà thôi, đắp không khéo nó viêm loét nhiễm trùng ra đó thì khổ

    4. Thảo Đặng says:

      Tôi thấy gãy xương mà phải phẫu thuật là những trường hợp nặng phức tạp đấy, còn bình thường ngày trước tôi bi gãy tay cũng chỉ bó bột bên ngoài là liền thôi, khuyên bạn nên đưa ba đến viện điều trị

  7. Trang says: Trả lời

    Bài thuốc quốc dược phục cốt khang trên bài có nói đến đấy có chữa được thoái hóa khớp không? Dạo này xem trên mạng thấy nhiều bài báo nhắc về thuốc này lắm mà không biết hiệu quả thế nào

    1. Nguyễn Vịnh says:

      Tôi từng dùng thuốc này rồi, bảo chữa dứt điểm thoái hóa 100% thì không có đâu nhưng cũng đỡ được đến 80,90%, thay vì đau liên miên như trước kia giờ tần suất đau giảm hẳn, chỉ khi nào làm việc nặng hoặc thời tiết lạnh mới đau trở lại nhưng mức độ đau cũng không đáng kể

    2. Lâm Bình Dương says:

      Ngoài việc thời gian dùng thuốc dài ra thì mọi thứ đều ổn, không tác dụng phụ, hiệu quả tốt, không phụ thuộc thuốc, tôi uống 3 tháng thuốc và dừng nửa năm nay nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tái phát trở lại, mặc dù là đông y nhưng thuốc ở dạng viên bào chế sẵn nên rất tiện cho những ai bận bịu và lười sắc thuốc như tôi

    3. Trần Sơn says:

      Đấy, cũng biết đông y nó lành hơn thuốc tây nhưng ngại dùng vì hiệu quả chậm quá, nhược điểm của thuốc đông y là vậy, ngày trước thử uống đông y rồi nhưng tác dụng chậm uống cả tuần không đỡ gì lại phải quay về thuốc tây do đau không chịu được

    4. Hoa Phan says:

      Thuốc tây cũng đâu có dùng được mãi, riêng như thuốc giảm đau chỉ dùng tối đa 7 ngày, chưa kể cực kì hại gan thận, thà cố gắng kiên trì chút rồi dùng thuốc đông y có phải hơn không, tôi uống cái quốc dược phục cốt khang này tầm 10 ngày là bắt đầu đỡ đau dần, 2 tháng là dứt đau hoàn toàn, thà kiên trì 1 đợt cho xong còn hơn cứ để dai dẳng mãi

    5. Lê Thị Nga says:

      Tôi lấy thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc ngoài dùng thuốc quốc dược phục cốt khang ra bác sĩ có kê thêm bình thuốc xoa bóp đông y về bóp đỡ đau ra trò, bác nào đau nhiều có thể báo bác sĩ lấy thêm thuốc xoa bóp đó hoặc ở gần thì qua trung tâm xoa bóp bấm huyệt sẽ đỡ nhanh hơn

  8. Phương Trần says: Trả lời

    Ngón tay cái bên phải em bị đau khoảng 1 năm lại đây, cũng không rõ nguyên nhân là gì, không phải liên tục mà đau theo đợt, có đợt kéo đến vài ngày, em mua thuốc tây ngoài tiệm về uống thì có đỡ nhưng không khỏi hoàn toàn. Nhờ các bác tư vấn hộ em

    1. Phan Mai says:

      Cái này là viêm khớp rồi, tôi cũng bị y như thế. Bạn kiếm ít lá ngải cứu và lá lốt giã nát sao nóng rồi chườm hàng ngày những đợt bị đau cấp. còn ngày bình thường thì đắp gel nha đam, dùng trong 1-2 tháng sẽ khỏi. Hoặc tham khảo bài này xem cách nào tiện thì làm

    2. Huỳnh Toàn Thắng says:

      Muốn điều trị bệnh trước tiên nên đi khám để biết chính xác mình bị bệnh gì đã chứ. Đau khớp ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân như thoái hóa, viêm khớp, chấn thương….mỗi bệnh sẽ có 1 cách điều trị khác nhau

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua