Bệnh Xương Khớp

Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh lý về xương khớp là nhóm bệnh phổ biến nhất trong dân số hiện nay. Tỷ lệ mắc bệnh lý cơ xương khớp tăng dần theo sự lão hóa của dân số thế giới. Thập niên từ năm 2012 – 2020 được xem là thập niên xương và khớp do mức độ phổ biến của căn bệnh này. Việc phát hiện, điều trị bệnh xương khớp và chăm sóc sức khỏe xương khớp là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bệnh xương khớp là gì?

Cơ thể con người có cấu tạo khung xương được hình thành bởi nhiều loại xương, khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ và vận động. Khớp động (tay chân), khớp bán động (cột sống), khớp bất động (hộp sọ) là 3 thế khớp trong cơ thể. Quá trình vận động, di chuyển, lao động khiến khớp động và bán động dễ lõa hóa và suy yếu mà gây ra các cơn đau nhức xương khớp.

Bệnh xương khớp là thuật ngữ chỉ các tình trạng tổn thương xương khớp, suy yếu các chức năng của xương sống, khớp, cơ, dây chằng, sụn, gân… Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau nhức, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Các tổn thương xương khớp thường để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh xương khớp ngày càng nay có xu hướng phổ biến và trẻ hóa về độ tuổi. Bệnh không chỉ xảy ra ở người già khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa mà nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp.

Bệnh xương khớp có nguy hiểm không?

Bệnh xương khớp không chỉ gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến công sinh hoạt, cản trở di chuyển hàng ngày mà còn để lại những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, mất khả năng vận động. Một số di chứng, biến chứng nguy hiểm mà người bệnh xương khớp phải đối mặt gồm:

  • Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức xương khớp, suy giảm sức khỏe
  • Khó chịu, hạn chế vận động, giảm hiệu quả công việc, giảm chất lượng cuộc sống
  • Tăng nguy bị cơ teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, khó khăn trong vận động
  • Khoảng 89% người bệnh bị cứng khớp, khó vận động sau 10 năm phát bệnh
  • 30% bệnh nhân xương khớp gặp các biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ tử vong
  • Bệnh xương khớp là một trong những nguyên nhân giảm tuổi thọ của người bệnh
  • Bệnh xương khớp mạn tính, đau dai dẳng ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
  • Lạm dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm khi bệnh chưa nghiêm trọng. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị đúng bệnh, đúng nguyên nhân gây bệnh cũng rất quan trọng để hạn chế những biến chứng gặp phải.

Triệu chứng nhận biết bệnh xương khớp

Tùy vào từng bệnh lý xương khớp mà người bệnh gặp phải các triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau ở một hoặc nhiều vị trí. Một số dấu hiệu chung có thể nhận biết sớm các bệnh lý xương khớp gồm:

  • Cơn đau nhức xương khớp nhẹ và không thường xuyên ở giai đoạn khởi phát.
  • Cơn đau xương khớp cấp nghiêm trọng hơn vào chiều tối, ban đêm hoặc gần sáng.
  • Cảm nhận cơn đau rõ hơn khi vận động, lao động và giảm đau khi được nghỉ ngơi.
  • Tê bì tay chân, nhức mỏi người, đau mỏi khi đứng lâu, cứng khớp khi ngủ dậy.
  • Đau nhức xương khớp đột ngột, đau dữ dội trong vài giờ hoặc đau âm ỉ vài ngày.
  • Đau dữ dội khi làm việc quá sức, bê vác nặng, sưng đỏ, nóng buốt tại các khớp.
  • Hạn chế vận động tại các khớp, giảm chức năng của khớp, cứng khớp, đau khớp.
  • Biến dạng khớp, mất dần chiều cao, khom lưng, đau xương khi nghỉ ngơi.
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động các khớp, chênh lệch chiều dài chân.
  • Mệt mỏi, sốt và các triệu chứng toàn thân khác…

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Theo y học cổ truyền, bệnh xương khớp có căn nguyên khi tà khí xâm nhập, tấn công kinh lạc, chiếu đến các khớp cơ. Điều này khiến khí huyết bị tắc nghẽn, sức đề kháng suy giảm gây đau nhức, thoái hóa, viêm khớp.

Y học hiện đại xác định nguyên nhân gây bệnh xương khớp từ mật độ xương, dịch khớp giảm theo tuổi tác, các chấn thương xương khớp. Một số nguyên nhân có thể kể đến gồm:

  • Bệnh xương khớp xảy ra do quá trình thoái hóa, lão hóa sụn khớp của cơ thể. Tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp tế bào trong xương, đĩa đệm, sụn, màng hoạt dịch càng giảm.
  • Chấn thương gây tổn thương đến xương khớp, sụn khớp là nguyên nhân gây ra các bệnh lý xương khớp.
  • Di truyền từ người thân trong gia đình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn gây đau nhức xương khớp, các bệnh lý viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp phản ứng.
  • Bệnh lý về hệ miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô tế bài khỏe mạnh gây đau nhức, sưng, cứng khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa gây lắng đọng canxi, tích tụ urate dẫn đến đau nhức các ổ khớp, sưng đỏ (bệnh gút).
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lên hệ xương khớp, lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
  • Thiếu chất, dinh dưỡng không hợp lý, hút thuốc, làm việc quá nặng nhọc, hoặc ngồi, nằm sai tư thế…

Ngoài ra, các yếu tố môi trường, giới tính cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.

Giải pháp điều trị bệnh xương khớp

Hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh xương khớp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, người bệnh nên chủ động thăm khám để được tư vấn điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp điều trị bệnh xương khớp được áp dụng:

Giảm đau bằng thuốc Tây

Đối với các tình trạng đau nhức xương cơ khớp, người bệnh sẽ được kê đơn một số nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau như paracetamol, steroids, corticosteroid, opioid… Khi các cơn đau nặng hơn, bác sĩ có thế sử dụng các dạng thuốc tiêm giảm đau.  Dựa vào mức độ đau, người bệnh sẽ được hướng dẫn và tư vấn sử dụng các nhóm thuốc phù hợp.

Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà

Khi có dấu hiệu bệnh xương khớp, người bệnh tìm đến các cách hỗ trợ điều trị tại nhà. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp phổ biến như:

Cây trinh nữ: Thân và rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái nhỏ, tẩm với rượu và sao vàng. Sắc 20-30g cây trinh nữ với nước và lấy khoảng 100ml chia 2 lần uống trong ngày để giảm đau nhức, tê bì do viêm khớp.

Cây lá lốt: Dùng là lốt phơi khô, sắc lấy nước uống tron ngày để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Cây ngải cứu: Xay nhuyễn ngải cứu thêm mật ong khuấy đều, uống liên tục 1-2 tuần để cải thiện tình trạng đau nhức.

Lời khuyên từ bác sĩ xương khớp

Theo các bác sĩ xương khớp tại IHR, song song với việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng như sau:

Bài tập cho người bệnh xương khớp

Các bài tập đúng và phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện một số triệu chứng đau nhức xương khớp.

Bài tập đứng tay đơn kéo chân (giảm đau khớp gối):

  • Đứng chân rộng bằng vai, gập chân phải theo hướng phía sau, bàn chân hướng về phía mông (càng gàn mông càng tốt), cố định chân bằng tay phải.
  • Giữ tư thế này trong 30 giây, thả lỏng và lặp lại với chân kia.
  • Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Bài tập gập lưng (thư giãn cột sống, giảm đay cổ, vai, lưng):

  • Ngồi thẳng, 2 chân duỗi thẳng
  • Đưa 2 tay về phía trước rồi gập người từ từ sát xuống sàn, giữ 15 giây
  • Thả lỏng người và lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập xà đơn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Nắm lấy thanh xà, 2 tay rộng bằng vai
  • Đu mình lên xà, nhấc cao cơ thể đầu quá thanh xà
  • Hít xà theo sức của mình (thường là 3-5 lần)
  • Thư giãn và thả lỏng người sau khi thực hiện.

Theo dõi bài tập xà đơn đúng kỹ thuật qua video sau:

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục vận động cơ thể nhẹ nhàng, các bài tập đi bộ, chạy bộ cũng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh xương cơ khớp.

Người bệnh xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bệnh xương khớp nên có chế độ cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các chất chống oxy hóa, các khoáng chất và các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Một số thực phần nên ăn gồm:

  • Trái cây và rau xanh
  • Thực phẩm chứa axit béo Omega-3
  • Sữa
  • Ngũ cốc
  • Nấm
  • Gừng, hạt tiêu, nghệ
  • Trà xanh
  • Giá đỗ…

Thực phầm cần kiêng

  • Thực phẩm nhiều phốt pho như đồ ăn chế biến sẵn, gan động vật
  • Các loại thịt đỏ
  • Đường và thực phẩm nhiều đường
  • Chất béo bão hòa trong đồ ăn nhanh…

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh xương khớp, các triệu chứng nhận biết và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để được tư vấn và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, người bệnh liên hệ với Trung tâm Khám chữa bệnh Xương khớp IHR ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh tận tình.

Câu hỏi liên quan
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua