Bệnh Gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp do vi tinh thể có diễn biến phức tạp. Việc điều trị sai cách hoặc chủ quan trong điều trị có thể khiến bệnh tiến triển theo hướng xấu, nốt tophi bị loét và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (hay gút, thống phong) là một bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri trong các mô và gây viêm, đau. Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp tái phát là đặc trưng của bệnh.
Trên thực tế axit uric được hình thành trong cơ thể và thường vô hại. Sau khi thực hiện các hoạt động cần thiết axit uric nhanh chóng được đào thải qua phân và nước tiểu.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout, nồng độ axit uric trong máu tăng và tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này vượt khỏi mức cho phép, những tinh thể nhỏ của axit uric bắt đầu hình thành. Chúng có xu hướng tập trung lại ở khớp và làm phát sinh hiện tượng viêm, sưng kèm theo cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Theo kết nghiên cứu, tỉ lệ bị gout ở nam giới cao hơn so với phụ nữ, nhất là những người đàn ông có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh gout có dấu hiệu trẻ hóa, bệnh có thể xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi 30.
Dựa trên kết quả thống kê của nhiều nước trên thế giới, ở các nước châu Mỹ, Trung Quốc, New Zeland và Nhật, bệnh gout ngày càng có xu hướng gia tăng. Cụ thể, có 1 – 2% dân số ở Mỹ, 2% dân số của Đức và Anh mắc bệnh và đang trong quá trình điều trị. Đặc biệt có đến 1,14% dân số của 5 thành phố lớn của Trung Quốc bị gout.
Theo các chuyên gia, tần suất bệnh nhân bị gout gia tăng có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề khách quan như chế độ ăn uống, tuổi thọ trung bình và chất lượng đời sống hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh Gout
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout, bao gồm: Nguyên nhân nguyên phát (chiếm phần lớn các trường hợp) và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát
- Theo kết quả thống kê, có 95% trường hợp gout nguyên phát xuất hiện ở nam giới, thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh gout.
- Tuy nhiên việc duy trì chế độ ăn uống chứa nhiều purin như nấm, lòng đỏ trứng, gan, cua, tôm, thận… được đánh giá là có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nguyên nhân thứ phát
Xảy ra do những rối loạn về gen (di truyền): Hiếm gặp. Xảy ra do quá trình tăng sản xuất acid uric tăng cao hoặc giảm khả năng đào thải acid uric hoặc cả hai. Cụ thể:
- Suy thận: Bệnh nhân bị suy thận và mắc những bệnh lý làm giảm khả năng thanh lọc acid uric của cầu thận.
- Những bệnh về máu: Bao gồm bệnh bạch cầu cấp.
- Dùng thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc lợi tiểu như hiazid, acetazolamid, furosemid… có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng thận và tăng nguy cơ bị gout.
- Sử dụng thuốc ức chế tế bào: Việc sử dụng những thuốc ức chế tế bào để kiểm soát các bệnh ác tính có thể gây độc lên độc và tăng nguy cơ phát sinh bệnh gout.
- Sử dụng thuốc kháng lao: Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao khi sử dụng một số loại thuốc kháng lao như pyrazinamid, ethambutol…
Triệu chứng bệnh Gout
Triệu chứng bệnh Gout thể cấp tính
- Ở giai đoạn 1, nồng độ axit uric trong máu có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh gout vẫn chưa xuất hiện.
- Bệnh nhân đột ngột thấy đau, sưng, nóng và đỏ dữ dội ngay tại những khớp thuộc bàn ngón chân cái, xảy ra ít hơn ở những khớp khác như khớp khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân.
- Đau nhức có thể xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn, sau một chấn thương, nhiễm khuẩn, sau khi sử dụng thuốc (thuốc lợi tiểu, aspirin).
- Cơn đau thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, khỏi nhanh khi dùng thuốc colchicin hoặc những loại thuốc giảm đau không steroid khác hoặc có thể tự khỏi. Đau nhiều hơn khi đụng vào.
- Vùng xung quanh khớp ấm lên
- Toàn thân mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Nồng độ acid uric trong máu tăng cao khi thực hiện xét nghiệm, nhưng có nhiều trường hợp không thấy acid uric tăng. Điều này dễ gây nhầm lẫn và bỏ qua bệnh.
Triệu chứng bệnh Gout thể mạn tính
- Sau đợt gút cấp tính, bệnh nhân có thể bị tái phát trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Ở giai đoạn này, bệnh gút bùng phát nhưng không có biểu hiện sưng khớp hoặc đau. Sau đó dịu đi trong vài tháng trước khi có đợt bùng phát tiếp theo.
- Đau và sưng khớp không xảy ra trong đợt bùng phát. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài để giảm biến chứng và ngăn những đợt bùng phát khác trong tương lai.
- Nồng độ acid uric trong máu tăng kéo dài do không được điều trị có thể khiến những tinh thể lắng đọng vào những cơ quan tổ chức, điều này khiến các cục u xuất hiện (hạt tophi, viêm khớp mạn tính dẫn đến sỏi tiết niệu, biến dạng khớp, suy thận, viêm thận kẽ, viêm gân, tăng huyết áp, viêm túi thanh dịch…)
- Nồng độ acid uric trong máu bao giờ cũng tăng cao trong xét nghiệm.
- Xuất hiện những tổn thương xương khớp trên hình ảnh X-quang.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout
Bệnh gout gây ra những cơn đau gout dữ dội cho bệnh nhân, chỉ cần chạm nhẹ cũng cảm thấy đau điếng khiến người bệnh phải rất khổ sở để chống chọi. Không những thế, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị bệnh gout như:
- Tổn thương khớp vĩnh viễn, biến dạng xương khớp
- Giảm các chức năng vận động, thậm chí tàn phế
- Xuất hiện u cục tophi dưới da quanh các khớp
- Vỡ hạt tophi dẫn đến nhiễm khuẩn khớp, huyết
- Tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận, nhiễm trùng tiết niệu
- Biến chứng tim mạch, viêm màng tim, viêm cơ tim
- Nguy cơ đột quỵ và tai biến do tắc nghẽn mạch máu
- Nhiều biến chứng do lạm dụng thuốc giảm đau gout
- Khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, lao động hàng ngày
- Rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
Các cách chẩn đoán bệnh Gout
Chẩn đoán lâm sàng
- Tìm hiểu bệnh sử giúp tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
- Khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bao gồm: Triệu chứng đau, sưng và đỏ khớp; Lắng đọng urat khiến các nốt tophi hình thành dưới da, cứng khớp; Biểu hiện ở thận (Sỏi thận, tổn thương thận).
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm acid uric máu: Đa số bệnh nhân bị gout có acid uric máu tăng > 420 µmol/l.
- Định lượng acid uric niệu 24 giờ: Kỹ thuật này giúp xác định giảm thải tương đối (< 600mg/24h) hoặc tăng bài tiết (> 600mg/24h). Bệnh nhân có thể bị sỏi thận nếu acid uric niệu tăng.
- Chụp X-quang khớp: Kết quả X-quang khớp bình thường ở giai đoạn đầu. Xuất hiện gai xương, khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp ở giai đoạn muộn.
- Xét nghiệm dịch khớp: Xét nghiệm dịch khớp giúp tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp.
- Các xét nghiệm khác: Chụp CT scanner khớp, xét nghiệm CRP, tốc độ máu lắng…
Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn
Để chẩn đoán xác định, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một trong những tiêu chuẩn được liệt kê dưới đây:
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968)
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút được dùng rộng rãi nhất ở Việt Nam. Tìm thấy tinh thể natri urat trong những nốt tophi hoặc trong dịch khớp. Hoặc bệnh nhân có tối thiểu 2 yếu tố trong những yếu tố dưới đây:
- Hiện tại hoặc tiền sử có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với đặc điểm đau dữ dội, khởi phát đột ngột và khỏi trong vòng 2 tuần.
- Hiện tại hoặc tiền sử bị sưng đau khớp bàn ngón chân cái với đặc điểm đau dữ dội, khởi phát đột ngột và khỏi trong vòng 2 tuần.
- Tiền sử hoặc đang có đáp ứng tốt khi sử dụng colchicin (bệnh nhân giảm đau và giảm viêm trong 48 giờ).
- Có nốt tophi.
Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000)
Tiêu chuẩn của ILAR và Omeract (2000) có độ đặc hiệu 78,8% và có độ nhạy cảm 70%. Xét nghiệm thấy xuất hiện tinh thể urat trong dịch khớp. Tìm thấy trong nốt tophi một lượng tinh thể urat đặc trưng bằng cách sử dụng kính hiển vi phân cực hoặc áp dụng phương pháp hóa học. Xuất hiện ít nhất 6 trong số 12 biểu hiện, triệu chứng lâm sàng, X-quang và xét nghiệm sau:
- Tình trạng viêm khớp tiến triển ở mức tối đa trong vòng một ngày
- Viêm khớp ở một khớp
- Xuất hiện hơn một cơn viêm khớp cấp
- Đỏ vùng khớp
- Viêm khớp cổ chân một bên
- Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên
- Biểu hiện đau, sưng khớp bàn ngón chân
- Nhìn thấy được nốt tophi
- Tăng nồng độ acid uric trong máu (nữ ≥ 360 mmol/l, nam ≥ 420 mmol/l)
- Có dấu hiệu sưng đau khớp không đối xứng
- Cấy vi khuẩn âm tính
- Nang dưới vỏ xương, trên X-quang không có hình khuyết xương.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt bệnh gút với những bệnh sau:
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Bệnh giả gút
- Viêm khớp do lắng động những tinh thể khác
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Viêm mô tế bào…
Giải pháp điều trị bệnh Gout
Thông thường bệnh nhân bị gout sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt, sử dụng thuốc (điều trị nội khoa), phẫu thuật (điều trị ngoại khoa).
Nguyên tắc chung:
- Khắc phục tình trạng viêm trong cơn gút cấp
- Dự phòng lắng động urat, dự phòng tái phát cơn gút và dự phòng biến chứng.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị gout gồm:
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm được chỉ định trong giai đoạn xuất hiện cơn gout cấp. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và kiểm soát triệu chứng. Các thuốc chống viêm phổ biến gồm thuốc chống viêm không steroid, Colchicin, thuốc chứa Corticoid.
- Thuốc làm giảm acid uric máu: Thuốc làm giảm acid uric máu được chỉ định trong giai đoạn mãn tĩnh với mục đích phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Bệnh nhân có thể được chỉ định Allopurinol – Zyloric hoặc Febuxostat, tuy thiên thuốc có thể gây dị ứng. Ngoài ra bệnh nhân có thể được dùng Probenecid (thuốc tăng bài tiết qua thận).
- Thuốc giảm sản xuất axit uric: Febuxostat (Uloric), Allopurinol (Aloprim) và một số loại thuốc giảm sản xuất axit uric được gọi chung là chất ức chế xanthine oxidase (XOIs). Thuốc này có tác dụng ức chế hoặc làm chậm quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể. Từ đó giúp giảm axit uric máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gút và biến chứng của bệnh. Tác dụng phụ gồm buồn nôn, phát ban, số lượng máu thấp, giảm chức năng gan.
- Thuốc loại bỏ axit uric: Thuốc loại bỏ axit uric (uricosurics) thường được sử dụng gồm lesinurad (Zurampic), probenecid (Probalan). Thuốc này có tác dụng tăng khả năng loại bỏ axit uric, tăng uric niệu. Từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm biến chứng và nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên nồng độ axit uric trong nước tiểu vẫn tăng. Tác dụng phụ gồm đau dạ dày, phát ban, sỏi thận.
LƯU Ý: Tuy mang đến hiệu quả điều trị cao như thuốc chống viêm cũng gây ra một số tác dụng phụ. Cụ thể, Colchicin gây tiêu chảy nhưng Meloxicam, Etoricoxib, Voltazen, Piroxicam và các thuốc chống viêm không steroid khác không gây loét dạ dày tá tràng; Corticoid gây suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, tăng huyết áp… Corticoid cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô: Lấy 100g là tía tô, rửa sạch, để ráo và đun sôi với 1-2 lít nước, uống nước này khi còn ấm mỗi ngày.
Mẹo chữa bệnh Gout tại nhà
- Chữa bệnh gout bằng lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt rửa sạch, đun sôi với nước, lấy nước uống hàng ngày, phần bã còn lại đắp lên vị trí đau gout.
- Chữa bệnh gout bằng lá sa kê: Dùng 5 lá sa kê già đun sôi với nước và uống hàng ngày.
- Chữa bệnh gút bằng đậu đen và nước dừa: Ngâm 1/3 bát đậu đen với nước ấm, chặt nắp quả dừa và bỏ đậu vào trong đậy nắp lại. Bỏ quả dừa vào nồi nước và đun cách thủy đến khi đậu mềm. Ăn hết cả nước và cái, mỗi tuần làm 3 quả dừa như này.
- Chữa bệnh gút bằng lá ổi: Dùng 20g lá và búp ổi non, 100g đậu bắp, 100g lá sa kê, sắc với 1,5 lít nước. Đun sôi kỹ cho đến khi còn lại 1 nửa thì gạn nước và uống trong ngày.
LƯU Ý: Các mẹo dân gian chỉ phù hợp với bệnh gout nhẹ, bệnh gout mới chớm, các cơn đau chưa nghiêm trọng và không thể thay thế được thuốc và phương pháp điều trị bài bản. Việc lạm dụng hoặc áp dụng sai cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bệnh gout nặng hơn.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng khi bệnh nhân gout xuất hiện các hạt tophi và biến chứng. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi sẽ được áp dụng cho những trường hợp sau:
- Bội nhiễm nốt tophi
- Bệnh gout kèm theo biến chứng loét
- Nốt tophi xuất hiện với kích thước lớn, giảm tính thẩm mỹ hoặc làm ảnh hưởng đến vận động và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh gout và biến chứng, bệnh nhân cần sử dụng colchicin với mục đích phòng ngừa khởi phát cơn gout cấp. Đồng thời, người bệnh sử dụng kết hợp với thuốc hạ acid uric máu.
Lời khuyên cho người bệnh gout từ bác sĩ
Theo đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm công tác tại IHR, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gout. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh Gout tích cực bằng phương pháp phù hợp, người bệnh cần thiết phải duy trì một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout.
Bệnh Gout kiêng gì để hạn chế tái phát?
Để tránh tái phát và tăng mức độ của các cơn đau gút dữ dội hơn, người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm có purin, fructose như:
- Thịt đỏ: bò, chó, dê…
- Nội tạng động vật
- Thịt gà tây, thịt ngỗng
- Các loại hải sản
- Rượu, bia, nước ngọt
- Các loại thịt đã chế biến sẵn
- Thực phẩm giàu purin như các loại đậu, su hào, cải xoăn…
Bệnh gout nên ăn gì?
Để cải thiện các triệu chứng bệnh gout, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Các loại trái cây giàu vitamin C, beta caroten, chất chống oxy hóa
- Thịt trắng như thịt ức gà, cá sông…
- Dầu oliu, dầu thực vật
- Trứng
- Cafe, trà xanh
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mạch, yến mạch
- Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, kem tươi, váng sữa…
- Uống nhiều nước…
Thực đơn tham khảo cho người bệnh gout
Thứ hai, thứ tư, thứ 6:
- Bữa sáng: Phở thịt bò
- Bữa trưa: 1-2 bát cơm, sườn lợn rán, đậu phụ, su su xào, canh cải xanh, vải thiều (150g).
- Bữa tối: 1 bát cơm, cá rô phi rán, mướp đắng xào trứng, canh rau ngót, dưa hấu (150g).
Thứ ba, thứ năm, thứ bảy:
- Buổi sáng: Bún riêu cua
- Buổi trưa: Cơn tẻ (2 bát), cá chép sốt cà chua, thịt băm rang, cải bắp luộc, canh bí xanh, cam (nửa quả).
- Buổi tối: Cơm tẻ (1 bát), thịt heo (70g), lạc rang (10g), bầu luộc, canh mồng tơi, bưởi (3 múi).
Chủ nhật:
- Sáng: Xôi lạc
- Bữa trưa: Cơm tẻ (2 bát), thịt xào hành tây, cá bống kho, củ cải luộc, canh bí xanh, xoài chín (100g)
- Bữa tối: Cơm tẻ (1 miệng bắt), Tôm hấp, Trứng đúc thịt, Cải bắp xào, Canh rau cải, Lựu (100g)
Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh gout, nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp điều trị hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn, người bệnh liên hệ với IHR ngay hôm nay. Các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn tận tình 24/7.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!