Bệnh Loãng Xương Ở Người Già

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh loãng xương ở người già chủ yếu xảy ra do chế độ ăn uống thiếu canxi và quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể theo thời gian. Bệnh khiến xương mềm xốp, dễ gãy, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, loãng xương gây ra các triệu chứng khó chịu như nhức xương, đau cột sống, chuột rút, gù vẹo cột sống, gãy xương ở trường hợp nặng.

Bệnh loãng xương ở người già
Bệnh loãng xương ở người già là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, xảy ra theo tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Bệnh loãng xương ở người già là gì?

Loãng xương ở người già là bệnh lý khó kiểm soát và dễ phát sinh biến chứng gãy xương, gù lưng. Bệnh thể hiện cho tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, xảy ra theo tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương có diễn tiến âm thầm nhưng khá nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trạng giảm chất lượng và mật độ xương khiến xương xốp, giòn và dễ gãy.

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng tăng cao ở những người lớn tuổi có chế độ ăn uống thiếu canxi, mắc bệnh tiểu đường, cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, nghiện rượu, lười vận động, nằm lâu tại giường và dùng corticoid kéo dài.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi gây ra các triệu chứng tại chỗ như đau cột sống, nhức xương, gù vẹo cột sống và gãy xương. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra các biểu hiện toàn thân như ớn lạnh, thường xuyên chuột rút…

Không có phương pháp điều trị dứt điểm loãng xương. Thông thường người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn uống, dùng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc để giảm triệu chứng và hạn chế rủi ro.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người già xảy ra khi tỷ trọng khoáng chất của bộ xương (vitamin D, canxi, các chất protein, hormone sinh dục estrogen, androgen) bị suy giảm một cách đáng kể. Điều này chủ yếu xảy chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và thiếu chất, ăn kiêng kéo dài khiến cơ thể không hấp thụ đủ canxi và các thành phần dinh dưỡng cần thiết khác. Từ đó giảm mật độ xương, xương xốp và dễ gãy.

Ngoài ra bệnh loãng xương ở người già cũng xảy ra một số nguyên nhân dưới đây:

+ Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Bên cạnh ăn uống thiếu chất, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân gây bệnh loãng xương thường gặp. Tuổi cao khiến toàn bộ cơ quan trong cơ thể bị lão. Điều này làm giảm quá trình chuyển hóa, cản trở hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng khác. Từ đó giảm tỷ trọng khoáng chất của bộ xương và gây loãng xương.

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm cản trở hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương, gù vẹo cột sống

+ Giảm hormone estrogen trong máu

Sự suy thoái của buồng trứng khiến nồng độ hormone estrogen trong máu của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh giảm đáng kể. Điều này làm tăng hoạt tính và các hoạt động tiêu cực của tế bào tủy xương, xương mất dần theo thời gian.

+ Dùng corticoid kéo dài

Việc sử dụng corticoid kéo dài hoặc dùng sai cách sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy các tế bào xương và gây bệnh loãng xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người trẻ và người cao tuổi.

+ Các vấn đề về tuyến giáp

Quá nhiều hormone tuyến giáp khiến mật độ xương thay đổi và gây ra tình trạng mất xương. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc chứa hormone tuyến giáp hoặc có tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người già cũng tăng cao do tuyến thượng thận và tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

+ Bệnh lý

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người già sẽ cao hơn khi có sự tác động của những bệnh lý dưới đây:

+ Lối sống kém lành mạnh

Càng lớn tuổi, nguy cơ loãng xương sẽ càng tăng cao ở những người có lối sống kém lành mạnh.

  • Lười vận động: Lười vận động, thường xuyên ngồi lâu hoặc nằm lâu một chỗ khiến các khớp xương co cứng, kém linh hoạt, cản trở quá trình tái tạo và hấp thu các dưỡng chất. Từ đó tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thường xuyên uống rượu bia: Lượng cồn trong rượu bia làm cản trở quá trình hấp thụ canxi, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và loãng xương.
  • Hút thuốc lá: Tương tự như rượu bia, chất Nicotine trong thuốc lá có khả năng cản trở quá trình hấp thụ canxi, giảm mật độ xương, phá hủy hệ xương khớp và tăng nguy cơ loãng xương
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá khiến quá trình hấp thụ canxi bị cản trở, giảm mật độ xương, tăng loãng xương và phá hủy hệ xương khớp

+ Nguyên nhân khác

  • Thừa cân béo phì
  • Còi xương lúc còn nhỏ
  • Di truyền

Biểu hiện của bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương nói chung có diễn tiến âm thầm, kéo dài nhiều năm và thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên khó phát hiện và điều trị. Hầu hết các trường hợp chỉ có biểu hiện mệt mỏi, nhức xương không thường xuyên và ăn uống kém.

Trong giai đoạn tiến triển, thiếu hụt canxi khiến hệ xương khớp xuống cấp trầm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

+ Triệu chứng tại chỗ

  • Đau đầu xương. Đau nhiều hơn vào ban đêm và khi vận động mạnh
  • Đau nhức rõ rệt ở các khớp xương chịu nhiều lực mạnh như cột sống thắt lưng, xương cánh tay, xương cẳng chân, cẳng tay, xương đùi, khớp cổ chân, khớp háng, khớp gối, xương sống…
  • Mỏi bại hông
  • Đau lưng cấp
  • Dễ gãy xương do vấp hoặc ngã
  • Dáng đi khom, chiều cao giảm đột ngột
  • Gù vẹo cột sống
  • Cột sống tổn thương gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức, thường gặp ở dây thần kinh liên sườn và dây thần kinh tọa

+ Triệu chứng toàn thân

  • Thường xuyên chuột rút
  • Ớn lạnh
  • Ăn uống kém
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau ngực và khó thở do bệnh loãng xương làm ảnh hưởng đến thân đốt sống và lòng ngực
Biểu hiện của bệnh loãng xương ở người già
Bệnh loãng xương ở người già gây nhức xương, mỏi bại hông, dáng đi khom, chiều cao giảm đột ngột, gãy xương

Bệnh loãng xương ở người già có nguy hiểm không?

Loãng xương ở người già có diễn tiến âm thầm nhưng khá nguy hiểm. Việc không sớm thăm khám và điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trong sau:

  • Rạn xương
  • Nứt, vỡ hoặc gãy xương
  • Đau xương mãn tính
  • Mất ngủ
  • Giảm sức khỏe tổng thể
  • Trầm cảm
  • Xương khớp biến dạng, gù vẹo cột sống
  • Tàn phế
  • Tăng nguy cơ tử vong ở người bị gãy xương do loãng xương

Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người già được chẩn đoán dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và chẩn đoán cận lâm sàng.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán loãng xương ở người già, đầu tiên người bệnh sẽ được kiểm tra tiền sử bệnh và có loại thuốc đang dùng. Sau đó người bệnh được yêu cầu mô tả triệu chứng kết hợp khám khu vực tổn thương để chẩn đoán lâm sàng.

  • Kiểm tra triệu chứng đau ở các đầu xương và khu vực bị ảnh hưởng
  • Kiểm tra kết hợp đánh giá tình trạng đau lưng cấp và mãn tính
  • Sờ, nắn kiểm tra biến dạng cột sống và các xương dài
  • Kiểm tra tình trạng gãy xương và xẹp lún đốt sống (nếu có)
  • Đánh giá mức độ đau và kiểm tra các dây thần kinh bị chèn ép
  • Kiểm tra và đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng toàn thân.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi kiểm tra bệnh sử, loại thuốc đang dùng và các biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ được chẩn đoán cận lâm sàng thông qua một số kỹ thuật cần thiết. Quá trình này giúp tăng độ chính xác của kết quả chẩn đoán, đồng thời phân biệt loãng xương với các bệnh lý tương tự.

Một số kỹ thuật thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh loãng xương ở người già:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang có thể cho thấy những vấn đề xảy ra ở khớp, cột sống và các xương dài. Cụ thể:Vỏ xương mỏng, ống tủy rộng ra, biến dạng thân đốt sống, gãy xương, tăng thấu quang.
  • Chụp MRI hoặc CT: Thông thường người bệnh sẽ được chụp MRI hoặc CT với mục đích đánh giá khối lượng xương, các tổn thương nhỏ (xương, khớp) không liên quan đến loãng xương, tổn thương mô mềm và khả năng chèn ép dây thần kinh.
  • Đo khối lượng xương (BMD): Người bệnh được đo khả năng hấp thụ tia X năng lượng kép ở một số vị trí trung tâm và dễ bị ảnh hưởng như khớp háng, cột sống thắt lưng, các xương dài (xương cẳng chân, xương cẳng tay, xương đùi…). Kỹ thuật này giúp chẩn đoán bệnh loãng xương, xác định mức độ nghiêm trọng và nguy cơ phát sinh biến chứng gãy xương. Ngoài ra đo khối lượng xương (BMD) cũng được thực hiện trong quá trình điều trị để theo dõi diễn tiến của bệnh.
  • Đo khối lượng xương ở ngoại vi: Siêu âm và một số phương pháp cần thiết khác có thể được thực hiện để đo khối lượng xương ở ngón tay và gót chân.

3. Chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (1994)

  • Xương bình thường: T-score ở mức -1SD trở lên
  • Thiếu xương: T-score ở mức -1SD đến -2,5SD
  • Loãng xương: T-score ở mức -2,5SD trở xuống
  • Loãng xương nặng: T-score ở mức -2,5SD trở kèm theo gãy xương hoặc có tiền sử gãy xương.

Để chẩn đoán xác định dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (1994), người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện phương pháp DXA để đo mật độ xương ở cổ xương đùi và và cột sống thắt lưng.

4. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh loãng xương ở người già được chẩn đoán phân biệt với những tình trạng sau:

  • Ung thư di căn xương
  • Xương thủy tinh
  • Thoái hóa xương khớp
  • Gãy xương không do loãng xương…
Chẩn đoán bệnh loãng xương ở người già
Bệnh loãng xương ở người già được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và kết quả cận lâm sàng

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người già chủ yếu được kiểm soát bằng chế độ ăn uống kết hợp bổ sung canxi và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Đối với những trường hợp đau nhức nhiều và khó kiểm soát, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng một số loại thuốc điều trị. Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng, giúp xương khỏe theo thời gian và hạn chế nguy cơ gãy xương.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối với bệnh loãng xương ở người già, bệnh nhân chủ yếu được hướng dẫn chăm sóc với các biện pháp dưới đây:

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ xương khớp. Khoáng chất này là thành phần xây dựng chính của xương, tham gia vào quá trình phát triển, duy trì mật độ xương và tái tạo xương khớp hư hỏng. Đồng thời duy trì độ chắc khỏe và cấu trúc của hệ xương khớp.

Theo thời gian, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì thế đảm bảo cung cấp đủ canxi là điều quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị loãng xương ở người già.

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi là phương pháp tốt nhất để đưa canxi vào cơ thể. Vì thế người bệnh có thể tăng cường bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm sau:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Đậu nành
  • Rau lá xanh
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Hạnh nhân
  • Cá mòi
  • Cá hồi…
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi giúp ngăn bệnh loãng xương tiến triển, duy trì mật độ xương và tái tạo xương khớp hư hỏng

+ Đảm bảo nhận đủ vitamin D

Vitamin D có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó duy trì chức năng và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Để đảm bảo nhận đủ vitamin D, người bệnh cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng (không dùng kem chống nắng).

Tuy nhiên người bệnh lưu ý chỉ phơi nắng trong thời gian ngắn (khoảng 10 – 20 phút), phơi nắng vào buổi sáng sớm, không nên để da bỏng hoặc ửng đỏ.

Ngoài phơi nắng sáng, người bệnh có thể tăng cường bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm, bao gồm:

  • Trứng
  • Sữa
  • Cá nhiều dầu
  • Ngũ cốc
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá hồi
  • Tôm
  • Hàu
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Nấm…

+ Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Người bệnh có thể giữ xương chắc khỏe và hạn chế rủi ro bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Tránh thừa cân béo phì vì điều này có thể làm tăng áp lực cho xương, khiến xương tổn thương và dễ gãy hơn.

Tuy nhiên cần tránh duy trì trọng lượng quá thấp. Nếu bị suy dinh dưỡng, hệ xương khớp có thể không nhận đủ thành phần dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, xương nhỏ hơn, mềm yếu và có xu hướng dễ gãy hơn.

+ Cắt giảm lượng rượu và bỏ hút thuốc lá

Uống nhiều rượu bia và thường xuyên hút thuốc lá là nguyên nhân gây loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là người lớn tuổi. Chính vì thế người bệnh cần cắt giảm lượng rượu và bỏ hút thuốc lá để duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị loãng xương và phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

+ Vận động và tập thể dục thường xuyên

Những người bị loãng xương được khuyên nên vận động và tập thể dục thường xuyên để tăng tính linh hoạt cho các khớp, hỗ trợ duy trì mật độ xương và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra việc vận động và luyện tập mỗi ngày còn giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó tăng khả năng tái tạo xương khớp, nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh.

Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa và phòng ngừa chấn thương khi vận động, người bệnh nên thực hiện các bài tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe. Trong đó đi bộ, yoga, ngồi thiền, đạp xe và tập dưỡng sinh là những bộ môn phù hợp với người già bị loãng xương.

Vận động và tập thể dục thường xuyên
Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp hệ xương khớp chắc khỏe, giảm tổn thương và tăng tính linh hoạt cho các khớp

2. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh loãng xương ở người già gồm:

+ Thuốc giảm đau

Đối với những trường hợp đau nặng, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng Paracetamol, Calcitonine hoặc một số loại thuốc giảm đau phổ biến khác để cắt giảm cơn đau.

  • Paracetamol: Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt, phù hợp với những cơn đau từ nhẹ đến vừa.
  • Calcitonine: Calcitonine có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do loãng xương và ức chế hoạt động bất lợi của những tế bào hủy xương.

+ Thuốc Bisphosphonate

Thuốc Bisphosphonate là một loại thuốc làm tăng mật độ xương được dùng phổ biến. Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình hủy xương, duy trì khả năng tạo xương. Từ đó làm tăng mật độ xương hiệu quả.

Tùy thuộc vào từng tình trạng và độ tuổi, thuốc Bisphosphonate có thể được dùng ở dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra thời gian sử dụng có thể kéo dài do việc tăng mật độ xương ở người lớn tuổi thường khó khăn hơn.

Một số loại thuốc Bisphosphonate thường được sử dụng gồm:

  • Alendronate (Binosto, Fosamax)
  • Ibandronate (Boniva)
  • Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Axit Zoledronic (Reclast, Zometa)

Lưu ý:

  • Khi điều trị bằng thuốc Bisphosphonate hoặc một số loại thuốc ức chế hủy xương, người bệnh cần cung cấp đủ hàm lượng vitamin D và canxi.
  • Thuốc Bisphosphonate có thể gây tác dụng phụ trong thời gian sử dụng, gồm đau bụng, buồn nôn, ợ chua…

+ Thuốc kháng thể đơn dòng

Denosumab (Prolia, Xgeva) là thuốc kháng thể đơn dòng được dùng rộng rãi. Thuốc này có tác dụng tạo ra mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Denosumab được dùng ở dạng thuốc tiêm. Đối với người già bị loãng xương, thuốc có thể được dùng 6 tháng 1 lần.

+ Liệu pháp hormone/ Raloxifene (Evista)

Thuốc bổ sung estrogen được dùng cho phụ nữ bị loãng xương do nồng độ estrogen suy giảm sau giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên việc bổ sung estrogen có thể gây rủi ro (ung thư, bệnh tim, tăng nguy cơ đông máu). Do đó Raloxifene (Evista) có thể được sử dụng để thay thế. Thuốc này có tác dụng duy trì mật độ xương sau mãn kinh, phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương. Raloxifene (Evista) cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu nên cần lưu ý khi dùng.

+ Thuốc thúc đẩy phát triển xương

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng các thuốc thúc đẩy phát triển xương:

  • Teriparatide (Forteo)
  • Abaloparatide (Tymlos)
  • Romosozumab (Evenity)

Những loại thuốc này đều có tác dụng kích hoạt sự phát triển xương mới. Tuy nhiên liều dùng và thời gian sử dụng ở mỗi loại không giống nhau.

Dùng thuốc
Người già bị loãng xương thường được yêu cầu dùng thuốc giảm đau, thuốc thúc đẩy phát triển xương, Bisphosphonate…

Phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người già với các dòng thực phẩm bổ sung 

Loãng xương ở người già là bệnh lý xương khớp rất thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia xương khớp, bệnh lý này hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả nếu người bệnh sử dụng đúng sản phẩm, đúng liệu trình. Trong đó, các dòng thực phẩm bổ sung, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp là những sản phẩm được khuyên dùng hàng đầu hiện nay, nổi bật là top 3 sản phẩm người tiêu dùng có thể tham khảo ngay sau đây: 

Viên uống Glucosamine Orihiro 1500mg tăng cường sức khỏe xương khớp

Glucosamine Orihiro 1500mg tăng cường sức khỏe xương khớp luôn nằm trong top 3 sản phẩm bán chạy nhất thị trường Việt trong năm 2021. Không những thế, sản phẩm cũng được người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả sử dụng cũng như tính an toàn đối với sức khỏe trong quá trình trải nghiệm. 

Công dụng: 

  • Bổ sung nguồn glucosamine dồi dào cho các sụn khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. 
  • Phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương cũng như làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp. 
  • Tăng cường sản sinh chất nhờn và dịch nhầy để các khớp hoạt động linh hoạt hơn. 
  • Glucosamine Orihiro có tác dụng giảm đau nhức ở người bị xương khớp mãn tính.

Cách dùng: 

  • Uống 10 viên/ngày và chia thành 2 lần sau các bữa ăn 
  • Uống với nhiều nước nhằm giúp sản phẩm hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn.

Giá bán: Viên uống Glucosamine Orihiro hiện nay có giá bán 749.000đ/hộp/900 viên và được cung cấp chính hãng tại siêu thị DrVitamin, giúp người dùng có thể tham khảo và đặt mua hàng nhanh chóng, tiện lợi ngay tại đây. 

Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp 

Sản phẩm viên uống chắc khỏe xương khớp Blackmores Glucosamine được nghiên cứu và sản xuất bởi một trong những tập đoàn chuyên về thực phẩm chức năng lớn nhất tại Úc, luôn đảm bảo về chất lượng, hiệu quả sử dụng cũng như cam kết về độ an toàn vô cùng cao cho người dùng. Nhờ vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 97% người dùng Blackmores Glucosamine không gặp phải tác dụng phụ và thực sự hài lòng với hiệu quả mà sản phẩm mang lại. 

Công dụng: 

  • Bổ sung thường xuyên và liên tục hàm lượng lớn các Glucosamine nhằm tăng khả năng tiết dịch khớp, bôi trơn các khớp, sụn khớp giúp cơ thể linh hoạt hơn trong mọi chuyển động. 
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả và giảm rõ rệt các triệu chứng đau nhức, khó chịu do các bệnh về xương khớp gây ra như loãng xương, khớp cấp tính, viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp,….
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo lại các mô sụn, xương khớp và duy trì sự khỏe mạnh, linh hoạt ở các bộ phận này.
  • Ngăn ngừa, làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp do lao động nặng nhọc hoặc do bệnh lý, tuổi già,…
  • Bổ sung lượng chất nhờn dồi dào giúp hạn chế xuất hiện tình trạng khô khớp, tê bì chân tay ở người trung tuổi và cao tuổi. 
  • Phòng ngừa hiệu quả những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp gối, sống lưng, cột sống cổ,…

Cách dùng: 

  • Người từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Uống 1 viên/ngày và uống sau khi ăn 30 phút. 
  • Người dưới 12 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn đối với sức khỏe. 

Giá bán: Viên uống Blackmores Glucosamine hiện nay đã có mặt tại siêu thị DrVitamin với giá bán 649.000đ/hộp/180 viên. Người tiêu dùng có nhu cầu đặt mua sản phẩm có thể liên hệ ngay tại đây. 

Zs Chondroitin – Viên uống bổ xương khớp của Nhật 

Zs Chondroitin là lựa chọn yêu thích của nhiều người tiêu dùng Việt nhằm chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện, đặc biệt là phòng ngừa hiệu quả những bệnh lý như loãng xương, đau nhức xương khớp, viêm xương khớp,…thường gặp ở người già hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là sản phẩm được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng hàng đầu hiện nay. 

Công dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương và một số bệnh lý khác về xương khớp thường gặp hiện nay như thoái hóa, đau nhức, viêm xương khớp,…
  • Bổ sung dưỡng chất duy trì hoạt động của xương khớp là Glucosamine và Chondroitin MSM. 
  • Giảm đau và dứt điểm các cơn đau do thoái hóa khớp.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo của sụn khớp, giúp việc hấp thu canxi được cải thiện rõ rệt. 

Cách dùng: 

  • Uống 6 viên/ngày và chia thành 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. 
  • Các trường hợp đặc biệt cần uống theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Giá bán: Giá của sản phẩm hiện nay là 1.499.000đ/hộp/270 viên và đang được cung cấp chính hãng tại siêu thị DrVitamin. Người tiêu dùng có thể tham khảo và đặt mua ngay tại đây để được FREESHIP TOÀN QUỐC

Câu hỏi liên quan
Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không
Bệnh loãng xương có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bệnh lý này thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi, không có thuốc đặc trị. Bệnh diễn tiến âm ...
Xem chi tiết
Khám Loãng Xương Ở Bệnh Viện Nào
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện E... có thể giúp giải đáp khám loãng xương ở bệnh viện nào tốt và uy tín. Những bệnh viện này tập trung đội ngũ y ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua