Bệnh Gout Mãn Tính

Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout mãn tính biểu hiện bằng sự xuất hiện của các cục tophi và tình trạng viêm đa khớp. Trong giai đoạn này, các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể phát sinh, đôi khi còn đe dọa tính mạng. Tốt nhất nên điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ kết hợp với điều chỉnh lối sống lành mạnh.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc bí truyền dân tộc ĐẶC TRỊ bệnh gout cấp và mãn tính RÚT NHANH cơn đau

Bệnh gout mãn tính là gì?

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan tới sự gia tăng nồng độ acid uric dư thừa trong máu dẫn tới sự lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp. Trường hợp không sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

bệnh gout mãn tính
Bệnh gout mãn tính đặc trưng bởi sự hình thành các cục tophi tại khớp bị tổn thương

Bệnh gout mãn tính là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn phát triển nặng nề của bệnh gout. Trong đó, người bệnh thường bị đau ở một số khớp nhưng không phải đau thường xuyên mà cơn đau có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần.

Một số trường hợp, cơn đau có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bất cứ một giải pháp điều trị nào. Do đó, người cao tuổi mắc bệnh gout mãn tính sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh cơ xương khớp khác. Điển hình như viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout mãn tính

Bệnh gout khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây ra các triệu chứng tại khớp và ngoài khớp. Cụ thể như sau:

1. Nổi cục tophi

Nổi cục tophi chính là tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat ở xung quanh khớp, đầu xương sụn và màng hoạt dịch. Tình trạng này ảnh hưởng trước hết ở trên các khớp bàn ngón chân cái, cổ chân, khớp gối, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay. Một vị trí đặc biệt khác là ở trên sụn vàng tai. Chưa ghi nhận trường hợp cục tophi xuất hiện ở háng, vai và cột sống.

Kích thước của cục tophi có thể to nhỏ không đồng đều, đường kính dao động từ khoảng vài mm cho tới nhiều cm. Tính chất có thể hơi chắc hoặc mềm, không đối xứng 2 bên ấn vào không đau và không di động do được dính vào nền ở dưới. Các cục tophi được bao bọc bởi 1 lớp da mỏng, phía dưới thấy có cặn trắng như phấn. nhiều trường hợp da bị loét và chảy nước vàng.

2. Viêm đa khớp

Các khớp nhỏ và nhỡ thường bị viêm là bàn ngón chân và tay, cổ tay, khớp gối, khuỷu tay. Tình trạng viêm có tính chất đối xứng. Biểu hiện viêm thường nhẹ và không gây đau nhiều, tiến triển tương đối chậm. Các khớp háng, cột sống và vai không bị tổn thương.

triệu chứng bệnh gout mãn tính
Ở bệnh gout mãn tính, tình trạng viêm ở các khớp thường có tính chất đối xứng

3. Các triệu chứng ngoài khớp

  • Urat có thể lắng đọng ở thận dưới 2 hình thức. Thứ nhất là lắng đọng rải rác nhu mô thận, không thể hiện triệu chứng, chỉ có thể phát hiện qua giải phẫu bệnh hay gây viêm bể thận. Thứ hai là gây sỏi đường tiết niệu, có thể phát hiện bằng siêu âm, chụp U.I.V, dễ dẫn tới viêm nhiễm và suy thận.
  • Ngoài ra, urat còn lắng đọng ở các cơ quan ngoài khớp khác như gân hay túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh.
  • Ngoài da và móng tay, móng chân có thể hình thành từng mảng và vùng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Điển hình như nấm và vảy nến.
  • Urat có thể lắng đọng ở ngoài màng tim hay cơ tim. Mặc dù hiếm xảy ra nhưng đã có ghi nhận lắng đọng urat ở van tim.

Nguyên nhân gây bệnh gout mãn tính

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh gout tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Thái độ chủ quan của người bệnh

Đây được xác định là yếu tố rất phổ biến khiến cho bệnh gout tiến triển nặng nề. Hiện nay có rất nhiều người có thái độ lơ là, chủ quan và có phần xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh gout. Nhất là khi triệu chứng có xu hướng thuyên giảm thì họ cho rằng không cần phải tiếp tục điều trị.

Còn nhiều người khác mặc dù phải chịu đau đớn với các đợt bùng phát của bệnh gout cấp tính nhưng bỏ qua việc điều trị do cho rằng bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm.

2. Bệnh gout cấp tính không được điều trị kịp thời

Phát hiện sớm và nghiêm túc điều trị chính là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát diễn tiến của bệnh gout cấp tính. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời hay điều trị không tới nơi tới chốn thì bệnh sẽ tiến triển nặng rất nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải sống cùng bệnh gout mãn tính.

3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thực tế, bệnh gout có thể tiến triển rất nhanh nếu người bệnh duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh. Đặc biệt là không từ bỏ thói quen tiêu thụ các thực phẩm giàu purin khi mắc bệnh gout. Điển hình như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, một số loại cá…

Việc dung nạp nhiều purin sẽ khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout và gây cản trở quá trình kiểm soát bệnh. Rất nhiều trường hợp bệnh gout phát triển mãn tính có liên quan đến việc ăn uống không lành mạnh.

nguyên nhân gây bệnh gout mãn tính
Tiêu thụ các thực phẩm giàu purin là nguyên nhân phổ biến làm phát triển bệnh gout mãn tính

4. Dùng thuốc không đúng cách

Thông thường, để kiểm soát tốt bệnh gout, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc cần thiết. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc đúng cách và kiên trì thì hậu quả sẽ rất khó lường. Lúc này bệnh có nguy cơ cao tiến triển mãn tính.

Ngoài ra, nhiều người bệnh có thói quen sử dụng thuốc tây nhiều, quá liều hay tiêm mỗi khi bị đau gout cấp. Tình trạng này sẽ dẫn tới nhờn thuốc, đồng thời gây nên các biến chứng nghiêm trọng về sau.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout mãn tính

Như đã đề cập, bệnh gout khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do lúc này, các tinh thể muối urat không chỉ bị lắng đọng tại khớp mà còn lắng đọng ở các cơ quan khác.

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout mãn tính, tuyệt đối không được xem thường:

– Hỏng khớp, bại liệt:

Bệnh gout mãn tính đặc trưng bởi sự hình thành các cục tophi tại khớp, đây là tập hợp của rất nhiều tinh thể muối urat. Các hạt tophi phát triển có thể gây ăn mòn da và làm hỏng mô sụn quanh khớp. Ngoài gây ra các cơn đau mãn tính thì còn khiến khớp bị biến dạng. Nhiều trường hợp khớp còn bị phá hủy hoàn toàn, dẫn tới bại liệt.

– Tổn thương thận:

Sự gia tăng quá cao của nồng độ acid uric dư thừa sẽ khiến cho thận và hệ thống tiết niệu chịu nhiều áp lực. Lúc này, các tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại thận và đường tiết niệu. Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 10 – 15 % bệnh nhân bị gout mãn tính gặp phải vấn đề về thận. Phổ biến như sỏi thận, tắc ống thận, viêm khe thận… Nếu không sớm can thiệp, người bệnh có thể bị suy thận hay nhiễm độc thận.

– Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ:

Đây cũng là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh gout mãn tính, xảy ra khi tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch máu. Từ đó cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra những tổn thương trong hệ mạch, đau tim, viêm màng cơ tim.

Ngoài ra, tinh thể muối urat có có thể tích tụ tại mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và tai biến ở người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

– Biến chứng khác:

Ngoài các biến chứng nguy hiểm nêu trên, bệnh gout mãn tính còn có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh hàng loạt vấn đề khác. Ví dụ như khô mắt, tầm nhìn kém, đục thủy tinh thể, rối loạn cảm xúc. Việc dùng thuốc điều trị gout mãn tính kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán bệnh gout mãn tính

Để chẩn đoán bệnh gout mãn tính, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Một số câu hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và chế độ ăn uống có thể sẽ được đặt ra.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm được chỉ định có thể bao gồm:

– Xét nghiệm máu:

Tốc độ lắng máu có xu hướng tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Trong khi đó, các xét nghiệm khác không phát hiện thay đổi. Acid uric trong máu tăng lên 7mg% (trên 416 micromol/l).

chẩn đoán bệnh gout mãn tính
Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu rất cần thiết cho việc chẩn đoán bệnh gout mãn tính

– Xét nghiệm nước tiểu:

Acid uric niệu/ 24 giờ bình thường từ 400 – 500mg. Giảm rõ với bệnh gout thứ phát sau bệnh thận và tăng nhiều trong trường hợp gout nguyên phát.

– Kiểm tra dịch khớp:

Dịch khớp có biểu hiện viêm rất rõ rệt (kết quả là bạch cầu tăng nhiều, lượng muxin giảm). Đặc biệt quan sát thấy các tinh thể urat monosodic nằm bên trong hoặc ngoài tế bào.

– Chụp X-quang:

Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh gout mãn tính là khuyết xương hình hốc ở các đầu xương. Phổ biến nhất là ở xương đốt ngón tay, ngón chân, xương bàn tay, bàn chân, đôi khi ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay và khớp gối.

Khuyết lúc đầu xuất hiện ở dưới sụn khớp và vỏ xương. Phần vỏ được thổi vào và bung ra như hình lưỡi liềm, khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng hình khuyết lớn dần và có thể tạo ra hình hủy xương rộng xung quanh với những vết vôi hóa. Trường hợp bệnh tiến triển lâu sẽ thấy những hình ảnh thoái hóa thứ phát.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định về bệnh gout mãn tính. Đồng thời thấy rõ được tiến triển và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Đây chính là cơ sở để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh gout mãn tính

Nguyên tắc điều trị bệnh gout mãn tính là cần dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh nhằm làm giảm lượng acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, phẫu thuật có thể dược chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh cùng các yếu tố nguy cơ để kê toa các loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là các thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gout mãn tính:

– Thuốc allopurinol:

Loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu và hạn chế quá trình sản sinh acid uric. Hơn nữa còn có khả năng hòa tinh thể muối urat trong hạt tophi. Bác sĩ có thể chỉ định dùng liều 200 – 300mg/ ngày hoặc tăng liều cao hơn trong các trường hợp thật sự cần thiết.

– Thuốc Probenecid:

Probenecid là loại thuốc có tác dụng tăng tốc độ thải trừ acid uric được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gout mãn tính. Loại thuốc này có ít tác dụng phụ hơn so với Allopurinol nhưng được khuyến cáo là không nên dùng cho người mắc bệnh thận. Liều dùng phổ biến ở tuần đầu tiên là 250mg/ lần x 2 lần/ ngày. Các tuần tiếp theo tăng liều lên, dùng 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.

điều trị bệnh gout mãn tính
Bệnh gout mãn tính thường được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc

– Thuốc Pegloticase:

Pegloticase là loại thuốc chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh gout mãn tính khi các thuốc kháng không giúp làm giảm acid uric trong máu. Loại thuốc này có khả năng chuyển hóa acid uric thành allantoin để đào thải qua đường nước tiểu nhanh hơn.

Thuốc Pegloticase được dùng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch với liều 8mg/ lần, mỗi 2 hoặc 4 tuần sử dụng 1 lần. Quá trình tiêm mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, phù hợp cho những người không có phản ứng với truyền dịch.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các thuốc chống thoái hóa khớp như diacerin, glucosamine, acid hyaluronic… Các thuốc chữa bệnh gout mãn tính tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng. Tuyệt đối tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc. Nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

2. Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống phù hợp

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh được khuyến cáo là cần thiết lập và duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Đây chính là yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gout mãn tính.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout mãn tính cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Duy trí chế độ ăn uống cân bằng như thông thường nhưng cần hạn chế tiêu thụ đạm
  • Cần lựa chọn các thực phẩm chứa ít nhân purin
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn thức uống có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thực phẩm chứa nhiều đường…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, nước chè
  • Uống đủ nước hằng ngày, khoảng 2 – 2.5 lít, nhất là các loại nước khoáng kiềm
  • Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây không chua

3. Can thiệp phẫu thuật

Đối với điều trị bệnh gout mãn tính, phương pháp phẫu thuật thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật có thể được chỉ định để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Bác sĩ thường cân nhắc chỉ định phẫu thuật khi hạt tophi tại khớp phát triển quá mức. Hơn nữa, bệnh tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm do hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hạt tophi nhằm phục hồi chức năng vận động của khớp tổn thương. Tuy nhiên việc phẫu thuật tiềm ẩn không ít rủi ro. Bên cạnh đó, trường hợp hạt tophi có kích thước quá lớn hay dính liền với khớp sẽ không thể cắt bỏ được. Chính vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

cách chữa bệnh gout mãn tính
Phẫu thuật có thể cần thiết trong một số trường hợp nhất định

Biện pháp phòng ngừa bệnh gout mãn tính

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh gout mãn tính hiệu quả bao gồm:

  • Cần chủ động thăm khám khi phát hiện các triệu chứng của bệnh gout. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên thăm khám để kiểm soát tốt nhất diễn tiến của bệnh.
  • Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau củ quả tươi. Đặc biệt là hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, bia rượu…
  • Uống đủ nước, khoảng từ 2 – 2.5 lít/ ngày nhằm tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng đào thải acid uric.
  • Trường hợp các khớp đang bị sưng đau và tổn thương, người bệnh nên hạn chế vận động mạnh và làm việc quá sức. Nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện cân chỉnh liều lượng, tần suất hay thời gian dùng thuốc.
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Nên lựa chọn bài tập thể dục phù hợp nhằm cải thiện khả năng vận động và hạn chế tích tụ muối urat tại khớp.

Bệnh gout khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hơn nữa việc kiểm soát cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ kết hợp với thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Chuyên Gia Chia Sẻ: Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không?
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không, Làm Gì Để Kiểm Soát?
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Chuyên Gia Giải Đáp Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua