Bệnh Đau Thắt Lưng Ở Phụ Nữ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chẩn đoán và điều trị y tế phù hợp. Đau thắt lưng ở phụ nữ cũng dễ phát triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ
Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến các vấn đề ở cột sống hoặc nội tiết tố

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ nguyên nhân do đâu?

Có một số tình trạng đau thắt lưng chỉ gây ảnh hưởng đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh (trên 50 tuổi). Cụ thể, các nguyên nhân bao gồm:

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải trước chu kỳ kinh nguyệt. Các đặc điểm phổ biến của tình trạng này bao gồm:

  • Đau thắt lưng;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đầy hơi, chướng bụng;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Khó tập trung;
  • Thèm ăn.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường bắt đầu trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày và sẽ kết thúc trong 1 – 2 ngày khi kỳ kinh bắt đầu.

Hội chứng tiền kinh nguyệt không thể chữa khỏi, nhưng người bệnh có thể giảm bớt các triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các biện pháp xử lý phổ biến bao gồm:

  • Uống nhiều nước để cải thiện tình trạng chướng bụng;
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng để cải thiện sức khỏe, tăng cường năng lượng, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây, rau quả, giảm lượng đường, muối, caffeine và muối;
  • Sử dụng các chất bổ sung, chẳng hạn như vitamin D, axit folic, vitamin B6, canxi và magiê để giảm chuột rút và thay đổi tâm trạng;
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để cải thiện tình trạng mệt mỏi;
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm đầy hơi và cải thiện sức khỏe tinh thần;
  • Giảm căng thẳng, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc hoặc vận động nhẹ nhàng.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc aspirin, để giảm đau cơ, đau đầu và co thắt dạ dày. Tuy nhiên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê (Piriformis syndrome) là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ. Cơn đau thường bắt đầu ở cơ hình lê, là một cơ lớn nằm sâu bên trong mông. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới do những thay đổi liên tục ở khung xương chậu, chẳng hạn như hormone và thai kỳ.

Mỏi thắt lưng ở phụ nữ
Hội chứng cơ hình lê có thể gây đau thắt lưng thường gây ảnh hưởng đến phụ nữ

Hội chứng cơ hình lê thường dẫn đến kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa, dẫn đến các triệu chứng tương tự như cơn đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau lưng mãn tính, đặc biệt là ở vùng hông và mông, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi cử động hông;
  • Đau thắt lưng khi người bệnh đứng dậy từ giường;
  • Không có khả năng ngồi lâu;
  • Cơn đau lan tỏa ra phía sau đùi và chân.

Hầu hết các triệu chứng của Hội chứng cơ hình lê có thể được cải thiện bằng phương pháp vật lý trị liệu hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kiểu của cơn đau thần kinh tọa, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách phương pháp tại nhà hoặc điều trị y tế. Cụ thể, các biện pháp xử lý phổ biến bao gồm:

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giãn cơ xương bàn chân, gân kheo, cơ duỗi hông và cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Chườm lạnh trong 20 phút khi cơn đau xuất hiện, lặp lại biện pháp sau 2 – 4 giờ.
  • Chườm nóng có thể được thực hiện xen kẽ với biện pháp chườm lạnh. Người bệnh có thể chườm nóng trong 20 phút mỗi lần và 3 -4 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên cần chú ý đến nhiệt độ để tránh gây bỏng da.
  • Sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm viêm ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Tiêm thuốc gây tê cục bộ hoặc corticosteroid để giảm cơ thắt cơ và giảm đau. Biện pháp này thường được thực hiện để cải thiện các cơn đau cấp tính và hỗ trợ quá trình vật lý trị liệu.
  • Tiêm botox thường được chỉ định cho các trường hợp đau đớn kéo dài hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Tiêm botox có thể hỗ trợ thư giãn và giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.

3. Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng khớp Sacroiliac. Tình trạng này gây đau từ khớp xương cùng nối từ phần dưới cùng của cột sống với xương chậu.

Phụ nữ có bề mặt khớp xương chậu nhỏ hơn so với nam giới, do đó vị trí này thường dễ tập trung áp lực. Khung xương chậu ở phụ nữ cũng lớn hơn, độ cong thấp hơn và nghiêng về phía sau để chuẩn bị cho vấn đề mang thai và sinh con, cấu trúc này khiến phụ nữ dễ gặp các vấn đề về khớp xương cùng.

Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac thường dẫn đến đau thắt lưng và các dấu hiệu tương tự như đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhức từ lưng dưới đến mông, đôi khi có thể bùng phát thành một cơn đau nhói;
  • Đau buốt từ đùi đến đầu gối.
  • Cơn đau khớp xương cùng thường tăng lên khi ngồi, nằm nghiêng về bên bị ảnh hưởng hoặc leo cầu thang.
Bị đau lưng dưới gần mông
Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ ở thắt lưng

Điều trị tình trạng rối loạn khớp xương cùng thường nhằm mục đích giảm đau và khôi phục chức năng bình thường của xương cùng. Hầu hết các trường hợp, bệnh được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không phẫu thuật. Cụ thể, các phương pháp bao gồm:

  • Nghỉ ngơi ngắn hạn: Người bệnh có thể nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày để cải thiện cơn đau và hỗ trợ phục hồi các tổn thương. Tuy nhiên người bệnh không nên nghỉ ngơi quá lâu, điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá ở vùng thắt lưng đến xương chậu có thể hỗ trợ giảm viêm, đau và khó chịu. Ngoài ra, chườm nóng ở xung quanh khớp có thể hỗ trợ giảm đau bằng cách giảm co thắt và căng cơ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và thuốc chống viêm (NSAID, như ibuprofen hoặc naproxen) có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Nắn chỉnh xương: Thủ tục này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh các khớp và đưa khớp về vị trí ban đầu. Liệu pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, do đó người bệnh không tự ý thực hiện tại nhà.
  • Nẹp khung chậu: Nếu khớp xương cùng quá yếu, bác sĩ có thể đề nghị nẹp khung xương chậu bằng cách sử dụng đai thắt lưng để cải thiện tình trạng viêm và đau.
  • Tiêm thuốc vào khớp: Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc chống viêm để giảm viêm và giảm đau. Tiêm thuốc có thể giảm các cơn đau cấp tính và hỗ trợ quá trình vật lý trị liệu.

Sau khi các cơn đau được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị chương trình vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro trong tương lai. Các bài tập thường tập trung vào việc kéo giãn để giảm căng cơ, bài tập để tăng cường sức mạnh và thể dục nhịp điệu để tăng cường lưu lượng máu đến các mô bị tổn thương.

4. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ. Nguy cơ này thường tăng lên theo tuổi tác hoặc cân nặng.

Thoái hóa cột sống xảy ra khi sụn khớp bị vỡ hoặc tổn thương. Điều này khiến cột sống không có lớp đệm bảo vệ, khiến các xương ma sát vào nhau, dẫn đến đau đớn và viêm khớp. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau thắt lưng, bẹn, mông hoặc đùi;
  • Cứng lưng và đau vào buổi sáng;
  • Cơn đau có thể bùng phát đột ngột và dữ dội.
Thoái hóa cột thắt lưng
Thoái hóa cột thắt lưng có thể gây đau lưng dưới ở phụ nữ

Hiện tại không có phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện và hạn chế các nguy cơ với nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như:

  • Xoa bóp trị liệu có thể giảm các cơn đau nhức ở thắt lưng và cải thiện tuần hoàn máu. Liệu pháp này cũng có thể giảm căng thẳng, căng cơ và ngăn ngừa viêm khớp cột sống.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc, thư giãn hoặc thiền định có thể hỗ trợ giảm đau, căng cơ và cải thiện tình trạng ở thắt lưng.
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da được thực hiện để giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh xung quanh cột sống. Phương pháp này có thể cải thiện cơn đau hiệu quả và hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.
  • Châm cứu tác động đến các huyệt vị cụ thể trên cơ thể được cho là có thể cải thiện các cơn đau thắt lưng và hỗ trợ cải thiện quá trình lưu thông máu hoặc các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp có thể giảm áp lực lên cột sống thắt lưng, hạn chế chấn thương và tránh các rủi ro liên quan.

Hầu hết các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng đều nhằm mục đích tăng cường chức năng cột sống và tránh các vấn đề lâu dài. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

5. Đau xương cụt

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến chấn thương ở xương cụt. Các vấn đề ở xương cụt thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới do sự khác biệt về hình dạng và góc của xương chậu trong quá trình sinh nở.

Xương cụt đóng vai trò như một giá đỡ khi ngồi. Do đó, chấn thương ở khu vực này có thể dẫn đến đau thắt lưng trong các trường hợp như:

  • Ngồi;
  • Ngã người về phía sau khi ngồi;
  • Ngồi trên bề mặt cứng;
  • Đứng lên từ tư thế ngồi.

Các triệu chứng đau xương cụt phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân và cấu trúc cụ thể của xương cụt. Cơn đau có khả năng phát triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ
Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ có thể là dấu hiệu tổn thương xương cụt

Hầu hết các trường hợp đau xương cụt có thể được cải thiện bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc chất ức chế COX-2 có thể giúp giảm viêm xung quanh xương cụt và giảm đau.
  • Chườm lạnh vài lần mỗi ngày sau khi cơn đau xuất hiện có thể giảm viêm và ngăn ngừa các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng đệm sưởi sau khi xuất hiện cơn đau có thể giúp giãn cơ và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi hoạt động hàng ngày có thể giảm áp lực lên xương cụt và cải thiện cơn đau. Các điều chỉnh bao gồm hạn chế ngồi lâu, sử dụng gối ngồi để giảm áp lực lên xương cụt.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường các thực phẩm chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước để tránh táo bón, cũng có thể cải thiện các cơn đau ở thắt lưng.

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

6. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ. Tình trạng này xảy ra khi các mô ở tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, dẫn đến các đặc trưng như:

  • Đau bụng kinh dữ dội kèm theo các cơn đau ở vùng chậu và bụng dưới;
  • Đau ở khu vực sinh dục;
  • Đau lưng dưới, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh đau thắt lưng hoặc đau vùng chậu ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể trở thành mãn tính và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiện tại không có cách điều trị tình trạng lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên các triệu chứng có thể được kiểm soát. Các phương pháp điều trị thường bao gồm

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen để cải thiện cơn đau.
  • Sử dụng nội tiết tố bổ sung để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa sự hình thành của lạc nội mạc tử cung. Cụ thể, liệu pháp hormone có thể điều chỉnh nồng độ hormone hàng tháng và hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung.
  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có thể làm giảm khả năng tích tụ của các mô nội mạc tử cung và giảm đau.
  • Danazol là một loại thuốc được sử dụng để ngừng chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, chẳng hạn như mụn trứng cá và rậm lông trên cơ thể.

Nếu cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bảo tồn hoặc phá hủy sự phát triển của nội mạc tử cung mà không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ tử cung để cải thiện các triệu chứng.

7. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi nhân mềm của đĩa đệm thoát ra ngoài. Điều này có thể khiến người bệnh bị tê và đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau và tê, thường phổ biến ở một bên cơ thể;
  • Đau đớn kéo dài đến cánh tay hoặc chân;
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc sau một số cử động nhất định;
  • Đau nghiêm trọng hơn khi đứng hoặc ngồi;
  • Đau khi đi bộ trong một quãng đường ngắn;
  • Yếu cơ.
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi phần bao xơ

Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này được điều trị bằng một chương trình tập luyện thể dục và vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng:

  • Thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ;
  • Thuốc giảm đau thần kinh;
  • Thuốc giảm đau theo toa (có thể gây nghiện).

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 6 tuần hoặc khi thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể.

8. Đau thắt lưng do thai kỳ

Đau thắt lưng do thai kỳ là tình trạng chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Tình trạng này xảy ra khi trọng tâm của cơ thể thay đổi, tăng cân và thay đổi các hormone gây giãn các dây thần kinh khi chuẩn bị sinh nở.

Đối với hầu hết các phụ nữ, cơn đau thắt lưng có thể xảy ra từ tháng thứ năm đến tháng thứ bảy của thai kỳ, tùy nhiên cơn đau có thể xảy ra sớm hơn. Ngoài ra, nguy cơ đau thắt lưng khi mang thai thường cao hơn nếu người bệnh có các vấn đề về lưng dưới.

Đối với cơn đau do mang thai, vị trí phổ biến nhất là dưới thắt lưng và trên xương cụt. Người bệnh cũng có thể bị đau ở giữa lưng và xung quanh eo. Đôi khi cơn đau có thể lan đến chân hoặc dẫn đến các triệu chứng đau thần kinh tọa.

Đau thắt lưng do mang thai không cần điều trị và có thể cải thiện sau khi sinh con. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các cơn đau với một số biện pháp như:

  • Duy trì tư thế tốt, chẳng hạn như đứng thẳng, giữ vai và lưng thẳng hoặc nâng cao ngực.
  • Đi giày đế thấp và tránh sử dụng giày cao gót để hỗ trợ thắt lưng.
  • Nằm nghiêng khi ngủ và đặt một chiếc gối mỏng giữa hai đầu gối để hỗ trợ cơ bụng và lưng dưới.
  • Chườm nóng, chườm lạnh và massage có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau thắt lưng an toàn.
  • Thường xuyên vận động để cải thiện các cơn đau, tăng cường tính linh hoạt và hỗ trợ quá trình sinh sản.

Nếu bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ mang thai nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, người bệnh không được sử dụng thuốc trong thai kỳ mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

9. Gãy xương do loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi mật độ xương giảm, khiến xương giòn, dễ gãy. Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh thường có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới đến 4 lần. Tình trạng này thường xảy ra do thiếu hụt nội tiết tố estrogen, khiến xương mất đi nhanh hơn quá trình hình thành xương mới.

Loãng xương
Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương do nén và đau đau thắt lưng

Loãng xương có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ. Tuy nhiên, loãng xương có thể dẫn đến gãy nén đốt sống và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau thắt lưng. Gãy nén cột sống do đau thắt lưng có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau lưng cấp tính, cục bộ, thường ảnh hưởng đến lưng dưới hoặc vùng giữa thắt lưng.
  • Cơn đau có thể lan ra phía trước cơ thể và dễ bị chẩn đoán thành các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ cũng có thể không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan có thể bao gồm mang thai, sinh con, mất cân bằng nội tiết tố, tăng cân (đặc biệt là vùng bụng) hoặc chấn thương liên quan, đều có thể dẫn đến đau thắt lưng. Nếu cơn đau lưng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Cách điều trị đau thắt lưng ở phụ nữ

Các biện pháp điều trị tình trạng đau thắt lưng ở phụ nữ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ
Thường xuyên tập thể dục có thể kéo giãn cột sống và ngăn ngừa các cơn đau lưng

Nếu các nguyên nhân đau thắt lưng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc do căng cơ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp xử lý tại nhà, chẳng hạn như:

  • Chườm nóng lên thắt lưng có thể tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ ở thắt lưng.
  • Tắm nước ấm có thể cải thiện lưu thông và làm giảm đau cơ và cứng khớp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như ibuprofen, naproxen và aspirin, có thể giảm đau lưng và các cơn đau khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất có thể cải thiện tuần hoàn và làm dịu các cơ ở thắt lưng.
  • Kéo giãn cột sống thường xuyên có thể cải thiện cơn đau và ngăn ngừa tái phát trong tương lai.
  • Chườm đá có thể hỗ trợ giảm viêm và đau. Chườm đá mang lại hiệu quả tốt nhất trong 48 giờ sau khi cơn đau xuất hiện.
  • Sử dụng ghế hỗ trợ thắt lưng hoặc kê gối sau thắt lưng khi ngồi để hạn chế căng thẳng và giảm đau.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ khi nào cần đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp, bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng cần điều trị y tế. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến cơn đau.

Người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Không thể đứng hoặc đi bộ;
  • Đau lưng kèm theo sốt hoặc không thể kiểm soát ruột hoặc bàng quang;
  • Đau, tê hoặc ngứa ran ở chân;
  • Cơn đau kéo dài đến hai chân;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Cơn đau thắt lưng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày;
  • Có triệu chứng lạc nội mạc tử cung;
  • Đau lưng khi mang thai kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đau khi đi tiểu.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố cơ bản khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định được nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị đau thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm: 12 cách trị đau lưng tại nhà đơn giản – Giảm đau nhanh

Câu hỏi liên quan
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Bị Đau Lưng Không
Quan hệ tình dục nhiều có bị đau lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi khi lâm trận, cả nam và nữ giới đều bị mất nhiều sức. Đặc biệt là muốn thực hiện các tư thế khó thì ...
Xem chi tiết
Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không
Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Nhiều người thắc mắc, ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không? Cần làm gì khi gặp phải tình trạng này? Những thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đi Bộ Không
Đau lưng có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các lợi ích và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua