Vì Sao Ấn Vào Xương Ức Thấy Đau? Có Cần Thăm Khám?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ấn vào xương ức thấy đau có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường là do các bệnh lý sụn sườn và xương đòn gây ra. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, do đó điều quan trọng là xác định nguyên nhân để tránh các rủi ro không mong muốn.

ấn vào xương ức thấy đau
Ấn vào xương ức thấy đau có thể là do viêm sụn sườn hoặc các bệnh lý khác

Nguyên nhân ấn vào xương ức thấy đau

Tình trạng ấn vào xương ức thấy đau thường là những cơn đau khu trú tại một vị trí nhất định, đau nghiêm trọng hơn khi ấn vào hoặc căng cơ ngực. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường liên quan đến sụn sườn hoặc cơ thành ngực gây ra. Cụ thể, các vấn đề gây đau xương ức có thể bao gồm:

1. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là tình trạng viêm tại vị trí mà xương sườn kết nối với xương ức. Những cơn đau này thường giống như đau tim hoặc đau nhói ở tim và cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh ấn vào xương ức.

Hầu hết tình trạng viêm sụn sườn không nghiêm trọng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên những cơn đau dai dẳng, đặc biệt là ở người lớn tuổi cần được chú ý, đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có kế hoạch điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, ấn vào xương ức thấy đau có thể liên quan đến các bệnh tim mạch.

Ấn vào xương sườn thấy đau
Viêm sụn sườn có thể dẫn đến những cơn đau nhói ở vùng ngực tương tự như cơn đau tim

Ngoài việc dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức thấy đau, người bệnh viêm sụn sườn cũng gặp một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Đau nhói ở phía trước ngực, ở gần xương ứcxương sườn, thường là ở bên trái. Đôi khi cơn đau có thể lan đến lưng hoặc bụng trên.
  • Đau khi hít thở sâu hoặc ho. Cơn đau thường được cải thiện khi người bệnh ngừng di chuyển hoặc khi nhịp thở trở nên ổn định hơn.
  • Đau khi ấn vào các khớp xương sườn, cơn đau thường chỉ khú trú tại chỗ và tự khỏi ngay sau đó.

Mặc dù viêm sụn sườn thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi:

  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng tấy ở ngực, đỏ ngực, chảy mủ và sưng ở các khớp xương sườn
  • Đau nghiêm trọng hơn kể cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt

Viêm sụn sườn không có nguyên nhân cụ thể do đó không có cách phòng ngừa. Tuy nhiên tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi, do đó người bệnh không cần quá lo lắng.

2. Hội chứng Tietze

Hội chứng Tietze là một bệnh lý cơ xương khớp hiếm gặp, có thể gây đau xương ức, đặc biệt là khi ấn vào, tuy nhiên tình trạng này không nghiêm trọng. Hội chứng này xảy ra khi các sụn xung quanh khớp nối xương sườn trên của xương ức sưng lên. Thông thường, xương ức thứ hai và thứ ba bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Triệu chứng phổ biến nhất của Hội chứng Tietze là ấn vào xương ức thấy đau. Ngoài ra, cơn đau đôi khi có thể xuất hiện đột ngột, nhanh chóng và biến mất ngay lập tức. Đôi khi cơn đau cũng có thể âm ỉ trong nhiều năm và tự biến mất.

Vùng ức là vùng nào
Hội chứng Tietze có thể gây đau xương ức khi ấn vào nhưng thường tự khỏi và không nghiêm trọng

Cơn đau liên quan đến Hội chứng Tietze có thể kéo dài đến cổ, vai, cánh tay, dẫn đến đau vai gáy. Cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, âm ỉ hoặc đau buốt. Một số người bệnh mô tả cơn đau giống như bị dao đâm.

Ho, hắt hơi, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác, hít thở sâu, cười lớn, thắt dây an toàn quá chật, ôm một ai đó hoặc thậm chí là nằm xuống cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Đôi khi cơn đau của Hội chứng Tietze có thể bị nhầm lẫn thành cơn đau tim, tuy nhiên tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ ở lồng ngực. Nếu đau tim, cơn đau thường nghiêm trọng, gây hụt hơi, buồn nôn và đổ nhiều mồ hôi.

Không rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến Hội chứng Tietze, tuy nhiên một số chấn thương nhỏ ở ngực, bệnh đường hô hấp, căng thẳng do tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác, có thể dẫn đến tình trạng này.

Hội chứng Tietze thường không nghiêm trọng, tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và aspirin để cải thiện cơn đau. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều trị phù hợp.

3. Gãy xương sườn

Các xương sườn có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan ở lồng ngực, chẳng hạn như tim và phổi. Xương sườn thường rất cứng, khó bị tổn thương và được liên kết bằng các dải cơ, tuy nhiên đôi khi một hoặc nhiều xương sườn vẫn có thể bị gãy nếu người bệnh bị va đập mạnh vào ngực.

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến gãy xương sườn bao gồm:

  • Tai nạn giao thông;
  • Bị tấn công vào lồng ngực
  • Chơi các môn thể thao vận động mạnh, chẳng hạn như bóng đá, khúc côn cầu;
  • Thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như vung gậy đánh golf, chèo thuyền hoặc bơi lội;
  • Ho rất dữ dội kéo dài trong một thời gian;
  • Té ngã xuống một bề mặt cứng.
Sáng ngủ dậy bị đau xương ức
Gãy xương sườn là tình trạng không phổ biến nhưng có thể gây đau lồng ngực

Ngoài ra, có một số bệnh lý có thể dẫn đến gãy xương sườn mà không bị va đập, chẳng hạn như:

  • Loãng xương, một tình trạng khiến xương mỏng, giòn, thường xảy ra ở người lớn tuổi;
  • Ung thư xương khiến xương trở nên suy yếu.

Thông thương gãy xương sườn có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Ấn vào xương ức thấy đau, đặc biệt là khi ấn đúng chỗ xương bị gãy;
  • Ngực đau khi hít thở sâu;
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi vặn người;
  • Ho hoặc cười to sẽ gây đau.

Hầu hết các trường hợp gãy xương sẽ mất 6 tuần đã lành. Trong thời gian này, người bệnh cần hạn chế chơi thể thao, chườm đá giảm đau, sử dụng giảm đau, hít thở sâu để tránh gây viêm phổi và đừng quấn bất cứ thứ gì quá chặt lên xương sườn. Nếu các chấn thương nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phẫu thuật hoặc điều trị chuyên sâu hơn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Gãy xương ức hoặc xương đòn

Gãy xương ức hoặc xương đòn (xương quai xanh) là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức thấy đau. Gãy các xương này cũng có thể gây khó thở, đau khi thở, sưng tấy và đau khi cử động. Trong trường hợp nghiêm trọng, gãy xương có thể gây tổn thương phổi.

Gãy xương đòn không phổ biến, chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp gãy xương. Trong khi đó, xương ức chỉ gãy khi bị tác động mạnh vào ngực. Ngoài ra đôi khi các xương này cũng có thể bị gãy do căng thẳng lặp lại nhiều lần.

Nằm nghiêng bị đau xương ức
Gãy xương đòn hoặc xương ức có thể là nguyên gây ra đau khi ấn vào

Trong một số trường hợp, gãy xương ức và xương đòn có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

Ngoài ra những người lớn tuổi thường xuyên sử dụng steroid trong thời gian dài cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn.

Hầu hết các trường hợp gãy xương ức và xương đòn có thể tự khỏi mà không cần nẹp hoặc bất cứ phương pháp điều trị nào khác. Để phục hồi hoàn toàn có thể mất 8 – 12 tuần. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ được đề nghị phẫu thuật để hỗ trợ quá trình lành lại của xương.

5. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng phổ biến thứ hai gây ảnh hưởng đến xương và cơ, tuy nhiên thường bị chẩn đoán và điều trị sai. Các triệu chứng điển hình bao gồm đau nhói, mỏi cơ và khớp lan rộng. Thông thường người bệnh sẽ có 11 điểm đau, một số trong đó nằm ở xương ức và dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức thấy đau.

Hiện tại không có thuốc điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa, tuy nhiên tập thể dục, sử dụng thuốc, kiểm soát căng thẳng và thực hiện các thói quen sống lành mạnh có thể hỗ trợ điều các triệu chứng cũng như giúp người bệnh có cuộc sống bình thường, năng động.

An vào xương ức thấy đau
Đau cơ xơ hóa có thể gây mệt mỏi và đau nhức xương khớp khắp cơ thể

Đau cơ xơ hóa có thể gây đau nhức khắp người, khó tập trung, mệt mỏi, mất ngủ hoặc thường xuyên cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Đôi khi tình trạng này có thể giống như viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp hoặc viêm gân. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy;
  • Nhức đầu;
  • Khô miệng, khô mắt và khô mũi;
  • Đi tiểu thường xuyên hơn;
  • Cứng khớp, tê cánh tay, bàn tay, bàn chân hoặc mặt.

Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau không theo toa hoặc thuốc opioid (có xu hướng gây nghiện). Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên để tăng sức bền và tăng cường cơ bắp là một trong những điều quan trọng để cải thiện tình trạng đau cơ xơ hóa. Người bệnh có thể tập yoga, thái cực quyền, đi bộ, để chống lại cơn đau và tăng cường chất lượng cuộc sống.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một dạng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến vòng cơ giữa thực quản và dạ dày. Tình trạng này có thể dẫn đến ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, đau rát thực quản và một số vấn đề răng miệng, bao gồm viêm khớp răng. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Sưng xương ức
Ấn vào xương ức thấy đau là một trong những dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng bởi:

  • Sự trào ngược các chất có trong dạ dày, bao gồm axit, trở lại thực quản
  • Ợ nóng
  • Đau ngực ở phía dưới xương ức và phía trên dạ dày
  • Hôi miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Ho mãn tính do trào ngược axit dạ dày

Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng do axit. Người bệnh có thể thường xuyên bị đau tức ngực bắt đầu ở phía sau xương ức, cơn đau nghiêm trọng hơn khi ấn vào, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu. Cơn đau cũng có thể di chuyển đến cổ và họng. Nhiều người bệnh mô tả cảm giác giống như thức ăn trào ngược lên miệng từ dạ dày, kèm theo vị chua của thức ăn đã được tiêu hóa.

Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thường bao gồm sử dụng thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton hoặc các loại thuốc prokinetics cho các trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống, tránh các chất kích thích, ngừng hút thuốc và nâng cao đầu khi ngủ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

7. Các nguyên nhân khác

Thuyên tắc phổi là một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức thấy đau. Tình trạng này đặc trưng bởi sự tắc nghẽn các động mạnh của phổi, thường dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Nhịp tim nhanh

Đôi khi thuyên tắc phổi có thể dẫn đến đột tử. Do đó điều quan trọng là chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

ấn vào xương thấy đau
Một số tình trạng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến đau xương ức khi ấn vào

Hội chứng mạch vành cấp (ACS) xảy ra khi lượng máu cung cấp cho động mạch tim suy giảm. Tình trạng này có thể gây đau xương ức khi ấn vào hoặc khi hít thở sâu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau ngực dữ dội ở bên trái hoặc ở giữa ngực, gần xương ức sau đó lan đến cánh tay trái, hàm và lưng
  • Khó thở
  • Đau ngực, cơn đau nghiêm trọng hơn khi tập thể dục
  • Ra mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn

Một số điều kiện tâm lý, chẳng hạn như rối loạn lo âu, hoảng sợ hoặc trầm cảm cũng dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức thấy đau. Các triệu chứng thường không rõ ràng, xuất hiện chớp nhoáng và người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ thể hoặc đau ngực nhẹ.

Ngoài ra, đôi khi các bệnh ác tính, chẳng hạn như khối u trong ngực hoặc gần xương ức có thể dẫn đến đau khi ấn vào. Các bệnh ác tính cũng có thể là do khối u ung thư xương di căn từ các vị trí khác trong cơ thể đến xương ức và gây đau.

Hầu hết các trường hợp ấn vào xương ức thấy đau liên quan đến bệnh viêm sụn sườn. Tình trạng này không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Trong trường hợp cơn đau gây lo lắng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Ấn vào xương ức thấy đau có cần thăm khám không?

Nếu cảm thấy xương ức bị đau khi ấn vào, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

ấn vào xương thấy đau có sao không
Nếu bị đau xương ức, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp
  • Sốt cao và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Khó thở
  • Ho ra máu hoặc ho ra đờm có máu
  • Sưng, đau hoặc có dấu hiệu hình thành mủ ở xương ức
  • Đau ngực lan đến cánh tay trái, vai trái và hàm
  • Đánh trống ngực, rối loạn nhịp thở và đổ nhiều mồ hôi
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, dù đã sử dụng thuốc

Ấn vào xương ức thấy đau phải làm sao?

Như đã nói trên, hầu hết các trường hợp ấn vào xương ức thấy đau không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà để làm giảm nhẹ các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Chườm nóng và lạnh để giảm đau và viêm;
  • Tránh các hoạt động, bài tập hoặc các môn thể thao tiếp xúc có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chống nhiễm trùng, chống viêm tự nhiên trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như tỏi, nghệ, gừng và giấm táo. Bổ sung các loại thực phẩm này 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau ở xương ức.

Đối với các tình trạng như thuyên tắc phổi và Hội chứng mạch vành cấp, cần được điều trị ngay lập tức dưới sự chăm sóc đặc biệt để tránh gây đe dọa tính mạng. Các tình trạng tâm lý như rối loạn hoảng sợ, lo lắng và trầm cảm cần được đánh giá, tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm hoặc thuốc kháng sinh để kiểm soát cơn đau, sưng và nhiễm trùng.

Đau xương ức khi ấn vào thường liên quan đến các vấn đề ở chính xương ức, xương sườn, sườn đòn hoặc các sụn gắn vào xương ức. Tuy nhiên một số tình trạng nghiêm trọng khác, cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua