Ấn Vào Xương Sườn Thấy Đau (Trái-Phải) Là Bệnh Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ấn vào xương sườn thấy đau là tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương lồng ngực, gãy xương hoặc các bệnh lý phổi và tim. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

ấn vào xương sườn thấy đau
Ấn vào xương sườn thấy đau là tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Đặc trưng khi ấn vào xương sườn thấy đau

Đau xương sườn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở xương sườn, bao gồm ngực trên, bên dưới nách hoặc phía trên rốn. Cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ, đau nhói hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương bả vai, cánh tay hoặc lưng trên. Thông thường, người bệnh chỉ thấy đau khi ấn vào một bên xương sườn.

Theo các chuyên gia, tình trạng đau xương sườn khi ấn vào có một số đặc trưng như:

  • Đau bên trái xương sườn do viêm
  • Đau nhói ở giữa ngực
  • Ấn vào giữa trung tâm khung xương sườn gây đau có thể liên quan đến các vấn đề về tim
  • Đau nhói ở xương sườn khi hít sâu hoặc nằm xuống
  • Có cảm giác nóng rát ở giữa ngực, đặc biệt là sau khi ăn
  • Đau quanh xương ức
  • Đau dữ dội, đôi ngột ở dưới xương sườn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau xương sườn, đôi khi người bệnh có thể bị buồn nôn, chóng mặt, đau bụng quặn thắt, khó thở hoặc sốt cao.

Ấn vào xương sườn gây đau (trái – phải) có khác nhau không?

Cơn đau xương sườn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của xương sườn, đôi khi khó xác định vị trí chính xác dẫn đến cơn đau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lý do gây đau nhức trong khung xương, cơn đau có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải khung xương.

1. Ấn vào xương sườn trái thấy đau

Một cơn đau ở xương sườn dưới có thể gây hoảng sợ vì các lý do liên quan đến tim hoặc phổi. Mặc dù đôi khi đau ở xương sườn trái khi ấn vào có thể là dấu hiệu của một cơn đau thắt ngực hoặc các vấn đề tim mạch khác, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau này.

Ấn vào xương sườn trái thấy đau
Ấn vào xương sườn trái thấy đau có thể là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc tim

Trái tim nằm ở ngay bên dưới xương sườn, hơi nghiêng về bên trái. Nếu các vấn đề liên quan đến tim gây đau xương sườn, người bệnh sẽ cảm thấy ép chặt, có áp lực hoặc tức ngực bên dưới khung xương sườn trái. Thông thường, cơn đau sẽ lan xuống cánh tay trái, hàm và cổ.

Tuy nhiên, phổi trái, lá lách và thận trái cũng nằm ngay bên dưới khung xương sườn trái. Bất cứ tình trạng này gây ảnh hưởng đến các cơ quan này cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức nhẹ hoặc nghiêm trọng ở khung sườn trái.

Ngoài ra, chấn thương trực tiếp vào xương sườn trái hoặc căng cơ cục bộ bên trái cũng có thể dẫn đến tình trạng Ấn vào xương sườn thấy đau.

2. Ấn vào hạ sườn phải thấy đau

Đau đớn ở xương sườn bên phải có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương xương, cơ ở ngực phải. Tổn thương ở bất cứ vị trí nào cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau xương sườn khi ấn vào. Đôi khi cơn đau này có thể liên quan đến viêm ở xương sườn, xương ức và sụn sườn. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

Ấn vào hạ sườn phải thấy đau
Ấn vào xương sườn phải thấy đau có thể liên quan đến bệnh túi mật, thận phải hoặc gan

Gan, phổi phải, thận phải và túi mật đều được bảo vệ bên dưới khung xương sườn phải. Do đó, viêm hoặc tổn thương bất cứ cơ quan nào trong số các cơ quan này cũng có thể dẫn đến đau xương sườn khi ấn vào.

Ấn vào xương sườn thấy đau là bị gì?

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương sườn khi ấn vào không nghiêm trọng, chẳng hạn như:

1. Chấn thương lồng ngực

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau xương ức, đau xương sườn khi ấn vào là do chấn thương lồng ngực. Chấn thương có thể bao gồm căng cơ, gãy xương sườn hoặc va chạm trực tiếp vào lồng ngực. Căng cơ thường không nghiêm trọng, tuy nhiên gãy xương và các chấn thương khác có thể cần được điều trị bởi chuyên gia y tế.

Căng cơ ngực:

Ngực chứa hệ thống cơ hỗ trợ khung xương sườn và phần trên của cơ thể. Duỗi cánh tay quá mức, cử động giật đột ngột hoặc chấn thương quá mức có thể dẫn đến kéo, căng hoặc rách cơ ngực.

Các dấu hiệu và triệu chứng căng cơ ngực bao gồm:

  • Đau ở khung xương sườn khi nằm nghỉ ngơi;
  • Sưng, bầm tím hoặc đỏ xung quanh khu vực bị ảnh hưởng;
  • Cơ thắt cơ hoặc chuột rút ở ngực trên;
  • Cánh tay trên yếu.

Chấn thương hoặc căng cơ liên sườn:

Các cơ liên sườn là các cơ ở giữa các xương sườn, hỗ trợ thở và các hoạt động ở phần thân trên của cơ thể.

Các cử động đột ngột, ưỡn ngực quá mức có thể làm căng cơ liên sườn, dẫn đến đau nhẹ hoặc nghiêm trọng ở các cơ này. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi ấn vào xương sườn và khi thay đổi hoạt động, chẳng hạn như từ ngồi sang nằm. Đôi khi cơn đau có thể lan ra sau lưng và khiến người bệnh bị đau xương sườn ở lưng.

Hít thở sâu bị đau sườn phải
Gãy xương sườn là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau

Gãy xương sườn:

Các chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương sườn, có thể gây đau xương sườn ở bên trái hoặc bên bên phải. Ngoài ra, ngực cũng chứa xương ức và xương đòn, gãy các xương này cũng có thể dẫn đến tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau.

Các chuyên gia cho biết, gãy xương sườn có thể gây tổn thương các mạch máu hoặc cơ quan nội tạng bên dưới khung xương sườn. Nứt hoặc vỡ xương không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể dẫn đến những cơn đau nhói ở khu vực xương sườn bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng gãy xương sườn bao gồm:

  • Đau lồng ngực dữ dội khi hít thở sâu
  • Căng hoặc đau dữ dội khi ấn vào khu vực xương sườn bị tổn thương
  • Đau tổng thể ở khung xương sườn, đau từ âm ỉ đến dữ dội khi vặn hoặc chuyển động phần trên của cơ thể.

Các chấn thương ở lồng ngực cần được nghỉ ngơi đầy đủ để có thời gian lành lại. Thường xuyên chườm ấm cũng có thể đẩy nhanh quá trình điều trị cơn đau và giúp xương sườn lành lại nhanh hơn. Nếu nghi ngờ gãy xương, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang hoặc MRI để xác định nguyên nhân.

2. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn xảy ra khi sụn gắn xương sườn và xương ức bị viêm. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và nhức khi di chuyển khung xương sườn. Cơn đau có thể lan sau lưng, bụng và thường phổ biến hơn ở bên trái xương sườn.

Khu vực mà xương sườn nối với xương ức được gọi là khớp xương ức. Khu vực này có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác, dẫn đến đau lồng ngực từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Đau mạn sườn phải sau lưng
Viêm sụn sườn xảy ra khi các khớp nối sụn và xương sườn bị viêm dẫn đến đau đớn ở vùng ngực

Theo các chuyên gia, chấn thương xe lặp lại nhiều lần ở khung xương sườn và nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng viêm sụn sườn. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau và nhức khi ấn vào xương sườn hoặc xương ức
  • Đau khu trú ở phía trước của khung xương sườn
  • Đau lan tỏa từ vùng ngực đến giữa thắt lưng hoặc bụng
  • Cảm giác đau đớn hơn khi tập thể dục hoặc hít thở sâu

Bởi vì các triệu chứng viêm sụn sườn có thể giống như đau tim. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu cảm thấy đau nhói, chèn ép ở giữa ngực hoặc bên trái khung xương sườn.

3. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đau mãn tính gây ra các cơn đau lan rộng trên cơ thể, bao gồm đau xương sườn khi ấn vào. Các cơn đau cơ xơ hóa ít khi nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên người bệnh có thể bị đau liên tục, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Các bác sĩ cho biết, các cơn đau cơ xơ hóa thường âm ỉ, đau nhói ảnh hưởng đến khung sườn, ngực, ức, vai và lưng dưới. Đôi khi cơn đau có thể xảy ra ở mạn sườn một cách đột ngột hoặc đau nhức phát triển dần dần.

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau đớn mãn tính và cần được điều trị lâu dài. Do đó, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

4. Tích tụ khí ở hệ thống tiêu hóa

Tình trạng tích tụ khí ở hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến đau bụng trên từ nhẹ đến dữ dội hoặc gây đau dưới xương sườn, đau quặn bụng hoặc khó chịu nói chung.

Tình trạng này có thể dẫn đến đau ngực, đau xương sườn, đầy bụng, chướng khí và khó tiêu. Thông thường, cơn đau do tích tụ khí ở hệ thống tiêu hóa có thể được cải thiện trong một thời gian ngắn và hiếm khi gây đau đớn.

5. Khó tiêu

Chứng khó tiêu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương sườn khi ấn vào. Khó tiêu có thể gây ra cảm giác nóng rát dưới xương sườn, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn sau khi ăn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit có thể tượng tự như một cơn đau tim. Tuy nhiên các triệu chứng có thể được cải thiện sau khi người bệnh uống thuốc kháng axit hoặc uống nước có pha baking soda (muối nở).

Vị trí hạ sườn phải ở đau
Khó tiêu hoặc tích tụ khí ở dạ dày có thể dẫn đến đau xương sườn khi ân vào

Đối với tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau liên quan đến chứng khó tiêu, người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, chia nhỏ các bữa ăn, giảm lượng rượu tiêu thụ, tránh caffeine và quản lý căng thẳng để cải thiện các triệu chứng.

6. Sỏi mật

Sự tắc nghẽn trong túi mật hoặc sỏi mật có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấn vào hạ sườn phải thấy đau. Túi mật kết nối với hệ thống tiêu hóa, giúp gan tiêu hóa các chất béo. Sự tích tụ cholesterol có thể gây ra các các viên sỏi nhỏ trong túi mật, dẫn đến đau đớn.

Các bác sĩ cho biết, cơn đau liên quan đến túi mật thường được cảm thấy ở sườn bên phải hoặc trung tâm ở bụng trên. Cơn đau có thể là nhẹ đến đau dữ dội và kéo dài trong suốt 5 giờ.

Một tình trạng liên quan đến sỏi túi mật là viêm tụy. Tình trạng này cũng dẫn đến các cơn đau khi ấn vào xương sườn bên phải.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

7. Cơn hoảng loạn

Một cơn hoảng loạn xảy ra có thể khiến lồng ngực bị bóp chặt, dẫn đến lo âu và các triệu chứng tương tự như đau tim.

Cơn hoảng loạn thường có thể dẫn đến căng các cơ ở xương sườn, dẫn đến đau đột ngột, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi ấn vào. Tình trạng hoảng loạn cũng có thể gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, căng cơ hoặc dây chằng và khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

Để cải thiện tình trạng hoảng loạn, lo âu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ấn vào xương sườn thấy đau có nguy hiểm không?

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau không nghiêm trọng. Tuy nhiên một số nguyên nhân có thể liên quan đến một số nguyên nhân nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:

1. Đau tim

Một cơn đau tim có thể gây đau xương sườn bên trái và lan sang vai, cánh tay hoặc hàm trái. Các triệu chứng đau tim có thể xuất hiện trong vài ngày, vài tuần, mặc dù đôi khi cũng có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột.

Chấn thương phần mềm xương sườn
Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên ấn vào xương sườn thấy đau có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Các triệu chứng khác của cơn đau tim bao gồm:

  • Đau hàm, đau đầu và đau vai
  • Khó thở hoặc thở hổn hển
  • Buồn nôn và nôn
  • Các triệu chứng khác như ợ chua, nóng rát bên dưới xương sườn
  • Đau lưng trên

Điều quan trọng là cần phải chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ cơn đau xương sườn liên quan đến bệnh tim. Ngoài ra, người bệnh có thể giảm nguy cơ đau tim bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

2. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng viêm niêm mạc phổi, có thể dẫn đến những cơn đau nhói ở dưới khung xương sườn bên trái hoặc bên phải. Viêm màng phổi thường là kết quả của nhiễm trùng phổi, thuyên tắc phổi hoặc đôi khi là ung thư phổi.

Các dấu hiệu khác khi bị viêm màng phổi bao gồm:

  • Đau dữ dội ở khung xương sườn khi ấn vào, hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho
  • Đau ở một bên khung xương sườn nơi xảy ra viêm
  • Đau lưng hoặc đau xương bả vai

Mặc dù viêm màng phổi thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên những cơn đau dữ dội có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cơ bản và có kế hoạch xử lý cơn đau phù hợp.

3. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến một cơn đau nhói nghiêm trọng ở một bên ngực khi hít thở sâu hoặc ấn vào xương sườn. Tình trạng này xảy ra khi không khí đi vào khoang giữa phổi và thành ngực. Áp lực khiến phổi bị xẹp xuống dẫn đến đau đớn đột ngột ở dưới khung xương sườn.

Tràn khí màng phổi thường xảy ra do nhiễm trùng, hen suyễn, chấn thương lồng ngực hoặc các bệnh lý ở phổi. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên phổi, dẫn đến cảm giác đau nhói ở xương sườn khi ấn vào.

Đau 2 bên sườn sau lưng
Tràn khí màng phổi cũng có thể gây đau xương sườn khi ấn vào

Ngoài đau xương sườn, tràn khí màng phổi cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Khó thở hoặc hơi thở nông
  • Thở nhanh
  • Tim đập nhanh
  • Ho liên tục
  • Da xanh

4. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi một cục máu đông đi vào động mạch trong phổi, dẫn đến đau đớn đột ngột ở dưới xương sườn. Cục máu đông trong phổi có thể dẫn đến tử vong vì có thể khiến cơ thể bị mất oxy.

Các triệu chứng thuyên tắc phổi có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột. Tình trạng khó thở và các vấn đề về hô hấp có thể xuất hiện dần dần. Tuy nhiên cục máu đông có thể gây đau ngực đột ngột, kèm theo đau bụng, khó thở, thở khò khè, đau mạn sườn và ho thường xuyên.

Nếu nhận thấy các triệu chứng thuyên tắc phổi, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

5. Ung thư phổi

Tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. Ngoài ra, xương sườn, các dấu hiệu ung thư khác có thể bao gồm:

  • Ho ra chất nhầy có màu nâu đỏ hoặc máu
  • Đau ngực hoặc vai
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm trùng ngực

Ung thư phổi là một bệnh lý nghiêm trọng, tiến triển nhanh và đe dọa đến tính mạnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ ung thư phổi.

Ấn vào xương sườn thấy đau khi nào cần đến bệnh viện?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau. Tuy nhiên vì nguy cơ đau xương sườn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, do đó người bệnh không nên bỏ qua các cơn đau đặc biệt là các cơn đau liên tục.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Cảm thấy căng lồng ngực đột ngột, đau như ép chặt ở giữa lồng ngực;
  • Đau nhói lồng ngực gây khó thở
  • Nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh kèm theo tình trạng đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn
  • Đau dưới xương sườn, kèm theo ho ra đờm hoặc chất nhầy màu đỏ
  • Đau lồng ngực nghiêm trọng

Ấn vào xương sườn thấy đau phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, các biện pháp cải thiện tình trạng đau xương sườn khi ấn vào bao gồm:

Hít thở sâu bị đau sườn trái
Sử dụng thuốc điều trị đau xương sườn theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn
  • Nếu cơn đau liên quan đến các vấn đề tiêu hóa, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn và các loại thuốc hẹn axit khác để cải thiện các triệu chứng.
  • Tránh một số loại thực phẩm có thể gây tích tụ khí, kích thích dạ dày, chẳng hạn như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây loét dạ dày, nếu không thể, hãy trao đổi với bác sĩ để thay đổi liều lượng phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để các cơ được thư giãn và cải thiện tình trạng viêm sụn sườn. Hạn chế các hoạt động thể chất có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chèo thuyền và một số môn vận động mạnh khác.

Trong trường hợp, ấn vào xương sườn gây đau xảy ra sau một chấn thương, tai nạn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay để được hướng dẫn cụ thể.

Tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau cũng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua